10 Lý Do Tại Sao Những Người Thành Công Thường Nhảy Việc Nhiều Hơn

Rất nhiều người lao động và tìm kiếm việc làm lo lắng về việc bị xem như là một “kẻ nhảy việc”. Họ ép bản thân mình bám trụ lấy công việc họ ghét, bởi vì lo sợ nhà tuyển …

Rất nhiều người lao động và tìm kiếm việc làm lo lắng về việc bị xem như là một “kẻ nhảy việc”. Họ ép bản thân mình bám trụ lấy công việc họ ghét, bởi vì lo sợ nhà tuyển dụng có thể từ chối nếu thấy họ có quá nhiều công việc ngắn hạn trong resume.


Đây là vấn đề với lối suy nghĩ như thế.

Một nhà tuyển dụng có thể thổi bùng ngọn lửa cho bạn nhanh nhất, trân trọng bạn nhất và trao bạn những kinh nghiệm học hỏi tốt nhất là những người xem trọng thành tựu thật sự hơn là những định kiến cũ kĩ về “sự ổn định” dựa trên số năm làm việc của họ với công việc đó. Một nhà tuyển dụng càng thích thuê những người dành nhiều năm cho một công việc hơn những người đổi việc thường xuyên, thì nhà tuyển dụng đó lại càng ít làm được điều gì tốt cho sự nghiệp của bạn!

Có 2 nhịp độ trong thế giới doanh nghiệp: chậm, và nhanh. Có vài công ty chậm chạp, những công ty khác thì lại nhanh nhẹn. Và bạn muốn làm trong môi trường nhanh nhẹn! Tất cả những gì một công ty có tiến độ chậm chạp, cổ hủ có thể làm là trả lương cho đến khi bạn có thể tìm một công việc mới tốt hơn.

Ngay khi bước vào một toà nhà hay bước ra khỏi thang máy, bạn có thể biết ngay là liệu một công ty đang phát triển nhanh hay chậm. Bạn phải tiếp tục tiến về phía trước và tiếp tục học hỏi chỉ để bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng trong môi trường doanh nghiệp, nếu bạn muốn sinh tồn và phát triển trong một môi trường làm việc trong thiên niên kỉ mới. Những tổ chức trì trệ chìm ngập trong chế độ quan liêu thừa thãi, những chính sách 40 năm tuổi và những nguyên tắc vô dụng. Những công ty nhanh nhẹn là nơi mọi người được tự do làm việc của mình và thực hành những ý tưởng. Không một tổ chức nào là hoàn hảo – nhưng những tổ chức nhanh nhẹn ít nhất hiểu được nguồn năng lượng bên trong nó chính là thứ sẽ tạo nên sự khác biệt. Họ hiểu mỗi ý tưởng doanh nghiêp cần phải được tiếp sức bởi năng lượng của cả đội để hoàn thành nhiệm vụ.

Những tổ chức với tốc độ chậm chạp vờ rằng năng lượng của cả tập thể không phải là một yếu tố quan trọng. Những người trưởng nhóm thì tự lừa dối bản thân mình. Ai mà có thể cháy hết mình ở một nơi như thế chứ? Chắc chắn không phải bạn rồi! Nếu những nhân viên không quan tâm đến cục diện của công ty, vậy không có điều gì tốt đẹp có thể diễn ra hết. Nếu một tập thể luôn được nạp năng lượng và tâm trạng luôn tốt, tổ chức đó luôn chạm tới hoặc vượt qua mỗi mục tiêu đề ra. Đây là sự tương quan hiển nhiên, nhưng đa phần những nhà tuyển dụng từ những doanh nghiệp vừa và lớn thường điều hành tổ chức của họ như thể yếu tố con người hoàn toàn bị loại bỏ khỏi những thành tựu doanh nghiệp đạt được. Bạn không thể để sự nghiệp của mình chết dần chết mòn ở một nơi như thế!

Quay lại về ngày xưa, mọi người muốn tốt nghiệp đại học và lọt thỏm trong một tập đoàn khổng lồ giữ chân họ đến khi về hưu.

Những ngày xưa đã qua rồi. Không ai bảo đảm bạn sẽ có công việc cả đời. Sự ổn định trong công việc không còn là điều gì đó mà nhà tuyển dụng có thể dùng để kiểm soát bạn nữa. Bạn mới là người kiểm soát. Bạn tự tạo ra khả năng thu hút cho riêng mình và sau đó mang nó đi theo bên bạn. Nếu công việc hiện tại mất đi, bạn vẫn ổn thôi, bởi vì bạn biết giải quyết được nỗi đau trong công việc và những tổ chức nào có khả năng trải nghiệm kiểu nỗi đau đó. Bạn sẽ biết được một tổ chức trả giá như thế nào cho nỗi đau trong kinh doanh cho đến khi họ có được bạn hay ai đó giải quyết vấn đề cho họ. Bạn điều hành sự nghiệp của mình như cách của một CEO – từ một vĩ độ cao, và luôn nhìn thẳng về phía chân trời!

10 lí do để thay đổi công việc thường xuyên – ít nhất là mỗi 3 – 5 năm – nếu bạn muốn đốt cháy ngọn lửa của mình và thăng tiến nhanh hết mức có thể trong sự nghiệp.

1. Khi bạn trụ ở một tổ chức, bạn từ từ mất kết nối với thế giới bên ngoài. Tầm nhìn bị hạn hẹp và bạn bắt đầu tập trung vào những ưu tiên bên trong (về chính trị, ai sẽ bước lên và đi xuống, vị trí tiếp theo của bạn, và những mục tiêu hiện tại) hơn là tập trung vào thế giới bên ngoài những bức tường công ty bạn. Một trong những mối nguy hiểm lớn nhất khi làm một công việc quá lâu đó là bạn bị tụt lại phía sau với những điều đang diễn ra trong cuộc sống và trong thế giới rộng lớn ngoài kia.

2. Nếu công ty bạn không phát triển vượt bậc – tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt từ 30% trở lên – thật là khó khăn hoặc không thể cho bản thân những trải nghiệm mới, thách thức mới và hàng loạt những hoạt động xây dựng cơ bắp mà bạn sẽ tự nhiên gặp được bằng cách đổi việc. Chúng ta phải làm việc chăm chỉ hơn nhiều để học hỏi nhanh nhất có thể trong một công ty quen thuộc giống như bước vào những môi trường mới thường xuyên để học hỏi.

3. Thiếu năng lực có thể không là điều thoải mái. Nhưng đừng quên rằng chúng ta học hỏi nhiều nhất khi thiếu năng lực nhất. Ngay sau khi quen việc, một phần não bộ chúng ta sẽ vô hiệu hoá, chúng ta không còn đón nhận và tò mò. Khi thay đổi việc thường xuyên, chúng ta không bao giờ thoát khỏi chế độ này. Bạn sẽ tích góp những điều mới học hỏi ( đồng thời điều quan trọng là, có một mức độ thoải mái với “sự thiếu năng lực”)

4. Mỗi lần đổi việc, bạn bắt tay (và phải như vậy) gầy dựng lại giá trị bản thân. Mỗi lần đổi việc, bạn bắt đầu xác định lại bản thân bằng những thuật ngữ riêng. Nếu bạn học được hàng tấn điều ở công việc cũ và sẵn sàng để trở thành một Quản lí kiểm soát hàng tồn kho nhưng bạn không thể bởi vị trí đó là của sếp bạn, bạn có thể bước lên một cấp độ cao hơn bằng việc chuyển công ty. Bạn có thể hợp lí hoá quyết định của mình để ở lại vị trí cũ bằng bất cứ cách nào, nhưng sự thật là điều duy nhất bạn sẽ bán cho người tuyển dụng hoặc khách hàng là chuyên môn, và cách duy nhất để phát triển là nắm bắt mỗi cơ hội được học hỏi ngay trước  mắt.

5. Bạn càng đổi việc thường xuyên, bạn sẽ càng thoải mái khi phỏng vấn, khi được gặng hỏi về những nỗi đau trong công việc, kể về những chuyện bạn đã cống hiến cho công ty cũ và thoả thuận mức lương xứng đáng với giá trị của bạn. Bạn sẽ không phát triển “cơ bắp” bằng việc ở lì với một công việc!

6. Khi bạn đổi việc thường xuyên hơn, linh cảm trước những tình huống xấu của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Bạn sẽ học cách để đánh giá nhà tuyển dụng nhiều như là bạn đánh giá bản thân. Bạn sẽ không lãng phí thời gian làm việc vì những người không mang đến cho bạn sự tự do để tạo dấu ấn cho công việc. Thay vào đó, bạn sẽ vượt mặt họ và làm việc với những người có tầm nhìn và lòng can đảm!

7. Khi giữ một công việc quá lâu, bạn có thể bắt đầu làm việc một cách máy móc. Nguồn ý tưởng mới bắt đầu cạn kiệt dần và rồi mất đi. Bạn cần sáng suốt hơn để giữ một lối tư duy rộng mở về nhận thức tập thể hoặc bất kì đâu nơi mà ý tưởng của bạn xuất phát. Nếu bạn ngủ quên trong công việc, bạn sẽ không còn sáng tạo hay năng lượng để thử những điều mới.

8. Có những công ty sẽ không tuyển những người có những công việc ngắn hạn (dù là kéo dài 2 – 3 năm) liệt kê trong resume. Nếu bao gồm cả bạn, đừng hoảng loạn! Nếu một công ty như thế từ chối bạn, bạn đã thoát hiểm trong gang tấc. Có quá nhiều nỗi sợ trong một tổ chức từ chối những ứng viên bởi vì họ không làm một việc từ 5 cho đến 10 năm. Sự thông minh của bạn không có cách nào toả sáng ở một nơi như vậy. Hãy biết ơn vì lá thư “không, cảm ơn” gửi tới bạn, và cảm ơn mẹ tạo hoá đã gửi cho bạn những tín hiệu để giúp bạn luôn đi đúng trên con đường của mình.

9. Bạn càng làm cho nhiều công ty, bạn càng phát triển danh tiếng trong cộng đồng doanh nghiệp hơn. Bạn càng làm cho nhiều công ty, bạn càng biết nhiều người hơn.  Bạn càng làm cho nhiều công ty, bạn càng thoải mái khi bước vào những tình huống doanh nghiệp và nhận ra điều gì là quan trọng. Ngoài kinh nghiệm ra thì không có gì có thể giúp bạn phát triển những “thớ cơ” đó hết!

10. Bạn càng làm lâu năm cho một công ty – thậm chí nếu bạn đổi vị trí trong công ty đó – thì “cái hộp” của bạn sẽ càng trở nên cứng nhắc hơn. Bạn càng bước ra khỏi vùng thoải mái của mình một cách thường xuyên và dạn dĩ, thì vùng thoải mái của bạn càng được mở rộng. Nếu bạn không luôn luôn chủ động mở rộng vùng thoải mái, bạn sẽ trở thành kẻ thù tồi tệ nhất cho chính bạn. Bạn sẽ bắt đầu tin rằng bạn công việc đó được gắn cho bạn. Bạn sẽ không thấy được những khả năng bao la của mình. Thay đổi công việc thường xuyên sẽ dễ dàng thấy được rằng không hề có những “cái hộp” nào xung quanh. Bạn có thể thực hiện bất cứ điều gì bạn muốn, bất kể những chức danh công việc bạn đã ôm quá lâu.
Bạn sẽ không cho phép bất kì ai giới hạn bạn. Cũng  đừng cho nhà tuyển dụng quyền để cản trở bạn. Thay vào đó, hãy tự lèo lái cho sự nghiệp của mình – tới bất kì đâu bạn muốn!

Dịch: Hoang Nguyen

Biên tập: Ngọc

Minh họa: Ngọc Anh

Nguồn: https://www.forbes.com/sites/lizryan/2016/10/28/ten-reasons-successful-people-change-jobs-more-often/#5f71e48e2eba

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan