12 Điều Bạn Đang Làm Cho Thấy Bạn Có Thể Mắc Chứng Lo Âu Chức Năng Cao

Nào, hãy tưởng tượng một người đang đấu tranh với sự lo lắng nhé… Rất có thể, người xuất hiện trong đầu bạn trông có vẻ hơi điên rồ và thiếu tự tin; họ căng thẳng, bồn chồn và khó …

Nào, hãy tưởng tượng một người đang đấu tranh với sự lo lắng nhé…

Rất có thể, người xuất hiện trong đầu bạn trông có vẻ hơi điên rồ và thiếu tự tin; họ căng thẳng, bồn chồn và khó chịu. Chúng ta đều tưởng tượng ra một người như vậy, vì hầu hết chúng ta cho rằng một người sống với những nỗi lo lắng luôn là như thế. Nhưng thực ra, có nhiều người vẫn thành công và đạt được những điều tuyệt vời, dù họ phải đối mặt với căn bệnh tâm thần có tên gọi “high-functioning anxiety”, tạm dịch là lo âu chức năng cao.

Nhìn bề ngoài, những người mắc chứng lo âu chức năng cao có vẻ thoải mái và dễ chịu như chúng ta, nhưng họ có thể đang trải qua trạng thái lo lắng liên tục mà không hề nhận ra. Và chứng lo âu chức năng cao thường khó xác định được bởi vì những người mắc chứng này gần như có thể đối phó tốt với các vấn đề xảy đến với họ. Tuy nhiên, việc đối phó này không thể phủ định sự thật rằng nó vẫn ở đó hoặc làm vơi bớt tính nghiêm trọng, sự đau đớn về tinh thần mà nó gây ra.

High-Functioning Depression: An Invisible Illness with Unique Risks

Do đó, bài viết này sẽ chỉ ra 12 điều bạn đang làm, cho thấy bạn có thể mắc chứng lo âu chức năng cao:

  1. Bạn có xu hướng từ bỏ những điều mình muốn làm
    Bạn háo hức chờ đợi những sự kiện và những cuộc gặp gỡ với bạn bè, nhưng bạn thường quyết định không đi vào phút chót. Mặc dù bạn đã mong đợi rất lâu, nhưng những suy nghĩ về việc bước ra khỏi nhà (hoặc vùng an toàn của bạn) khiến bạn cảm thấy lo lắng và sợ hãi.
  2. Bạn không thích gặp gỡ người mới
    Bạn không phải tuýp người hòa nhập với xã hội, không phải vì bạn là người nhút nhát hoặc hướng nội, mà chỉ là do bạn không muốn gặp gỡ người mới mà thôi. Bạn thích gắn bó với một nhóm bạn thân thiết hơn là làm quen, tự giới thiệu mình với một người khác, vì điều đó khiến bạn cảm thấy tự ti. Và việc bạn quá lo lắng làm sao để tạo ấn tượng tốt từ lần đầu tiên cũng lấy đi hết sự thích thú nơi bạn.
  3. Bạn thấy khó chịu với những phản ứng chậm
    Khoảnh khắc bạn gửi tin nhắn cho ai đó hoặc để lại cho họ một tin nhắn thoại, bạn mong rằng họ sẽ trả lời ngay lập tức. Họ trả lời càng chậm, bạn càng lo lắng hơn. Bạn suy nghĩ nhiều về lý do vì sao họ chưa trả lời bạn? Có phải mình đã làm gì sai không?
  4. Bạn ngủ muộn nhưng dậy sớm
    Sự lo lắng có thể đánh thức bạn dậy thật sớm. Nó cũng khiến bạn không thể nào ngủ sâu và thư thái; bạn sẽ không thể chợp mắt cả đêm vì những suy nghĩ cứ đua nhau chiếm lấy tâm trí bạn. Và mất ngủ hay thiếu ngủ là lời than vãn thường gặp ở hầu hết những người mắc chứng lo âu chức năng cao.
  5. Bạn không thể ngừng suy nghĩ về một chi tiết nhỏ nhặt nào đó
    Người mắc chứng lo âu chức năng cao thường bị ám ảnh về những thứ không đáng kể, đặc biệt là khi nó có liên quan tới những cuộc tương tác xã hội. Họ có xu hướng suy nghĩ tới mức bị ám ảnh bởi sự thay đổi giọng điệu hay nét mặt của người khác, hoặc họ để tâm đến một từ ngữ cụ thể mà họ cảm thấy bất thường trong lời nói của một ai đó. Sau đó, họ phân tích tất cả mọi thứ và dành hàng giờ liền để tự hỏi những thay đổi đó có nghĩa là gì?
  6. Bạn quá ám ảnh bởi những cuộc trò chuyện cũ
    Bạn có thấy mình đang tua lại các cuộc trò chuyện cũ trong đầu và nghĩ về những gì mình nên hoặc không nên nói? Chứng lo âu chức năng cao khiến bạn suy nghĩ nhiều về những tương tác xã hội mà bạn từng có; và chứng bệnh này không lạ lẫm gì với người luôn phải đấu tranh với những ám ảnh xảy ra trong quá khứ, bất kể chuyện đó đã xảy ra từ bao lâu.
  7. Bạn không thể tha thứ cho lỗi lầm của mình
    Thông thường, chứng lo âu chức năng cao có thể trông rất giống với sự cầu toàn; và một trong những vấn đề rắc rối nhất là nó khiến bạn chống lại chính mình mỗi khi bạn gây ra rắc rối. Bạn sẽ phải trải qua một thời gian rất khó khăn để có thể bỏ qua lỗi lầm của mình, bởi vì sự lo lắng làm bạn nghĩ rằng, lỗi lầm của bạn tồi tệ hơn nhiều so với thực tế mà bạn thấy.
  8. Bạn liên tục so sánh mình với người khác
    Thi thoảng, chúng ta so sánh mình với người khác là chuyện rất đỗi bình thường. Những chuyện so sánh này lại trở nên cực đoan với những người mắc chứng lo âu chức năng cao. Họ thường quan tâm thái quá đến cách họ đối đầu với đồng nghiệp, họ liên tục lo lắng rằng họ không làm hết khả năng của mình. Cho dù họ có đạt được bao nhiêu thứ, họ cũng không bao giờ cảm thấy đủ.
  9. Bạn là một người dễ chịu
    Bạn có đang cố gắng làm ai đó hạnh phúc, ngay cả khi nó phải trả giá bằng chính hạnh phúc của bạn? Có phải bạn không bao giờ cảm thấy mình đủ tốt cho đến khi mọi người công nhận điều đó? Nếu câu trả lời là có, bạn có thể có hội chứng lo âu chức năng cao. Bạn đã tự thuyết phục bản thân rằng cách duy nhất để mọi người công nhận bạn là bạn luôn phải vượt lên trên mọi sự mong đợi của họ đối với bạn mọi lúc.
  10. Bạn muốn mình luôn bận rộn
    Bận rộn không có nghĩa là làm việc hiệu quả. Một người đang mắc chứng lo âu chức năng cao thường cảm thấy bồn chồn và căng thẳng khi họ không làm gì. Vì vậy, họ cố gắng giữ bản thân thật bận rộn với bất kể công việc, học tập hoặc sở thích, đơn giản chỉ để đánh lạc hướng bản thân khỏi những suy nghĩ và lo lắng.
  11. Bạn sợ khi nghĩ về tương lai
    Đối với nhiều người, tương lai luôn tràn đầy hy vọng và cơ hội, nhưng nếu bạn cảm thấy sợ hãi mỗi khi nghĩ đến những điều sắp tới, thì đây làm một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đã mắc chứng lo âu chức năng cao. Lo lắng có thể làm tê liệt bạn bằng nỗi sợ hãi về những gì mà bạn không biết hoặc bạn không thể kiểm soát; nó khiến bạn không dám nhìn về tương lai và cản chân khi bạn tiến về phía trước.
  12. Bạn luôn tập trung vào phần tồi tệ nhất của một vấn đề hoặc tình huống
    Cuối cùng, nếu bạn là một người luôn đấu tranh với sự lo lắng, người xung quanh có thể đánh giá bạn là một người bi quan, vì dường như, bạn luôn nghĩ về kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra và bạn không thể giúp gì được cả. Tâm trí bạn tự động nghĩ ra những hướng đi dẫn đến sai lầm khủng khiếp cho tình huống bạn đang gặp phải. Vì vậy, bạn khó có thể “nuốt trôi” cảm giác đó, để tận hưởng từng khoảnh khắc như những người khác.
25 Memes That Nail What It's Like to Have Anxiety

Bạn có thấy bản thân có bất kỳ điều gì được liệt kê trong bài viết này không? Sống một cuộc sống với chứng lo âu chức năng cao không bao giờ là dễ dàng; và hầu hết mọi người không thể biết được chứng bệnh này “đánh thuế” cảm xúc của một người ra sao? Nhưng nếu bạn bắt đầu cảm thấy choáng ngợp với sự lo lắng của mình, đừng ngại ngần mà hãy tìm gặp một chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần để được giúp đỡ nhé!

Dịch: US
Biên tập: Tuấn Ngọc
Minh họa: (Ảnh tham khảo trên internet)
Nguồn: https://psych2go.net/12-things-youre-doing-because-of-high-functioning-anxiety/
A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/
(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan