Ác mộng và những điều bạn cần biết

Nghiên cứu về những cơn ác mộng có xu hướng tập trung vào sức khoẻ tinh thần của những người mắc phải.

Nghiên cứu về những cơn ác mộng có xu hướng tập trung vào sức khoẻ tinh thần của những người mắc phải.

Giấc mơ là hồi ức về những trải nghiệm chủ quan xảy ra trong suốt giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM). Mặt khác, ác mộng lại là những giấc mơ loạn cảm rõ rệt đi kèm với những cảm xúc tiêu cực tột độ mà theo căn bản, xuất hiện trong suốt giấc ngủ REM này vào ban đêm.

Vì bản thân giấc mơ mang tính chủ quan, các cuộc nghiên cứu về chúng phần lớn dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu. Rất nhiều nghiên cứu đã liên kết chúng với sức khoẻ tinh thần. Đặc biệt kể từ khi Freud viết “sự diễn giải của giấc mơ là con đường lộng lẫy để đến với tri thức của những hoạt động vô thức trong tâm trí”, trong quyển Diễn giải giấc mơ của ông vào năm 1899, các chuyên gia đã rất hứng thú về mối quan hệ giữa bệnh lí tâm thần và giấc mơ.

Để tìm hiểu rõ hơn, hãy đọc 15 sự thật về những cơn ác mộng dưới đây:

1. Trên tổng dân số nói chung, cứ 20 người lại có 1 người mơ thấy ác mộng mỗi tuần. Tỉ lệ này cao hơn nhiều đối với những ai mắc bệnh tâm thần. Ví dụ, ¾ những bệnh nhân rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), và một nửa bệnh nhân rối loạn nhân cách ranh giới (BDP) đều gặp ác mộng.


2. Một số ít những cuộc nghiên cứu tiềm năng đề ra rằng những cơn ác mộng có thể dự báo trước triệu chứng ban đầu của bệnh rối loạn tâm thần, PTSD và rối loạn giấc ngủ.

3. Ác mộng thường xảy ra sau một sự kiện đau thương trong đời – như dẫn tới PTSD – nhưng những triệu chứng ban đầu thì có thể xảy đến sau bất kì những căng thẳng nào cuộc sống.

4. Mức độ lo lắng tăng dần, ảo giác và thời lượng giấc ngủ dài hơn được phát hiện là có quan hệ mật thiết với sự xuất hiện của những cơn ác mộng. hiệu ứng này vẫn được duy trì thậm chí sau khi đã kiểm soát được bệnh tâm thần bao gồm ảnh hưởng tiêu cực, PTSD, và các căng thẳng cuộc sống.

5. Lo lắng dường như là dự báo chuẩn xác nhất của các cơn ác mộng. Thêm vào đó, những người càng lo lắng nhiều sẽ càng mơ thấy ác mộng tồi tệ hơn. Nó còn có thể gia tăng thêm căng thẳng bởi nó báo trước cho cơ thể về những đau khổ, bận tâm, và suy nhược.

6. Lí do mà những người ngủ nhiều hơn sẽ mơ thấy ác mộng nhiều hơn là bởi vì họ ở trong giấc ngủ REM lâu hơn.

7. Những gì diễn ra trong cơn ác mộng có thể được gợi nhớ chi tiết, không giống như những bất an về đêm – bệnh rối loạn giấc ngủ xảy ra trong giai đoạn Giấc ngủ không cử động mắt nhanh (non-REM).

8. Theo Phân loại quốc tế về bệnh tật (ICD-10), ác mộng xếp vào mã bệnh rối loạn ác mộng hoặc PTSD.

9. Những người mắc PTSD cũng có tỷ lệ ác mộng không liên quan tới chấn thương cao hơn. Nói cách khác, không phải cơn ác mộng nào của họ cũng do những chấn thương gây ra; những người này, nói chung, chỉ là gặp phải ác mộng nhiều hơn.

10. Các loại thuốc như chất ức chế tái hấp thu seratonin (SSRIs) có thể gây ra ác mộng.

11. Theo di truyền học, các nhân tố gây căng thẳng trong cuộc sống và sức khoẻ tinh thần có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xuất hiện của những cơn ác mộng.


12. Phần lớn các loại thuốc hướng tâm thần như benzodiazepin và thuốc chống trầm cảm đều không cải thiện tình trạng mơ thấy ác mộng.

13. Tâm lí trị liệu có thể cải thiện những cơn ác mộng. Những phương án đó bao gồm giải mẫn cảm, liệu pháp tiếp xúc, liệu pháp luyện tập hình ảnh, liệu pháp giấc mơ sáng suốt.

14. Liệu pháp hình ảnh sẽ diễn ra như sau:

  • bệnh nhân sẽ kể lại về một ác mộng gần đây.
  • bệnh nhân tưởng tượng một đoạn kết mới.
  • đoạn kết mới được lặp đi lặp lại mỗi ngày từ 5-10 phút trong vòng 2 tuần.

15. Những người bị rối loạn thần kinh sẽ có những cơn ác mộng kì lạ và hỗn loạn.

———————————

Dịch: Joyce

Biên tập: Hương

Nguồn ảnh: Pinterest

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/blog/the-red-light-district/201906/15-

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan