3 Hiểu Lầm Về Người Hướng Nội

Hướng nội là một khía cạnh ổn định của tính cách, chứ không phải là một mối lo của xã hội. Ở giữa sự nghiệp của mình, khi mà cần phải giao tiếp với các nhóm khác nhau và quản …

Hướng nội là một khía cạnh ổn định của tính cách,
chứ không phải là một mối lo của xã hội.

Ở giữa sự nghiệp của mình, khi mà cần phải giao tiếp với các nhóm khác nhau và quản lý mọi người, tôi thường có xu hướng tránh các cuộc nói chuyện và các buổi tụ tập ngẫu hứng, vì tự thấy mình không biết nói gì. Thỉnh thoảng tôi có thả lỏng và đùa nghịch thỏa tích, nhưng cũng chỉ đặc biệt diễn ra trước con gái và vợ của tôi. Tôi, ở ngoài xã hội thường là một người hòa nhập rất khó khăn, nhưng lại có tổ chức, suy nghĩ tập trung, tận tâm một cách đáng tin cậy, và có óc sáng tạo riêng biệt. Tôi nghe nhiều hơn nói, và tôi nghĩ trước khi phát ngôn. Nói chung tôi khá là im lặng. Tôi không xử lý các suy nghĩ với tốc độ của một cuộc trò chuyện thông thường, và sự im lặng đó của tôi có thể dễ bị hiểu nhầm thành không quan tâm hoặc có khi còn tệ hơn thế. 

Dưới đây là một số ví dụ phổ biến về những hiểu nhầm về cách cư xử của người hướng nội:

1. Những cuộc nói chuyện nhỏ

Nếu bạn là một người hướng nội, các cuộc nói chuyện nhỏ lẻ này sẽ là một cái gai trong mắt. Đừng hiểu nhầm : Hướng nội không có nghĩa là bạn đi ngược lại sự liên kết của loài người. Với nhiều kẻ hướng nội như tôi, đúng ra phải là quan niệm ngược lại. Nhưng nói chung, với người hướng nội, các cuộc nói chuyện phiếm thường nghiêm túc, bản thân nó không có điểm dừng. Nhiều người hướng nội rất có ác cảm với kiểu nói chuyện này.

Nói thế không có nghĩa là chúng tôi, những người hướng nội không muốn nói chuyện với bạn (một cách cần thiết). Chỉ là những người hướng nội cần phải nghĩ kỹ trước khi có thể nói ra thật rõ ràng. Ngược lại, những người hướng ngoại lại cần phải nói ra để có thể nghĩ.

Mọi người hỏi tôi, “Cuối tuần của bạn thế nào?” và tôi sẽ trả lời theo thói quen “Cũng bình thường thôi”, giống với mỗi lần đáp lại câu hỏi của mẹ về một ngày ở trường của con như thế nào khi bà đón tôi ở trường phổ thông. Tôi thích dành thời gian riêng với một người bạn, có những cuộc nói chuyện sâu sắc hơn cùng tách cà phê hoặc ly bia. Trong những cuộc nói chuyện nhỏ lẻ, tôi hay nhăn nhó, khó chịu và chán nản; nhưng trong những cuộc nói chuyện biệt lập và tập trung hơn, tôi có thể chỉ hướng và thậm chí còn có thể đưa ra giải pháp khi có điều khó xử xảy ra theo đánh giá của mọi người.

2. Khó gần

Ở một tổ chức mà tôi làm việc vài năm trước – Trung tâm chăm sóc ở Dallas, Texas – tôi rất háo hức khi được thuê làm một giám đốc lâm sàng cho chương trình chăm sóc nuôi dưỡng trị liệu và bắt đầu tìm hiểu về tổ chức này. Trong quá trình tìm hiểu, tôi vô tình thấy đường link của một buổi phỏng vấn vị CEO – bác sĩ James Baker trên Đài tiếng nói quốc gia.

Bác sĩ Baker là người sâu sắc, khéo ăn nói, và tôi rất thích được làm việc với ông. Khi trở thành nhân viên, được sự cho phép của chính bác sĩ Baker, tôi phát hiện ra ông lại là người khá hướng nội. Trước khi cuộc họp chi nhánh diễn ra, ông còn đi xa tới mức báo trước về tính hướng nội của ông qua email, rằng ông là người khá kín đáo và khuyến khích nhân viên mở đầu cuộc trò chuyện với ông. Tôi thấy điều này khá lạ lùng và mới mẻ.

Đúng như ấn tượng, Tiến sĩ Baker như mê hoặc nhóm của chúng tôi, và khi tôi tiến đến để chính thức giới thiệu trực tiếp (trước đó chúng tôi chỉ gửi email), ông có vẻ xa cách và không quan tâm lắm, nhưng tôi hiểu rằng biểu hiện của ông ấy với tôi bị ảnh hưởng bởi bản chất của chính ông, và điều đó đã tác động tới cách tôi làm việc với ông. Lần đó, tôi không hề coi phong thái đó của ông là sự công kích cá nhân của ông với tôi.

3. Ẩn dật

Có những điều nhỏ bé làm tôi vui thích khi còn trẻ hơn là phải cô đơn, như là khám phá những con đường mòn, ngồi lặng yên trong thiên nhiên tĩnh lặng, hay tưởng tượng ra mọi điều kỳ quặc như tắm cho cây bằng bụi bẩn (thú vui của kẻ hướng nội, chắc chắn đấy). Tôi dành nhiều thời gian một mình để đọc sách hay viết bài. Tôi thu thập các thẻ bóng chày và đồng xu rồi dành hàng giờ để sắp xếp, tạo các danh sách, bảng tính đơn giản để theo dõi giá trị của chúng thay đổi theo thời gian (tôi có đặt dài hạn tờ Beckett Sports Card Monthly và có bản copy của The Official Red Book of United States Coins).

Một lưu ý về sự ngại ngùng

Và, tất nhiên luôn có sự ngại ngùng. Tôi đã chia sẻ một vài suy nghĩ về cái “tính độc lập”, “mà có lẽ chỉ là một cách thông thường để nhận biết – một hành vi như nhau hoặc tương tự của một người trong các trường hợp khác nhau hay vai trò hay các giai đoạn của cuộc đời được định nghĩa là “ngại ngùng”. Mặc dù có lẽ một trong hai nhận định trên đã đủ hợp lý, đây là nhiệm vụ của tôi để thay mặt toàn thể những kẻ hướng nội ở khắp nơi trên thế giới giải thích vài điều.

Người hướng nội không nhất thiết phải nhút nhát. Người hướng ngoại không nhất thiết phải thích giao du. Hai định kiến này được hình thành từ những đánh giá nông cạn, tuy nhiên, lần tới gặp phải những người hướng nội nhút nhát hay người hướng ngoại thích giao du, hãy nhớ rằng sự kết hợp của các đặc điểm đó không hẳn là ngẫu nhiên, nhưng cũng đều không nhất thiết phải kết hợp với nhau.

Nói rõ ra: hướng nội là một khía cạnh ổn định của tính cách, chứ không phải là một mối lo của xã hội.

Là một kẻ hướng nội

Với những đặc điểm trên, tôi mang trong mình cả gánh nặng và lợi ích từ việc biết mình là ai, và xa hơn nữa là việc biết tôi là người như thế nào – về tính khí và tính cách. Tôi đã xác nhận điều đó mỗi ngày, với mỗi trải nghiệm do chính tôi trải qua. Tôi học được rằng con người khác nhau, và không có nỗ lực nào có thể thay đổi những bản chất đặc trưng mà nhờ đó chúng ta trao đổi thông tin và thiết lập các mối quan hệ. Mỗi người chúng ta đều có định hướng về nhận thức, tính cách và tính khí riêng.


Rauch (2003) đã đưa ra một định nghĩa trào phúng và chính xác đáng chú ý về sự hướng nội như sau:

Bạn có biết người nào cần thời gian một mình mỗi ngày? Ai yêu thích các cuộc trò chuyện nhẹ nhàng về ý tưởng, về cảm xúc, và vẫn có thể đưa ra những bài thuyết trình xuất sắc trước hàng nghìn khán giả, nhưng rồi lại lúng túng trong nhóm bạn và nói chuyện một cách vụng về? Ai cần phải lôi kéo đến các buổi tiệc tùng và rồi dành ra thời gian còn lại trong ngày để hồi sức? Có quen ai hay cau có hoặc cằn nhằn khi bắt gặp những lời nhận xét thảo mai từ những người chỉ đang cố gắng tỏ ra thân thiện? Nếu có, bạn có nói với họ rằng anh ấy “quá nghiêm trọng hóa”, hay hỏi anh ta có ổn hay không không? Bạn có xem anh ta là một kẻ tách biệt, ngạo mạn và thô lỗ?

Nếu câu trả lời là có, có thể bạn đang gặp một người hướng nội rồi đấy.”

Qua những trải nghiệm bản thân và qua quá trình trải nghề, tôi có được nhận thức sâu sắc về sự hướng nội của tôi, bản thân nó có những mặt hạn chế, nhưng cũng có những điểm mạnh độc đáo và hữu dụng riêng. Ừm, nói đến đây chắc là đủ rồi. Trước khi rời đi, hãy dành cho chúng ta chút không gian yên tĩnh đi. 

————————————–
Dịch: Kim Dung
Biên tập: Hương
Minh họa: Mỹ MỹNguồn ảnh: Pinterest
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/blog/progress-notes/201904/shhh-3-

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan