10 dấu hiệu nổi bật cho thấy mối quan hệ của bạn đang rất thiếu sự giao tiếp lành mạnh

Khi bạn muốn xây dựng một mối quan hệ lâu dài, việc bạn và nửa kia tìm ra một phong cách giao tiếp lành mạnh là vô cùng cần thiết.

Hãy để quá khứ ngủ yên.

 

Khi bạn muốn xây dựng một mối quan hệ lâu dài, việc bạn và nửa kia tìm ra một phong cách giao tiếp lành mạnh là vô cùng cần thiết. Mỗi người đều có một cách giao tiếp khác nhau, vì vậy không phải lúc nào việc có chung tiếng nói cũng dễ dàng - nhưng sự thiếu giao tiếp trong một mối quan hệ có thể dẫn đến những đứt gãy về lâu về dài.

Các cặp đôi nên tìm ra tiếng nói chung trong giao tiếp | Nguồn ảnh: Unsplash.com

Cách mà các cặp đôi nói chuyện với nhau trong các cuộc tranh luận có thể tạo ra hoặc phá vỡ một mối quan hệ, và nếu bạn và nửa kia bị mắc kẹt trong vòng lặp của sự kém giao tiếp, sự hợp tác rất khó tồn tại khi mối quan hệ (chắc chắn) trở nên khó khăn. Toni Coleman, LCSW, CMC, nhà trị liệu, chuyên viên tư vấn quan hệ và hòa giải ly hôn, cho rằng, "Nếu bạn không cảm thấy được lắng nghe, hay không được tôn trọng khi trình bày những suy nghĩ / ý kiến của mình, ngay cả khi bạn không nguyện ý và thoải mái khi đề cập về tâm trí của bạn - đây là những dấu hiệu thể hiện mối quan hệ của bạn đang có vấn đề". "Nếu giao tiếp trong mối quan hệ có đặc trưng là các sự hiểu lầm được thúc đẩy bởi việc khó khăn trong bày tỏ cảm xúc và lắng nghe những gì nửa kia nói - những điều này có thể được giải quyết nếu cả hai người thực sự có động lực để cải thiện vấn đề." 

 

Thế nào là giao tiếp lành mạnh? 

 

Mỗi cặp đôi sẽ có phong cách giao tiếp riêng dựa trên những gì phù hợp nhất với họ, nhưng mặc dù giữa các cặp đôi giao tiếp có thể khác biệt, vẫn còn một số quy tắc chung về giao tiếp lành mạnh mà tất cả các cặp đôi có mối quan hệ lành mạnh chia sẻ. Tamara Hill, nhà trị liệu sức khỏe tinh thần cấp quốc gia cho rằng, "Giao tiếp lành mạnh trong một mối quan hệ bao gồm sự biểu hiện bình đẳng của các giá trị, nhu cầu, mong muốn và khao khát". "Nó cũng bao gồm sự trung thực và phạm vi giao tiếp. Không có những thứ này, các mối quan hệ có khả năng tan vỡ." Ngay cả khi mọi thứ có vẻ dễ dàng trong giai đoạn đầu của mối quan hệ, điều đó không có nghĩa là thói quen giao tiếp xấu không có vấn đề trong tương lai, vì vậy điều quan trọng là phải giữ lưu ý cách đối tác của bạn giao tiếp trong cả thời điểm tốt và xấu của mối quan hệ. Hill nói, "Có khả năng mạnh mẽ rằng sự mới lạ và giai đoạn lãng mạn của mối quan hệ sẽ khiến cá nhân rơi vào những kiểu giao tiếp thoải mái của họ". "Nếu 'kiểu giao tiếp thoải mái’ này bao gồm phương pháp điều trị im lặng, các hành vi mạnh mẽ thụ động, sự phớt lờ đối phương, tiết chế, nắm bắt ý tưởng hoặc từ chối mọi thứ, khả năng nửa kia cải thiện giao tiếp của họ là khiêm tốn." 

 

Dấu hiệu của một cuộc giao tiếp lành mạnh | Nguồn ảnh: Unsplash.com

Dấu hiệu của việc giao tiếp không hiệu quả trong một mối quan hệ là gì? 

Luôn luôn có khả năng cho việc bạn chỉ cần có một cuộc trò chuyện nghiêm túc với nửa kia để tìm ra tiếng nói chung về cách hai bạn giao tiếp và giải quyết các mâu thuẫn. Miễn là cả hai bạn sẵn sàng chung tay để đạt được sự giao tiếp lành mạnh (với tư cách là cá nhân và như một cặp đôi), không có lý do gì để nói rằng mối quan hệ của bạn đã kết thúc. Tuy nhiên, nếu tồn tại sự thiếu giao tiếp, bạn hoặc nửa kia không sẵn sàng ngồi lại và tìm ra giải pháp, đó chính là khi nó trở thành một mối nguy cho tương lai của mối quan hệ. 

 

Dưới đây là mười thói quen giao tiếp có thể là dấu hiệu chỉ ra mối quan hệ của bạn sẽ không tồn tại lâu dài. 

1. Họ chỉ dựa vào tin nhắn để giao tiếp

Không có gì sai khi có một mối quan hệ ‘văn bản’ với người bạn đang hẹn hò, nhưng khi nửa kia miễn cưỡng (hoặc từ chối thẳng thừng) việc gọi điện thoại cho bạn - cho dù đó là tình huống xác nhận kế hoạch ăn tối hay hỏi thăm - có thể đối phương chỉ là một người sẵn sàng đặt bạn ở mức ưu tiên tối thiểu. Nói cách khác, nếu đối phương khăng khăng đòi đối sử dụng văn bản để giao tiếp, đã đến lúc bạn nên xem xét lại mối quan hệ của mình. 

Nửa kia của bạn coi tin nhắn là phương tiện giao tiếp duy nhất | Nguồn ảnh: Unsplash.com

Chuyên gia về mối quan hệ Lori Bizzoco nhận định, "Nếu nửa kia của bạn phụ thuộc rất nhiều vào việc nhắn tin và tránh các cuộc gọi điện thoại hoặc thậm chí nói chuyện trực tiếp, điều này có thể là một dấu hiệu cảnh báo (red-flags)". "Nhắn tin có thể được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng với rất ít nỗ lực. Chưa kể, nhắn tin có thể là một lối thoát nhanh để lảng tránh việc phải trả lời ngay lập tức. Đó có thể là cách của họ để giữ khoảng cách với bạn." 

 

2.Họ nói dối bạn 

 

Nếu bạn muốn có một mối quan hệ lành mạnh, bạn phải thiết lập niềm tin với nửa kia - nhưng điều đó có thể khó khăn nếu bạn nhận ra rằng đối tác của bạn có thóiquen không trung thực, bất kể lời nói dối lớn hay nhỏ. Bizzoco nói, "Bất cứ lúc nào đối tác của bạn không trung thực là một dấu hiệu cảnh báo". Ngay cả khi đó là một lời nói dối vô hại, điều này có thể cho thấy rằng không phải lúc nào họ cũng thật lòng với bạn. Điều này có thể khiến bạn bắt đầu đặt câu hỏi về những gì họ có thể nói dối trong tương lai. 

 

3. Họ sẽ không đề cập tới các vấn đề một cách cởi mở 

 

Trong một mối quan hệ, để giải quyết tất cả những khó khăn và các vấn đề phát sinh, các cặp đôi phải có khả năng nói chuyện cởi mở về cảm xúc và mối quan tâm của họ, và cảm thấy thoải mái khi yêu cầu các mong muốn trong mối quan hệ.

Việc cởi mở trong cuộc trò chuyện là vô cùng quan trọng | Nguồn ảnh: Unsplash.com

Nếu nửa kia không mở lòng với bạn, hoặc bạn cảm thấy bạn không thể cởi mở với họ, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy họ không phải là người bạn đời phù hợp với bạn về lâu dài. Bizzoco nhận định, "Nếu bạn cảm thấy như thể nửa kia không được mở lòng với bạn, nó có thể dự đoán cho những thử thách trong giải quyết các bất đồng tương lai". Việc xảy ra vấn đề và cãi vã trong một mối quan hệ là không thể tránh khỏi. Nhưng không thể công khai nói chuyện với nhau để giải quyết các vấn đề sẽ không cho phép bạn và nửa kia gần gũi hay thấu hiểu nhau. " 

 

4. Họ ngắt lời bạn 

 

Còn có điều gì khó chịu hơn là nỗ lực để có một cuộc trò chuyện trọn vẹn với người sẽ không ngừng ngắt lời bạn giữa chừng? Các cặp đôi sẽ có thể có những cuộc trò chuyện khi cả hai trao cho nhau cơ hội để thể hiện những suy nghĩ của mình và được lắng nghe, và đó là một dấu hiệu cảnh báo nếu bạn liên tục bị gián đoạn. 

Coleman nói "[Ngắt lời] thể hiện sự thiếu kiên nhẫn và không quan tâm - và về cơ bản giảm thiểu nhu cầu được lắng nghe của nửa kia," "Theo thời gian, đó là một bước ngoặt rất lớn mà các cặp vợ chồng thường đề cập trong các buổi tham vấn như một vấn đề." 

 

5. Họ dùng sự im lặng để giảng hoà

Đôi khi nửa kia cần phải có không gian riêng, nhưng phó mặc bạn trong im lặng không bao giờ chấp nhận được. 

Họ im lặng để giải quyết vấn đề | Nguồn ảnh: Unsplash.com

Tiến sĩ Fran Walfish, nhà tâm lý học về tình yêu và gia đình"[Đó là một dấu hiệu cảnh báo nếu] nửa kia của bạn đột ngột cắt liên lạc và trừng phạt bạn bằng sự im lặng". "Hành động hung hăng thụ động này chứa đầy sự thù hận, [và điều này đều] gây tổn thương và tức giận với nửa kia của mình." 

 

6. Họ trở nên phòng thủ giữa các cuộc tranh cãi 

Khi bạn đang ở trong một cuộc tranh cãi căng thẳng, có thể khó giao tiếp mà không cần phòng thủ - nhưng kiểu "giao tiếp" không lành mạnh sẽ chỉ tạo ra nhiều vấn đề hơn thay vì giải quyết chúng. Theo Coleman, "Kiểu kịch bản này phá vỡ cuộc đối thoại thành những trận đấu mà cả hai hét lên, nói những lời làm tổn thương và tấn công nhau, những lời buộc tội không có cơ sở và im lặng. Nếu điều này tiếp tục, những ý nghĩ tốt sẽ bị xói mòn và sự thân mật bị tàn phá. 

 

7. Họ trả lời câu hỏi chỉ bằng một từ 

Không phải ai cũng là người có khả năng trò chuyện tuyệt đỉnh, và điều đó ổn, nhưng nếu nửa kia chỉ trả lời với vẻn vẹn một từ khi bạn đặt câu hỏi, mối quan hệ có thể trở nên phai nhạt một cách nhanh chóng.

Bạn luôn nhận được một từ duy nhất cho mọi câu hỏi | Nguồn ảnh: Unsplash.com

David Bennett, nhà tư vấn và chuyên gia về mối quan hệ được chứng nhận cho rằng, "Nếu bạn cảm thấy thất vọng rằng bạn chỉ nhận được một từ, hoặc một vài từ cho câu trả lời (dẫu cho trên văn bản hay trực tiếp) trong một mối quan hệ, sự kết nối sẽ không được cải thiện một cách kỳ diệu theo thời gian," "Đây là một dấu hiệu cảnh báo mà giao tiếp không phải là sở trường của đối phương." 

 

8. Họ mong đợi bạn đọc được suy nghĩ của mình 

Trong một mối quan hệ, nếu một điều gì đó đang khiến bạn cảm thấy băn khoăn, cách duy nhất để sửa chữa, đó là thực sự chia sẻ với nửa kia về cảm xúc của mình, và sau đó thống nhất một giải pháp với nhau. Một người nào đó mong đợi bạn đọc suy nghĩ và giải quyết một cách kỳ diệu bất kỳ vấn đề nào - hẹn hò với họ sẽ không mang lại cho bạn một mối quan hệ lành mạnh. Walfish nói, "[Mong đợi việc đọc tâm trí] có nghĩa là người đó có hành động không vui cho đến khi những người khác giải được bài toán mong muốn của họ,". "Hành vi kiểm soát này khóa người khác ở bên ngoài và làm tăng cao sự lo lắng của họ [bởi vì họ cảm thấy] bản thân mình một thất bại vì đã không đoán đúng." 

 

9. Họ phóng chiếu trạng thái cảm xúc của họ lên bạn 

Sự phóng chiếu - thói quen tâm lý đặt các dây thần kinh và sự bất an của bạn lên người khác, khiến bạn hiểu sai về hành vi của họ bằng cách duy trì thói quen này - không phải là hiếm gặp trong các mối quan hệ.

Họ nhận thức về cảm xúc của bạn dựa trên sự phóng chiếu cá nhân | Nguồn ảnh: Unsplash.com

Rốt cuộc, chúng ta nhìn thế giới qua ống kính của những cảm xúc riêng, vì vậy thật dễ dàng để mọi thứ bị biến dạng. Huấn luyện viên hẹn hò và mối quan hệ Clara Atschwager, cho rằng, tuy nhiên, chìa khóa là "tự nhận thức về bản thân" để nhận ra khi bạn hoặc đối tác của bạn đang áp đặt, và sẵn sàng nói chuyện về nó. "Cho đến khi có thể giao tiếp tốt, chúng ta phải có ý thức đủ để tự phát hiện.” Hay nói cách khác, đó là về việc có thể thừa nhận với chính mình rằng "đây là cách tôi cảm thấy cảm xúc, và nó có thể khiến tôi nghĩ rằng nửa kia đang suy nghĩ hoặc cảm thấy XYZ. Nhưng, tôi sẽ không biết [nếu đó là sự thật] cho đến khi tôi hỏi họ”. Nếu nửa kia của bạn ngộ nhận về bạn và không phát triển sự tự nhận thức về thói quen của họ, điều đó có thể huỷ hoại mối quan hệ. 

 

10. Họ mang chuyện cũ ra để tranh cãi 

Nếu hai bạn ở bên nhau đủ lâu, mỗi cặp đôi sẽ có những khoảnh khắc trong quá khứ gây căng thẳng hoặc tổn thương khi chúng được đề cập. Tuy nhiên, một người bạn trai / bạn gái lành mạnh không giữ mối hận thù. Quá khứ là quá khứ, và bất kỳ vấn đề nào bạn đã giải quyết xong đều là lịch sử xa xôi. Đó là một dấu hiệu cảnh báo nếu đối phương ném tất cả những sai lầm trong quá khứ vào mặt bạn mỗi khi bạn tranh luận ở hiện tại. 

Họ mang chuyện cũ ra để tranh cãi | Nguồn ảnh: Unsplash.com

"Khi đối phó với xung đột, hãy tập trung vào chủ đề," Walfish nói. "Đừng cho rằng danh sách những sai lầm mà nửa kia đã tổn thương bạn trong quá khứ sẽ là cứu cánh trong trường hợp này. Không điều gì sẽ được giải quyết! Nếu bạn muốn mối quan hệ của mình đi xa, cả bạn và đối tác của bạn phải cởi mở và sẵn sàng để cải thiện giao tiếp của bạn, và bước đầu tiên là thừa nhận và cố gắng phá vỡ bất kỳ thói quen xấu nào, điều này giúp hai bạn liên lạc với nhau một cách lành mạnh. 

Khi bạn và nửa kia có tiếng nói chung về cách giao tiếp hiệu quả, không có chướng ngại vật nào trong mối quan hệ mà hai bạn không thể ngồi lại giải quyết với nhau.

------------------------

Dịch bởi: Cecile

Biên tập: Roam

Nguồn ảnh: Unsplash.com

Nguồn bài viết: <https://www.bustle.com/wellness/lack-of-communication-in-relationship-signs>

Tham khảo:

Laken, H. (2021). 10 Signs Your Relationship Is Lacking Healthy Communication Habits. bustle.com.

------------------------ 

 

BẢN THẢO
Bài viết liên quan