11 vỏ bọc của người có mặc cảm về bản thân

Đôi khi việc căm ghét bản thân không hẳn là ghét bỏ chính mình

Thay vì cứ đứng trước gương buồn bã như kẻ cô đơn, người có mặc cảm về bản thân lại tạo ra cho mình những vỏ bọc kỳ lạ như thụ động hay thậm chí là hào phóng. Họ luôn giấu giếm nó theo cách đó.


Lòng căm ghét bản thân được hình thành phần lớn bởi những trải nghiệm tiêu cực như chấn thương tâm lý hoặc bị lạm dụng. Não bộ của người mang sự tự ti mặc cảm sẽ quen với một lối mòn: tôi nghĩ mình tệ nên tôi tệ thật. Đây chính là vỏ bọc đầu tiên của người có mặc cảm về bản thân: giả vờ cứng rắn , hiểu chuyện và bản năng . Và rồi, sự tự ti sẽ nhốt “tù nhân” của nó vào những đau khổ, thậm chí là giam cầm cả lối sống của họ vào những niềm tin sai lầm.


Dưới đây là một vài vỏ bọc thường thấy của người mặc cảm. Tuy có nhiều nguyên nhân nhưng nó chủ yếu nảy sinh từ cảm giác bản thân không xứng đáng. Đã bao giờ bạn cảm nhận được điều này ở người khác và bản thân của mình chưa?  


  • Thụ động: Những người tự đổ lỗi cho bản thân về bất cứ điều gì sai hoặc có thể sai thường cố gắng lẩn trốn bằng cách không làm gì cả. Sự trơ trụi này thấm sâu vào tâm trí dẫn đến lối suy nghĩ rằng : mình càng làm ít thì càng ít mắc phải lỗi lầm


  • Cô lập bản thân: người luôn tự tin nghĩ rằng không ai yêu hay thậm chí thích mình và nếu có thì sau đó cũng sẽ chạy trốn trong sợ hãi. Một vài người (thường không phải những người có bản chất hướng nội) sẽ lựa chọn sự cô đơn để bảo vệ mình khỏi việc bị từ chối.


  • Đặt nặng thành tích: Cảm giác bị thua kém thôi thúc con người ta luôn phải chứng tỏ giá trị của bản thân, trong học tập, công việc và mọi khía cạnh của cuộc sống. Thế nhưng với mỗi một thành tựu đạt được, họ đều cảm thấy nó không có giá trị, không được công nhận, vậy nên khao khát ấy cứ tiếp diễn không ngừng.


  • Trì hoãn: Nghiên cứu cho thấy những người có lòng tự tôn thấp thường trì hoãn các phần việc của mình để tránh bị quan sát và đánh giá. Thường là các lời tiên tri tự ứng nghiệm, điều này dẫn đến thói quen trễ giờ, lỡ các cuộc hẹn hay bỏ qua nhiều cơ hội và cả xích mích (ẩu đả).


Ảnh : Unsplash


  • Chủ nghĩa hoàn mỹ: Cũng như việc đặt nặng thành tích, chủ nghĩa hoàn mỹ nảy sinh từ niềm tin về sự không xứng đáng. Do đó, một người phải nỗ lực nhiều hơn, ngay từ những điều nhỏ bé nhất để được chấp nhận, công nhận và cho phép được tồn tại. 


  • Buồn chán: Rất khó để cảm thấy thích thú với bất cứ thứ gì nếu một người tin rằng mình không xứng đáng được vui vẻ. Sợ hãi và mong chờ thất bại, mất mát hay thất vọng khiến cảm xúc của ta trở nên trống trải.


  • Nhàm chán: Nếu một người tin rằng mình không khác biệt, không hấp dẫn hay không thông minh, sẽ rất khó để họ có thể tìm thấy niềm hứng khởi ở mọi việc, nhất là khi từng trải qua sự xấu hổ bởi vì bị lăng mạ do “nói quá nhiều”, “khoe khoang” hay “hám fame”. 


  • Quá ít thành tích: Cố gắng nhưng không gặt hái được thành công, do đó bị chế giễu hoặc quở trách cho những nỗ lực của mình khiến nhiều người đã hạ thấp mục tiêu phấn đấu. Họ mong đợi ít hơn những gì mà bản thân xứng đáng đạt được. Không thành công nhưng cũng không vấp ngã. 


  • Thiếu quả quyết: Vì bị đổ lỗi quá thường xuyên hoặc quá gay gắt về sự lựa chọn của mình gây ảnh hưởng cho bản thân và người khác, nhiều người chọn cách không đưa ra quyết định nào. Một vài cá nhân thì biến nó thành sự lịch sự: “ Cậu cứ quyết đi, không phải bận tâm tới tôi.” 


  • Hào phóng: Phải, hào phóng là một đức tính tốt. Nhưng vài người lại cảm thấy cần phải tặng quà, quan tâm, hay dành thời gian và tiền bạc cho người khác để khoả lấp cảm giác thiếu thốn mà họ đang mang. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng người với người tự ticó xu hướng hối tiếc vì những hi sinh như vậy. Điều này làm họ càng ngày càng hạ thấp lòng tự trọng của bản thân. 


  • Ích kỷ: Những người thích chỉ trích, phàn nàn hay khiển trách với giọng điệu thô thiển, cay nghiệt thì thường phản xạ lại như khi một loài vật bị thương : cào, đốt, cắn và tấn công. Mục đích của những hành động này là để bù lại những điểm yếu thật sự mà họ nhận thức được. 


Số vỏ bọc kể trên đều nhằm đối phó với những nỗi đau. Đây là động lực của sự ghét bỏ bản thân: một nỗi đau tưởng chừng như vĩnh cửu nhưng họ cảm thấy bản thân xứng đáng nhận lấy nó. Những “tù nhân” của tư tưởng này lao đao trong cuộc sống, cố gắng né tránh hoặc xoa dịu nỗi đau nhưng không may, họ lại vô tình tạo nên nhiều khổ đau hơn.

 

Không chỉ vậy, những vỏ bọc này còn có thể dẫn tới việc đánh giá sai lệch. Chúng không phải nguyên nhân mà là tác động. Nếu thấy những biểu hiện này mà không tìm hiểu sâu hơn, liệu chúng ta có đang thường xuyên ngược đãi người khác và chính bản thân mình hay không?


_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _


Dịch bởi : Van Anh

Biên tập : Roam

Nguồn bài viết : https://www.psychologytoday.com/intl/blog/stuck/202107/the-11-disguises-low-self-

BẢN THẢO
Bài viết liên quan