“13 Lý Do Tại Sao” – Vì Sao Đây Là Bộ Phim Đáng Suy Ngẫm

Bộ phim truyền hình tuổi teen của Netflix “13 lý do tại sao” đã nhanh chóng trở thành hiện tượng toàn cầu  khi được công chiếu vào tháng 3 năm 2017. Phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên được xuất …

Bộ phim truyền hình tuổi teen của Netflix “13 lý do tại sao” đã nhanh chóng trở thành hiện tượng toàn cầu  khi được công chiếu vào tháng 3 năm 2017.

Phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên được xuất bản trước đó 10 năm của tác giả Jay Asher. Cuốn sách đã sớm trở thành tác phẩm bán chạy nhất của Thời báo New York lúc bấy giờ. Tiểu thuyết giả tưởng này kể về nhân vật Hannah Baker, một nữ sinh trung học 17 tuổi tự tử và để lại 13 cuộn băng mà cô đã ghi âm để kể về 13 lý do dẫn đến cái chết của mình. Những chấn thương mà cô phải chịu bao gồm bị xúc phạm là hạng gái lẳng lơ, sự cô lập xã hội, bắt nạt, tấn công tình dục và những cơ hội quý báu bị bõ lỡ – và Hannah muốn những “người phải chịu trách nhiệm” trước cái chết của cô hiểu được họ đã tổn thương cô như thế nào.

Khi được đặt giữa nhiều tranh cãi và nhiều thông tin về ảnh hưởng xấu của bộ phim đến thanh niên, “13 lý do tại sao” cũng mang đến cho người xem nhiều ảnh hưởng tốt.

Những gì mà bộ phim đã làm được?

Đầu tiên, bộ phim đã mở ra cánh cửa cho gia đình và xã hội để cùng giải quyết vấn đề với lứa tuổi thiếu niên thế kỉ 21. Đặc biệt là các loại áp lực xảy ra với một số trẻ em và thanh thiếu niên – những biểu hiện rất nhỏ ở hành lang trường học, phòng ăn trưa, trên xe buýt, mạng xã hội,… cũng như các vấn đề tổn thương như bị bắt nạt, bất công xã hội, tấn công tình dục và tự tử. Mỗi khi Hannah có ý định chia sẻ cùng bố mẹ về khó khăn của mình thì bố mẹ cô luôn trong trạng thái mệt mỏi với vấn đề tài chính. Và, ở tập cuối cùng của bộ phim, Hannah đã tìm đến một thầy giáo ở trường để được giúp đỡ, sau khi kết thúc cuộc trò chuyện, cô rời trường, trở về nhà dọn dẹp đồ đạc rồi bước vào bồn tắm đầy nước và nằm đợi cái chết đến từng giây phút cuối cùng. 

“13 lí do tại sao” đã đưa chủ đề tự tử thành mối quan tâm hàng đầu. Không chỉ thanh thiếu niên bàn luận xôn xao về nó mà cả gia đình, nhà trường và cộng đồng cũng đang tranh cãi rất nhiều về bộ phim này. Các tổ chúc chuyên nghiệp, Hiệp hội sức khỏe tâm thần và các trang web ngăn chặn tự tử đã tạo ra các cuộc thảo luận giúp truyền bá sự thật về tự tử.

Cuối cùng, tác phẩm đã góp phần tạo nên hàng loạt cuộc gọi đến đường dây nóng về ngăn chặn tự tử và cải thiện sức khỏe tâm thần trên toàn thế giới. Bộ phim đã khiến nhiều khán giả quan tâm hơn đến nhu cầu chăm sóc tinh thần hợp lý cho bản thân và những người thân yêu của họ.

Và những hệ lụy?

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, tự tử là nguyên nhân thứ hai đẫn dến cái chết của thanh thiếu niên độ tuổi từ 15-24 và là nguyên nhân thứ ba của trẻ em trong độ tuổi 10-14. Trong khi “13 lí do tại sao” kể việc tự tử của một học sinh trung học, nhưng nó hầu như không cung cấp cho người xem thông tin cụ thể về các bệnh tâm lí. Và điều này thực sự tệ. Không phải ai xem bộ phim cũng có thể nhìn nhận một cách rõ ràng ý nghĩa thực sự mà nhà sản xuất mang lại được.

Nghiên cứu chỉ ra rằng 4% trẻ mẫu giáo, 5% trẻ trong độ tuổi đi học và 11% thanh thiếu niên có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm – và cả trầm cảm hay các bệnh tâm lí khác đều không được thể hiện rõ trong bất kì tập phim nào. Những khán giả nhạy cảm khi xem “13 lý do tại sao” khó có thể hiểu rằng tự tử có thể ngăn chặn được, và 90% các vụ tử tự là kết của của căn bệnh rối loạn trầm cảm mà không được chuẩn đoán hay điều trị.

“13 lý do tại sao” đã vô tình làm “hấp dẫn hóa” việc tự tử: học sinh chụp ảnh selfie với tủ khóa được trang trí của Hannah, những bảng hiệu, bàn tưởng niệm tại hành lang, gói bưu kiện bí ẩn, máy chạy băng bỏ túi thậm chí cả những cảnh hồi tưởng như Hannah vẫn “sống sót” trong loạt phim. Các báo cáo đã cho thấy cách mô tả “lãng mạn hóa” hành động tự sát như vậy đã tạo nên một xu hướng bắt chước và gây ra những cái chết thương tâm.

Theo một cách tương tự, chủ đề giật gân trong “13 lý do tại sao”- một vụ tự tử sẽ cải tạo một kẻ tội lỗi, làm dịu một tên bắt nạt hoặc thay đổi tính cách của người khác- là tư tưởng sai lệch nghiêm trọng. Cũng thật sai lầm khi nghĩ rằng tự sát có thể minh oan cho những lỗi sai mà người đó phải chịu đựng. Những người phải chịu sự thay đổi mãi mãi sau cái chết đột ngột của bạn không phải là kẻ thù mà là những người thân và bạn bè của bạn. Sự sống và cái chết chia lìa – tạo nên những nỗi mất mát to lớn khó có thể tưởng tượng được.

Trong khi phần lớn các vụ tử tự đều được lên kế hoạch, cách Hannah tạo ra những cuộn băng trong phim khiến cái chết của cô không sát với thực tế. Hầu hết các cá nhân bị trầm cảm đều trải qua sự suy giảm sâu sắc trong chức năng điều chỉnh hành vi và kiểm soát xung lực kém. Rất khó để trước khi tự sát một người có thể có đủ sức chịu đựng, sự sáng suốt và suy nghĩ thấu đáo để tạo ra một kế hoạch phức tạp như Hannah đã làm.

“13 lý đo tại sao” đã gợi ý rằng cái chết của nhân vật là do “những người khác” gây ra, do những tội lỗi của họ với cô mà hoàn toàn không đả động đến nguyên nhân trực tiếp là bệnh tâm lý.

Những thiếu sót:

Ngoài những điều tôi đề cập phía trên ,vẫn còn tồn tại một vài khiếm khuyết đáng kể trong “13 lý do tại sao”. Phần một hoàn toàn không có bất kì ý kiến cố vấn của chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc của chuyên gia phòng chống tự tử nào. Hơn thế nữa, bất kì thước phim nào về chủ đề nhạy cảm này đều cần được đặc biệt chú ý. Dữ liệu từ lâu đã chỉ ra rằng việc tự tử được miêu tả trên các phương tiện truyền thông có thể gây thiệt hại to lớn. 

Thông tin về phần 2 của bộ phim là cơ hội vàng cho nhà sản xuất và đạo diễn để giải quyết những lo ngại của các chuyên gia tâm lí, những người ngăn chặn tự tử, nhà trường, gia đình và cộng đồng về bộ phim. Bằng cách tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế và cố vấn kĩ thuật, “13 lý do tại sao” có thể chuyển từ sự khiêu khích đến giới trẻ sang một cách giáo dục dễ hiểu và gần gũi hơn về các tồn tại không đáng có trong các trường trung học.

Và hy vọng, từ câu chuyện của Hannah, nhiều người sẽ được cứu sống.

——————————-
Dịch: Johanna
Biên tập: Mai
Minh họa: Mỹ Mỹ – Nguồn ảnh: Pinterest
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan