10 Điều Bạn Chưa Biết Về Người Mắc Chứng Rối Loạn Nhân Cách Ranh Giới

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ, Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là một hội chứng tâm lý được đặc trưng bởi một chuỗi những cảm xúc, những nhận thức về bản thân và những …

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ, Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là một hội chứng tâm lý được đặc trưng bởi một chuỗi những cảm xúc, những nhận thức về bản thân và những hành vi khác nhau. Do đó, những người mắc hội chứng BPD thường hành động bốc đồng, có các mối quan hệ rắc rối và thường xuyên trải qua các cảm xúc như tức giận, trầm cảm và lo âu.

Những người chưa từng trải qua hội chứng BPD và cũng chưa từng có người thân bị hội chứng ấy thì những gì được mô tả trên đây có thể hơi khó hiểu. Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê ra một số điều mà bạn nên biết về BPD:

Nhạy cảm về mặt cảm xúc

Theo Marsha Linehan, người đã sáng tạo ra liệu pháp hành vi biện chứng (DBT), những người mắc hội chứng BPD bẩm sinh đã vô cùng nhạy cảm. Sự nhạy cảm thái quá này khiến họ có những cảm xúc mãnh liệt hơn bình thường. Điều này đặc biệt gây khó khăn khi họ ở trong các tình huống căng thẳng, khi đó, các vấn đề về rối loạn cảm xúc của họ sẽ thừa dịp “bùng nổ”. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ luôn hành động theo cảm tính.

Yêu nồng nhiệt

Khi yêu một ai đó hay cái gì đó, họ vô cùng mãnh liệt. Bán cầu não điều khiển cảm xúc của họ – thường xuyên chiếm quyền kiểm soát – trở thành trung tâm điều khiển của cơ thể. Mối quan hệ (giữa bạn và họ) có thể mãnh liệt ngoài sức tưởng tượng, họ sẽ dành trọn tình yêu cho bạn cùng với những lời khen ngợi và khuyến khích. Họ luôn muốn bạn thành công và trở thành một con người tuyệt vời mà họ hiểu và cảm nhận được ở bạn, và họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để cho bạn thấy điều đó.

 Tuy nhiên, đôi khi họ sẽ cư xử hơi lạnh nhạt một chút

Điều gì quá cũng đều không tốt – ngay cả tình yêu cũng vậy. Đôi khi não bộ của chúng ta thường lừa chúng ta đặt ra những câu hỏi về các mối quan hệ của chính mình: “Liệu họ có yêu chúng ta đủ nhiều hay không? / Họ có hiểu tình cảm của chúng ta không? / Nếu không, chúng ta sẽ chẳng khác nào một kẻ ngốc để rồi cuối cùng lại chịu tổn thương?” Điều này thường xảy ra khi các cơ chế phản kháng tiêu cực lên ngôi. Ngay cả những người quá nhạy cảm cũng có thể tự rèn luyện để khắc phục điều đó. Các cá nhân mắc chứng BPD thường cực kỳ nhạy cảm và sẽ làm mọi cách có thể để ngăn chặn cảm giác bản thân bị bỏ rơi – dù điều đó có xảy ra trên thực tế hay chỉ do họ tưởng tượng ra.

 Họ không cố ý làm mọi thứ rối tung lên

Tôi đã từng ở trong tình huống thế này, mặc dù ở ngay bên cạnh bạn bè và các thành viên trong gia đình của mình, nhưng rất nhiều lần, trong tâm trí của tôi, tôi thấy mình như bị mọi người lãng quên. Nhưng điều đó cũng thường chỉ kéo dài trong một vài giờ! Những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới rất muốn cho người khác thấy sự yêu quý và tôn trọng, nhưng nỗi sợ bị bỏ rơi khiến họ không thể làm được. Dù chỉ là một chút dấu hiệu thoáng qua đôi khi cũng có thể khiến họ thấy phân vân không biết có nên giữ mối quan hệ ấy lâu dài hay không. Nếu những người nhạy cảm như người rối loạn nhân cách ranh giới mà còn không thể thậm chí hiểu được cảm xúc của chính mình, thì tôi cho rằng điều này cũng không dễ dàng hơn đối với những người khác.

Thường xuyên cảm thấy vô cùng trống rỗng

Những người mắc chứng BPD thường hay bốc đồng. Tuy nhiên, nguyên nhân gốc rễ của điều này cũng quan trọng không kém. Một trong nhiều triệu chứng của BPD là cảm giác trống rỗng kéo dài. Nó không giống như kiểu bạn mất 10 phút liền chỉ để buồn chán vì bạn tự nhiên cảm thấy lười biếng hoặc mệt mỏi. Không, đây là một cảm giác trống rỗng dai dẳng từ sâu bên trong khiến bạn thèm khát bất kỳ dấu hiệu nào đó của sự sống phát ra từ thứ cảm xúc vô dụng bên trong chính mình. Chúng tôi muốn làm một cái gì đó – bất cứ điều gì – để xua tan cái ý nghĩ ấy đi. Thật không may, vì để giải quyết được điều này, chúng tôi thường có những hành vi bốc đồng, liều lĩnh và tự làm tổn hại bản thân.

Đôi khi chúng ta cảm thấy sợ chính mình (Rất nhiều)

Ban đầu, dạng bệnh tâm thần nghiêm trọng này đã được xem xét trên ranh giới giữa rối loạn tâm thần và rối loạn thần kinh, đó là lý do tại sao bây giờ nó được gọi là “chứng rối loạn nhân cách ranh giới”. Trong khi BPD nhấn mạnh vào cảm xúc mãnh liệt, nhiều người trong chúng ta cũng trải qua các dạng rối loạn tâm thần, bao gồm ảo tưởng, ảo giác và sự phân ly nghiêm trọng. Trên thực tế, sự phân ly là một trong những đặc điểm nổi bật của BPD. Tưởng tượng khi bị lấn áp bởi cảm xúc và  các kích thích bên ngoài đến mức bạn không còn cảm thấy mình đang đứng trong thế giới của bạn thân – như thể bạn thoát khỏi thực tế và hiện đang nhìn nhận lại bản thân từ một quan điểm của người khác để thoát khỏi những tình huống căng thẳng.

Những chấn thương trong quá khứ có vai trò nhiều hơn chúng ta vẫn tưởng

Các nghiên cứu về BPD đã cho thấy những ảnh hưởng từ môi trường đóng một vai trò đặc biệt trong sự phát triển của BPD. Những ảnh hưởng như vậy bao gồm bị bỏ rơi thời thơ ấu, lạm dụng, đau khổ và lớn lên trong một gia đình có người mắc bệnh tâm thần nghiêm trong. Khi những chuyện đau khổ xuất hiện trong thời thơ ấu, nó có thể phát triển một cách đáng kinh ngạc và gây ra một số vấn đề về sau. Điều này cũng có thể dẫn đến việc hành động như một đứa trẻ như suy nghĩ tủng lập, thiếu chủ đích và rối loạn cảm xúc. Chúng ta không thể hiểu (hoặc muốn hiểu) những tác động của thời thơ ấu tác động đến cuộc sống khi trưởng thành, nhưng cũng rất đáng để chúng ta hàn gắt những vết thương ấy và nhận ra vai trò của chúng trong bệnh BPD.

Những người bị BPD gặp rất nhiều biến chứng

Một nghiên cứu được trích dẫn từ Viện Y tế Quốc gia cho biết, những người có chẩn đoán mắc bệnh BPD có thể gặp một số chứng rối loạn tâm thần đi kèm và biến chứng về mặt thể chất. Những biến chứng phổ biến nhất bao gồm: trầm cảm, rối loạn lưỡng tính, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ và rối loạn sử dụng chất.

Luôn cố gắng hết mình

Họ không muốn để cảm xúc, lòng tự trọng và những tổn thương trong quá khứ ảnh hưởng đến con người chúng tôi hiện tại và tương lai. Họ muốn yêu bạn vì chính con người bạn, không tách rời mỗi khi họ cảm thấy ai đó đang dần tuột dốc. Cho dù thông qua DBT, thuốc men, tự nhận thức hoặc những gì đã chia sẻ, họ đang cố gắng hết sức.

Tình yêu và sự kiên nhẫn bạn dành cho họ có ý nghĩa rất lớn, dù họ có bộc lộ điều đó hay không.

Mặc dù đang phải vật lộn với một căn bệnh tâm thần, họ luôn trân trọng những người luôn bên cạnh và yêu thương mặc kệ chúng tôi đấu tranh. Tình yêu và sự kiên nhẫn bạn dành cho họ là cả thế giới đối với họ, đặc biệt là trong những lúc họ nghi ngờ liệu bản thân có thực sự xứng đáng với nó hay không. 

Dịch: Tú Anh

Biên tập: Mai

Nguồn: https://www.nami.org/

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL


BẢN THẢO
Bài viết liên quan