3 Nghịch Lý Mà Mỗi Con Người Chúng Ta Đều Có Chung

Con người chúng ta vừa cần sự ổn định vừa cần sự thay đổi. Chúng ta cần tự do và đồng thời cũng cần sự cam kết. Chúng ta cần bản sắc riêng và cả sự hòa hợp. Nhưng làm …

Con người chúng ta vừa cần sự ổn định vừa cần sự thay đổi. Chúng ta cần tự do và đồng thời cũng cần sự cam kết. Chúng ta cần bản sắc riêng và cả sự hòa hợp. Nhưng làm thế nào để cân đối những nhu cầu này?

Trong cuộc sống, bạn thường rơi vào những tình cảnh không mấy thuận lợi và vui vẻ. Bạn nói với bản thân rằng bạn cần hòa đồng hơn, nhưng khi có mặt tại những buổi tiệc xã giao bạn lại ước rằng mình được ở nhà cuộn tròn trên chiếc sofa. Bạn ăn mừng Lễ Tạ ơn với 13 miếng pizza … và sau đó lại dành ra 2 ngày tiếp theo để trách bản thân vì đã ăn hết chúng. Khi bạn độc thân, bạn mong muốn gặp được một người đặc biệt. Nhưng khi ở trong một mối quan hệ, bạn lại muốn được trở lại những ngày tháng độc thân.

Con người thật kì lạ. Chúng ta không bao giờ hài lòng. Chúng ta luôn xuất hiện những mong muốn và nhu cầu đầy mâu thuẫn.

Tôi đã viết rất nhiều về việc con người không mãn nguyện theo nhiều cách. Tôi cũng viết rằng cuộc sống không thể tránh khỏi đau khổ. Thực tế, trong một cuốn sách rất nổi tiếng của tôi “Nghệ thuật tinh tế của việc “đếch” quan tâm”, Panda nói “Cuộc sống là một chuỗi các vấn đề – mỗi giải pháp cho một vấn đề là mở đầu cho vấn đề tiếp theo. Đừng hy vọng cuộc sống không có vấn đề. Hãy hy vọng cuộc sống luôn có những vấn đề tốt”.

Tất cả chúng ta đều trải qua điều này. Nỗi lo lắng về việc kiếm tiền sẽ không biến mất khi chúng ta thành công – thay vào đó nó sẽ chuyển thành nỗi lo về việc mất tiền. Cảm giác không thỏa mãn khi độc thân sẽ không biến mất khi ta có bạn đời – thay vào đó, chúng ta bắt đầu cảm thấy không đủ và có gì đó không ổn với mối quan hệ mới. Chúng ta dao động giữa việc ở một mình và ở bên người khác, từ việc cảm thấy xứng đáng có được những thứ tốt đẹp đến cảm giác tội lỗi vì những điều tốt đẹp đó, từ nỗi lo lắng cho tương lai đến nỗi chán chường khi nghĩ về tương lai.

Chúng ta có thể thắng không? Hay chúng ta cứ mãi sống trong sự không hài lòng? Liệu có một số lượng pizza hoàn hảo nào đó đáp ứng được việc khi chúng ta ăn xong mà không ghét chính bản thân chúng ta?
Chúng ta có thể hài lòng với cuộc sống của của chính mình?
Câu trả lời là có, chúng ta có thể. Nhưng nó không đơn giản. Để hiểu tại sao chúng ta luôn cảm thấy không hài lòng với chính mình và thế giới, ta cần phải hiểu những nguyên lý cơ bản về tâm lý học và tất cả mọi thứ …

CUỘC SỐNG THÚ VỊ VÀ QUÃNG THỜI GIAN TRÔI NHANH CHÓNG … VÀ CHIẾC MÁY ĐIỀU NHIỆT

Có vẻ như mọi người thường không dành nhiều thời gian suy nghĩ về bộ điều nhiệt trong điều hòa. Nếu có thì cũng chỉ vì đối phương khiến bạn quá “nóng/lạnh” và bạn nghĩ họ điên rồ. Hoặc là khi bạn đang làm trong một môi trường văn phòng nơi những kẻ gây hấn thường tin rằng các cuộc họp sẽ trở nên năng suất hơn nếu chúng được tổ chức trong một cái hầm băng chết tiệt nào đó.

Nhưng đặt sự khắc nghiệt của xã hội sang một bên, những chiếc máy điều nhiệt lại là một phát minh tuyệt vời. Và chúng có những chức năng tương tự với cơ chế vận hành trong cơ thể và bộ não của chúng ta.

Bộ máy điều nhiệt chỉ là một bộ cơ chế phản hồi được thiết kế để giữ nhiệt độ trong không gian tại điểm đặt nhất định. Khi quá nóng, bộ máy sẽ tự bật chế độ A/C. Nếu nhiệt độ vừa phải hoặc quá lạnh, chế độ A/C sẽ tắt. Do đó, nhiệt độ trong căn phòng sẽ di chuyển qua lại giữa hai điểm – quá cao, khi kích hoạt một cơ chế, và quá thấp, khi kích hoạt một cơ chế khác – luôn giữ nhiệt độ trong một khoảng phạm vi nhất định (được điều khiển bởi một kẻ nào đó ở cuối hành lang) .

Những cơ chế phản hồi mà luôn hướng tới trạng thái cân bằng ổn định như vậy sẽ tạo ra trong hệ thống lý thuyết một thứ gọi là hệ thống cân bằng nội môi. Và mặc dù nghe có vẻ đao to búa lớn, nó đơn giản chỉ là hệ thống tự điều chỉnh, giúp trở lại trạng thái cân bằng ổn định.

Nhiều chức năng sinh học trong cơ thể chúng ta là hệ thống cân bằng nội môi. Giống như những chiếc máy điều nhiệt, khi cơ thể chúng ta quá nóng, nó sẽ tự tiết ra mồ hôi để làm dịu mát. Nếu cơ thể chúng ta quá lạnh, nó sẽ run lên một chút để tự sưởi ấm. Các cơ chế khác cũng kiểm soát cơn đói và cảm giác no, giấc ngủ và sự tỉnh táo, và những thứ khác.

Và khi chúng ta phá vỡ những quy luật đó vì bất cứ lý do nào – chỉ số đường huyết vượt mức kiểm soát, và nhiệt độ cơ thể rơi xuống mức báo động – toàn bộ hệ thống có nguy cơ dừng hoạt động.

Quá trình cân bằng nội môi xuất hiện khắp mọi nơi – trong hệ sinh thái, thị trường tài chính, kinh doanh và chính trị, và, khi xuất hiện, chúng thường xuất hiện trong các chức năng nhận thức của chúng ta.

TÍNH CÁCH CỦA BẠN GIỐNG CHIẾC MÁY ĐIỀU NHIỆT


Một cú hích nhẹ vào trong cái tôi của bạn … những gì bạn trải qua như “ chính bạn”, những đặc điểm và sở thích khiến bạn khác biệt với mọi người – được cho là những chức năng cân bằng nội môi.

Ví dụ: sự hướng ngoại. Tất cả chúng ta có một vài cơ chế tâm lý trong bộ não nói rằng “Tôi cần thêm thời gian cho xã hội … khoan, đợi đã… ồ, thế là quá nhiều, bây giờ tôi muốn ở một mình”. Điều quyết định sự khác biệt trong chúng ta chính là ranh giới đó, và cảm giác thế nào là “bình thường”. Vợ tôi có thể ra ngoài với các bạn cô ấy các tối trong tuần và tôi thấy điều đó thật tuyệt. Với tôi, đến đêm thứ ba, tôi thấy ghét cả thế giới và tất cả những người trong thế giới đó, và rất muốn ngồi ở nhà và đọc một cuốn sách trong bốn giờ đồng hồ.

Cơ chế thiết lập cho bộ máy hướng ngoại của tôi thấp hơn của cô ấy rất nhiều, vì vậy nhu cầu xã hội của tôi trở nên “nóng” nhanh hơn rất nhiều. Và những cơ chế phản hồi – mệt mỏi, cáu kỉnh, mong muốn huỷ diệt những loài sinh vật khủng khiếp này – xuất hiện ở tôi sớm hơn nhiều.

Nhưng liệu điều đó đã rõ ràng chưa? Có người ưa thích sự sạch sẽ, có người lại tìm kiếm cảm giác mạnh và sự hứng thú trong chính họ. Quá sạch sẽ và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mình giống một đứa ngớ ngẩn. Không sạch sẽ và bạn sẽ cảm thấy mình giống một đứa lôi thôi, luộm thuộm. Khi nói đến những đặc tính cá nhân cơ bản, cân bằng nội môi khá trực quan. Bộ máy điều nhiệt bên trong chúng ta được vận hành theo cách khác nhau, và điều đó khiến chúng ta tương tác với môi trường sống khác nhau.

Vậy nên những quá trình cân bằng sinh học cho phép chúng ta hoạt động và nhận thức thế giới. Từ những trải nghiệm và nhận thức, chúng ta phát triển các cơ chế phản hồi tâm lý và sau đó dẫn đến sự cân bằng trong tâm lý.

Các đặc tính cân bằng trong tính cách chúng ta giải thích tại sao bài học của Panda lại đúng. Không có một con số “hoàn hảo” nào về tương tác xã hội hay sự sạch sẽ hay sự thân thiện. Chúng ta luôn truyền tín hiệu qua lại trong những phạm vi có thể chấp nhận được. Chúng ta mong muốn nhìn thấy bạn bè …. cho tới khi chúng ta phát ốm vì họ. Sau đó chúng ta ở nhà một mình, vậy nên chúng ta lại gọi điện cho một vài người bạn. Và điều đó cứ thế tiếp diễn. Giống như quá trình tiêu hóa, những trải nghiệm tâm lý của chúng ta là chu kỳ tự nhiên.

Nhưng hầu hết chúng ta, khi trưởng thành, đều hiểu được chu kỳ trong chính chúng ta. Trực giác mách bảo khi nào chúng ta nên dừng lại và có những khoảng thời gian tự chăm sóc chính mình. Chúng ta cũng học được cách khi nào phải bước ra khỏi vùng an toàn hoặc là hy sinh một chút vì lợi ích lâu dài.

Nhưng, chúng ta vẫn đấu tranh để có được sự hài lòng trong cuộc sống.


Lí do là vì chúng ta hành động không chỉ dựa trên những nhu cầu tâm lý cơ bản. Chúng ta tạo ra ý nghĩa cho những nhu cầu đó, và ý nghĩa này được thúc đẩy xa hơn theo hướng này hay hướng khác. Từ trạng thái cân bằng trong tâm lý xuất hiện các chức năng cân bằng triết học – cơ chế phản hồi thông báo khi nào chúng ta vứt bỏ giá trị chính mình sang một bên và ở bên kia thì chúng ta hoàn toàn là một kẻ ngông cuồng, tự ái.

Chúng ta sẽ sử dụng hình ảnh ẩn dụ chiếc máy điều nhiệt này cho tới giới hạn cuối cùng của nó.

CƠ CHẾ CÂN BẰNG TRIẾT HỌC CỦA CHÚNG TA

“Là một con người thì luôn phải kiểm soát những cảm xúc đối nghịch, để hoá giải những mâu thuẫn căng thẳng hàng ngày. Tôi muốn điều này, nhưng tôi cần điều đó. Tôi trân trọng điều này, nhưng tôi cũng ngưỡng mộ điều ngược lại” – Stephen Fry.

Giống như đồng hồ sinh học của chúng ta cần có cơ chế phản hồi để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, và về mặt tâm lý, cơ chế phản hồi giúp cho chúng ta không ghét mọi người và mọi vật theo cảm xúc, tôi đề nghị rằng chúng ta cần có một cơ chế phản hồi lý trí. Đây là những hệ thống niềm tin tự động duy trì sự hài lòng và ý nghĩa cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta có thể kiểm soát các hệ thống niềm tin và các giả định của chúng ta để cân bằng trạng thái, chúng ta có thể duy trì hạnh phúc và sự thỏa mãn một cách lâu dài trong suốt cuộc đời, tức là chúng ta có thể hài lòng.

Nghe có vẻ khó?
Ồ, … nhưng đó là cái hay của nó.
Hãy đọc tiếp phần 2 của bài viết này để biết bộ ba mâu thuẫn về nhu cầu mà ai cũng phải trải qua trong cuộc đời. Chúng ta trải nghiệm những mâu thuẫn này như những nghịch lý – mâu thuẫn không những không được giải quyết mà động lực cũng không thể chiến thắng. Thay vì có được tất cả những gì ta muốn, chúng ta thường đẩy qua đẩy lại, hy sinh cái này vì cái kia và ngược lại, không bao giờ hoàn toàn thỏa mãn, luôn lo lắng và giận dữ.

Những nghịch lý này là nguyên lý phổ quát cho tất cả mọi người, nhưng lại diễn ra khác nhau trong cuộc sống mỗi cá nhân vì mỗi người tiếp cận chúng theo những trải nghiệm, mong muốn, và niềm tin riêng. Tôi sẽ đề xuất những nguyên tắc để giúp chúng ta giải quyết từng nghịch lý, và ở cuối bài, nếu bạn thấy nhức đầu, chúng ta sẽ ra ngoài ăn kem.

  1. NGHỊCH LÝ SỰ KIỂM SOÁT: ỔN ĐỊNH VÀ THAY ĐỔI

Hãy dành chút thời gian nghĩ về những bộ phim kinh dị bạn từng xem. Phần đáng sợ nhất không phải khi gã đàn ông bổ rìu vào đầu đứa trẻ hay đoạn xả súng cao trào gần cuối bộ phim. Mà phần đáng sợ nhất khi nhân vật chính một mình đi vào căn nhà tối, đèn tắt và có những tiếng động lạ ở trên lầu.

Không phải những cảnh bạo lực làm chúng ta sợ hãi. Cái khiến chúng ta thực sự phát điên là sự không chắc chắn và bất an khi lo lắng những thứ kinh khủng xảy đến.

Nhu cầu về một môi trường ổn định và an tâm là nhu cầu cơ bản của con người. Cái làm chúng ta sợ hãi hay lo lắng không phải là khi điều tồi tệ sẽ xảy ra – mà là khi chúng ta không biết nó có thể xảy đến hay không. Khi sự cố xảy đến, ít nhất chúng ta có thể sửa chữa nó. Chúng ta vẫn kiểm soát được. Nhưng khi cuộc sống trở nên khó lường – căn nhà quá tối và một vài âm thanh huyền bí ở trên lầu – chúng ta dường như hoảng loạn đến nỗi mất kiểm soát.

Chúng ta tìm cách tạo ra môi trường và cuộc sống khiến ta an tâm. Chúng ta quên đi những tình tiết sai lầm và lừa dối rằng ta đang kiểm soát được số phận của mình. Chúng ta tạo ra những công việc hàng ngày, xây dựng những thói quen, tổ chức cuộc sống xoay quanh những mục tiêu hay ý tưởng đã biết từ trước và lặp đi lặp lại.

Việc kiểm soát quá mức mọi thứ trong cuộc sống tạo ra một hệ quả đáng tiếc: nó khiến cuộc sống trở nên nhàm chán. Những điều cũ tương tự nhau, từ ngày này qua ngày khác, tuần qua tuần, trong nhiều tháng liên tiếp, những sự lặp đi lặp lại không suy nghĩ đó bắt đầu thách thức suy nghĩ rằng hành động chúng ta thực ra có ý nghĩa. Sau cùng, đây không phải cuộc sống, không phải sao? Lái xe trên cùng một cung đường, từ ngày này sang ngày khác. Nói những điều giống nhau. Làm những thứ tương tự. Lẽ ra phải có gì đó hơn thế

Bỗng dưng, bạn chán những thứ ổn định. Bạn cảm thấy bí bách. Bạn không thể chịu được điều này, muốn thoát ra và làm quyết liệt một điều gì đó thậm chí là phi lý – như leo núi mặc dù bạn chỉ nặng có 50 kg. Hay là nghiền nát những viên thuốc bổ Vitamin Flintstone  của đám trẻ con nhà bạn và nuốt chúng.

Tại sao?

Vì một điều gì đó mới. Vì những sự thay đổi. Vì theo cùng một cách chúng ta cần sự kiểm soát cũng như sự thay đổi. Và điều đó chỉ làm rối tung toàn bộ kế hoạch mà bạn có để tiến tới thành công.

Vì thế bạn làm nó. Bạn nuốt hết số vitamin của đám trẻ và leo lên đỉnh núi và suýt chết ở đó. Nhưng sau đó bạn phải lòng một người dân Sherpa tên Domino, quyết định đan những bộ quần áo sari và bắt đầu lại cuộc đời của mình ở vùng núi hoang dã Nepal.

Sự mới mẻ này thật thú vị. Nó tiếp thêm sinh lực cho bạn. Một lần nữa nó mang lại ý nghĩa và mục tiêu cho cuộc sống bạn … Cuối cùng thì bạn đã tìm thấy chính mình, bạn nghĩ: Ơn trời, bạn đã tạo ra đột phá. Sự thay đổi này là cần thiết.

… Cho tới khi nó không phải vậy. Vì đột nhiên, bạn thấy mình đang ở Nepal, cô đơn và tan nát ( Domino để bạn lại cho một người trẻ tuổi hơn, dễ thương hơn, một tay mơ leo núi thiếu kinh nghiệm). Bạn nhận ra rằng bạn không những không biết đan sari mà bạn thậm chí còn không biết sari là cái quái gì. Chúng thậm chí còn được mặc ở Nepal? Thế thì ai biết?

Bỗng nhiên, bạn cảm thấy mình giống một đứa trẻ lạc trong một căn nhà tối một lần nữa – nguy hiểm và rất nguy hiểm rình rập xung quanh trong từng ngóc ngách. Bạn dễ bị tổn thương. Nhưng không phải theo cách xấu xa như vậy … một cách thực tế và trần trụi. Điều gì đó sẽ xảy đến với bạn. Và đột nhiên, bạn khao khát sự  an toàn và ổn định của gia đình. Bạn nhận ra điều gì khiến cuộc sống của bạn có ý nghĩa. Bạn là ai. Và trong khi bạn có thể hoặc không hối tiếc về con đường tới Nepal, bạn biết một điều: bạn cần quay trở lại với sự ổn định, vì đó là thứ mang lại sự hài lòng cho cuộc sống của bạn …

…. cho tới khi nó không như vậy.


Làm sao để giải quyết những mâu thuẫn này

Khi chúng ta cảm thấy thiếu kiểm soát trong cuộc sống, chúng ta lo lắng và tuyệt vọng. Chúng ta đấu tranh để tìm ra ý nghĩa và mục tiêu. Và, sau một thời gian, chúng ta bắt đầu suy sụp về mặt tinh thần và thể chất.

Để xác nhận rằng chúng ta vẫn có thể kiểm soát, chúng ta tìm kiếm những trải nghiệm mới và sư thay đổi. Dù nó là một kiểu tóc mới, một công việc mới, hay chuyển tới một vùng đất xa xôi, chúng ta luôn thay đổi để tìm kiếm ý nghĩa và mục tiêu một lần nữa.

Nhưng sự thay đổi mang tới những hậu quả, và những hậu quả đó thường khá bất ngờ và nằm ngoài tầm kiểm soát. Vì vậy, nếu chúng ta mất cân bằng trong môi trường sống và lối sống, chúng ta sẽ rơi vào trạng thái lo lắng và tuyệt vọng.

Tất nhiên, sự thay đổi luôn có giới hạn của nó, bởi vì chúng ta càng tìm kiếm sự thay đổi, sự thay đổi đó càng trở nên vô nghĩa. Một kiểu tóc mới thì khá hấp dẫn. Hai mươi kiểu tóc thì lại là một việc khác.

Vì vậy, chúng ta dường như bị mắc kẹt: khi luôn theo đuổi sự ổn định và cuộc sống trở nên tẻ nhạt và chẳng có gì bất ngờ cả; còn khi theo đuổi sự thay đổi, chúng ta lại chần chừ và lo lắng sẽ đánh mất bản thân trong sự hời hợt.

Khi chúng ta quá ổn định thì sự kiểm soát sẽ trở nên vô nghĩa.

Để có thể giải quyết nghịch lý sự kiểm soát, chúng ta phải theo đuổi đồng thời sự ổn định và sự thay đổi. Điều đó có nghĩa là thay đổi cuộc sống một cách từ từ và hợp lý. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải theo đuổi mục tiêu. Điều đó có nghĩa là những thay đổi đi cùng với mục tiêu. Điều đó có nghĩa là tạo ra những thay đổi thông minh. Điều đó có nghĩa là tưởng tượng ra con người bạn muốn trở thành và đi từng bước một, tiến từng bước để trở thành con người đó.
Điều đó có nghĩa là rèn luyện tính tự giác.

Rõ ràng là, nhiều người khao khát sự ổn định hơn thay đổi và những người khác khao khát sự thay đổi hơn ổn định – sau cùng, bộ máy điều nhiệt của mỗi người sẽ vận hành theo những cơ chế nhiệt độ khác nhau. Vì vậy, mức độ kỷ luật của bạn khác tôi và ngược lại. Nhưng nguyên tắc thì không đổi: Chúng ta đạt được cả sự ổn định và thay đổi thông qua tính kỉ luật bền vững và được kiểm soát.

2. NGHỊCH LÝ SỰ LỰA CHỌN: CAM KẾT VÀ TỰ DO.

Jean-Paul là gã đàn ông đen tối. Một nhà văn xuất sắc, ông đã bị Đức Quốc Xã bắt và ở tù chín tháng. Khi được thả ra, ông tham gia kháng chiến của Pháp, thường xuyên mạo hiểm tính mạng của mình để loại bỏ một đế chế cặn bã Quốc xã Đức.

Những trải nghiệm này ảnh hưởng sâu sắc tới ông và những bài viết của mình, rất nhiều thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc, chúng trở thành những tác phẩm triết học quan trọng nhất thế kỷ 20.

Tất cả những vấn đề của Satre xoay quanh: chúng ta sẽ chết, và nếu không thành thực với điều đó, sẽ chẳng có bằng chứng nào chứng minh cho những vấn đề sẽ xảy tới. Thực tế, toàn bộ khái niệm về “vấn đề nghiêm trọng” đều hình thành trong suy nghĩ của chúng ta lúc ban đầu – là một lựa chọn, nếu bạn muốn. Từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác, trải nghiệm này đến trải nghiệm khác, chúng ta mỗi người đều lựa chọn những gì quan trọng trong cuộc sống, từ đó đem lại ý nghĩa cho cuộc đời của chúng ta.


Satre tin rằng để thực sự tạo ra một cuộc sống có ý nghĩa cho mỗi người, bạn cần phải mạo hiểm cái chết (như những cuộc chiến đầu chết tiệt Quốc xã Đức). Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng sẵn sàng chọn một điều gì đó để chết thì thật kinh khủng và thực sự khó khăn đối với hầu hết chúng ta trong suốt thời gian. Chúng ta tránh những trách nhiệm để lựa chọn những gì quan trọng với bản thân. Chúng ta đánh lạc hướng bản thân và làm cho bản thân tê liệt với nó.


Đó là lý do Satre viết sự tự do giống như một lời nguyền hay gánh nặng mà tất cả chúng ta luôn phải mang theo. Ông nói rằng cuối cùng thì, nhu cầu để cam kết một điều gì đó khi đối mặt với tự do sẽ làm tê liệt cảm xúc chúng ta, đó là thách thức lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt.

Satre giành được giải Nobel vì tác phẩm nghệ thuật của ông ấy … nhưng ông quyết định ủng hộ việc hút thuốc lá thậm chí còn là những điếu thuốc của Pháp.
Bản chất công việc của Stare vốn là một căng thằng hay nghịch lý – về cái cách chúng ta tạo ra một cuộc đời có ý nghĩa trên thế gian này. Mặt khác, chúng ta tự do – chúng ta tự do lựa chọn điều chúng ta muốn làm, tin, và nghĩ. Sự tự do cho chúng ta cơ hội tạo ra ý nghĩa cho bản thân và từ những trải nghiệm và suy nghĩ, chúng ta chọn ra điều tạo chính mình.

Nhưng sự tự do này có thể áp đảo. Chúng ta đắm chìm trong những lựa chọn vô hạn, tới những điều lớn hơn, tốt hơn, nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Vượt qua một điểm, tự do dường như lại giới hạn những cam kết vì chúng ta nhận thức rõ hơn về tất cả những thứ mà chúng ta có khả năng sẽ từ bỏ.
Nhưng nếu không có sự cam kết với một điều gì đó, cuộc sống lại bắt đầu trống rỗng và vô nghĩa ..Đó là tất cả những thứ hời hợt đã được tích lũy và chẳng phục vụ cho bất kỳ mục đích nào.

Chỉ khi loại bỏ những sự thay thế, từ bỏ một số tự do nhất định thông qua sự cam kết, thì lúc đó tự do mới trở nên có ý nghĩa. Ví dụ, khi bạn cam kết với một người, phần quan trọng trong sự cam kết đó là bạn đã từ bỏ sự tự do với những người khác. Một khi bạn cam kết với một công việc hoặc một nghề thủ công, ý nghĩa của sự cam kết chính là bạn từ bỏ ước mơ để trở thành phi hành gia hoặc một cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp hay dọn sạch nhà vệ sinh của Giáo Hoàng.


Tự do chỉ có ý nghĩa khi từ bỏ. Và chúng ta từ bỏ sự tự do bằng những cam kết.

Nhưng khi chúng ta bị choáng ngợp bởi tự do, thì chúng ta cũng bị những cam kết lấn áp. Khi chúng ta cam kết quá nhiều, chúng ta có thể cảm thấy bị ngột ngạt, như thể chúng ta đánh mất hoàn toàn bản sắc riêng của chính chúng ta. Khi chúng ta cam kết quá nhiều, chúng ta cũng đánh mất cảm giác được tự do lựa chọn, và khi không được tự do lựa chọn, cam kết cũng chẳng còn ý nghĩa.


Một mặt nào đó, chúng ta cần cảm giác như thể chúng ta có một lựa chọn nữa, như thể chúng ta có một lựa chọn trong những cam kết của chúng ta. Chúng ta ném bỏ đi những cam kết và nhãn mác. Chúng ta đứng một mình. Chúng ta phá vỡ sự tự do. Chúng ta nói, “Mẹ kiếp, giải Nobel! Tao chọn những điếu thuốc Pháp xinh đẹp của tao”. Và sau đó, chúng ta tự tin trao quyền cho chúng.


Nhưng sau một thời gian, chúng ta lại thấy bất ổn, cảm thấy tất cả những điều này không có nghĩa lý gì. Rốt cuộc, nếu chúng ta từ bỏ tất cả những cam kết chỉ vì tự do, thì những cam kết của chúng ta hoàn toàn vô nghĩa. Những nếu chúng ta từ bỏ tất cả sự tự do vì những cam kết, thì sự tự do lại không có nghĩa gì. Mẹ ơi!!!! Cứu!


Cách giải quyết nghịch lý

Giống như nghịch lý về sự ổn định và những thay đổi được giải quyết bằng cách kết hợp cả hai điều này, cách duy nhất để giải quyết nghịch lý lựa chọn là cam kết thực hiện những điều làm tăng sự tự do – đó là, cam kết để trưởng thành.
Cam kết tập thể dục sẽ giúp cơ thể năng động hơn và thích ứng, mở rộng sự tự do về thể chất. Cam kết về giáo dục sẽ mang đến cho bạn sự tự do thông qua những kiến thức bạn học được. Cam kết với một mối quan hệ bền vững sẽ giúp bạn trưởng thành hơn để phát triển và nuôi dưỡng cảm xúc của chính mình.


Đôi khi, ranh giới giữa trưởng thành và không trưởng thành khá khó để phân biệt, những việc nhận ra sự khác biệt giữa chúng và giải quyết nghịch lý lựa chọn thì khá quan trọng. Những cam kết của chúng ta, khi thực hiện trong sự sợ hãi và bất an, sẽ khiến chúng ta trở nên nhỏ bé hơn. Khi tôi cam kết xem hết 72 tập phim The Office, tôi không hề hưởng được lợi ích gì từ sự tự do. Nhưng nếu tôi cam kết viết 72 tập của một vở kịch, tôi sẽ mở rộng bản thân mình từ chính những cam kết đó, mở ra một thế giới nơi sự tự do đến từ những nỗ lực.

3. NGHỊCH LÝ MỐI QUAN HỆ: BẢN SẮC CÁ NHÂN VÀ SỰ HÒA HỢP.

Khi tôi là một đứa trẻ, tôi đến một ngôi trường mới và ở đó có một cậu học sinh mới khác – hãy gọi cậu là “Jeff”. Suốt tuần đầu tiên, Jeff đi theo tôi như một con cún bị bệnh, cậu làm tất cả những gì tôi làm, đồng ý với tất cả những gì tôi nói, cười khi tôi cười, buồn khi tôi buồn, và vân vân.


Không thể chịu đựng được, tôi nhanh chóng ghét cậu ra mặt. Trong vòng vài ngày, tôi đã khiến cậu thành trò cười trước mặt những đứa trẻ khác và bảo cậu đi chết đi (tôi biết, tôi biết … nhưng tôi 14 tuổi, những đứa trẻ 14 tuổi là ác quỷ).


Nghĩ lại thì giống như tôi, cậu ấy chỉ muốn kết bạn. Vấn đề là cậu đã đi sai hướng. Cậu nghĩa nếu hành động giống tôi, tôi chắc chắn sẽ thích cậu ấy. Sau cùng thì, ai mà không cho rằng những ý kiến của chúng tôi sẽ là tốt nhất?


Nhưng thực tế lại ngược lại. Bằng cách hành động hệt như tôi, cậu đã ngăn cản việc tôi muốn trở thành một cá thể độc nhất. Và vì tôi bị ngăn cản mong muốn đó, mọi thứ tôi nghĩ hay làm đều vô nghĩa. Việc không có khả năng trở nên khác biệt hay độc nhất khiến tôi bực mình tới mức tôi nói những thứ như “Hãy tìm kiếm cuộc sống đi, một kẻ vô vị nhạt nhẽo!”.


Jeff đã đi tìm cuộc sống của cậu. Và một năm sau, chúng tôi trở thành những người bạn. Chỉ khi cậu ấy cho phép chính mình trở nên độc nhất và khác biệt so với tôi thì tôi mới trân trọng cậu ấy vì những giá trị khác biệt. Tóm lại, đây chính là nghịch lý trong những mối quan hệ.


Tất cả chúng ta đều muốn kết nối với những người khác. Đó là nhu cầu thiết yếu của con người. Để được công nhận, chúng ta bắt chước và đi theo những người khác. Chúng ta tìm kiếm nhóm hay đám đông để trở thành một phần trong đó. Điều này khiến chúng ta cảm thấy an toàn và như thể chúng ta được yêu thương và có giá trị.
Nhưng nếu chúng ta trở nên phù hợp quá mức – ví dụ, nếu chúng ta từ bỏ bản tính riêng của chúng ta trước một người hay một nhóm – thì chúng ta sẽ quên mất chúng ta là ai. Và bởi vì chúng ta không có cảm giác chúng ta là ai hay chúng ta muốn gì, thì sự đầu hàng sẽ khiến mối quan hệ trở nên vô nghĩa.

Vài năm trước, tôi có một người bạn, người luôn coi vợ là trung tâm trong thế giới của anh ta. Anh ta giống như phiên bản Jeff của cô ấy: Anh ta đi theo vợ khắp mọi nơi. Anh ta làm tất cả những gì vợ làm. Anh ta đi cùng vợ trong những chuyến công tác của cô ấy và nghỉ lại trong khách sạn. Anh ta thậm chí còn xách vali cho vợ mình!

Và chuyện gì xảy ra? Anh ta bị vợ bỏ, …. vì trong khi nỗ lực làm tất cả những gì cô ấy muốn, anh ta đã không còn là một người độc lập mà cô ấy có thể yêu nữa … Anh ta chỉ là cái bóng của vợ.

Nhưng cũng có một cách tiếp cận khác trong mối quan hệ của con người. Chúng ta hoàn toàn có thể khác biệt với mọi người. Chúng ta có thể trở nên khác biệt. Chúng ta để một kiểu tóc kì quái và không tắm và nhận nuôi một bầy sói nhỏ và nói về mối quan hệ chúng ta với một người thứ ba.


Những khát khao thực sự mỗi cá nhân được thúc đẩy bởi khát khao được cảm thấy mình quan trọng. Trong trường hợp của Jeff, anh ta đã cố gắng cảm thấy mình quan trọng bằng cách bắt chước và được chấp nhận bởi người anh ta ngưỡng mộ. Trong những trường hợp khác, con người tìm kiếm sự quan trọng thông qua việc so sánh bản thân với những người khác.

Những khát khao thực sự mỗi cá nhân được thúc đẩy bởi khát khao được cảm thấy mình quan trọng.


Bằng cách từ chối và bị người khác từ chối, họ viết lên một câu chuyện trong tâm trí rằng họ bị từ chối vì họ quan trọng. Và khi họ càng bị từ chối, càng nhiều người chú ý tới họ và gắn kết với họ.

Nhưng những người theo chủ nghĩa cá nhân kỳ quặc như vậy thường rơi vào một nghịch lý khác: bằng cách cố gắng khác biệt với mọi người, họ chỉ phù hợp với những người không phù hợp khác.


Giống như những nghịch lý về triết học, bản tính riêng và sự phù hợp đều liên quan tới nhau. Bởi vì cho dù bạn hành động giống hệt những người xung quanh hay đối nghịch hoàn toàn với những người xung quanh, thì sự thật vẫn là: bạn đang khiến cuộc sống của mình dựa vào những người xung quanh.

Cách giải quyết nghịch lý

Các mối quan hệ lành mạnh đòi hỏi sự cân bằng – có thể nhận định cùng ai hoặc một điều gì, đồng thời cũng có thể nhận định mà không cần người hoặc điều đó. Đó là cách là chính mình, nhưng vẫn được người khác chấp nhận. Hoặc, như tôi đã đưa nó vào trong cuốn sách của tôi “Những mô hình”: bạn sẽ luôn quan tâm mọi người nghĩ gì về bạn, mẹo ở đây là hãy ngừng quan tâm – là ưu tiên những suy nghĩ của bạn về chính mình trước những suy nghĩ của người khác.

Chúng ta giải quyết nghịch lý của các mối quan hệ thông qua sự chấp nhận – cả chấp nhận chính mình (tôi sẽ khác nhưng tôi cũng sẽ giống như vậy) cũng như sự chấp nhận của người khác (họ sẽ khác và họ cũng sẽ giống nhau). Đó là khả năng nhận ra chính bạn là một cá nhân độc lập đồng thời cũng là một người phù hợp với các mối quan hệ mà không nghiêng hẳn về một trong hai bên.

KẾT LUẬN


Chúng ta kiểm soát những mong muốn trái ngược về sự ổn định và thay đổi thông qua tính tự giác. Chúng ta kiểm soát những nghịch lý về cam kết và tự do thông qua cam kết thông qua cam kết để trưởng thành. Chúng tôi kiểm soát những mong muốn trái ngược về bản sắc riêng và sự phù hợp thông qua sự chấp nhận, cả của chúng ta và của người khác.

Trưởng thành. Kỷ luật. Chấp nhận. Nghe hay đấy chứ, phải không?

Nói dễ hơn làm. Và hãy nhớ rằng, những điều này không tránh khỏi những cuộc đấu tranh của cuộc sống … chúng chỉ đơn giản là giúp bạn đi đúng hướng. Đây là những kỹ năng mà chúng ta phải phát triển. Chúng được luyện tập và hoàn thiện hơn, như chơi bowling hoặc tạo ra những tác phẩm điêu khắc bằng băng vui nhộn. Chúng là những kỹ năng giúp bạn sử dụng sự không hài lòng của mình như những lợi thế của bạn chứ không phải nhược điểm của bạn. Bởi vì những mâu thuẫn này sẽ luôn ở trong chúng ta và giải quyết chúng là một quá trình không bao giờ kết thúc, một sự nút thắt vô tận tới chân trời.

Điều tốt nhất chúng ta có thể hy vọng là làm tốt việc cân bằng.

BẠN KHÔNG BIẾT ĐIỀU GÌ SẼ KHIẾN BẠN HẠNH PHÚC ĐÂU.

Hạnh phúc sẽ không xảy đến theo cách mọi người nghĩ. Thực tế, nó diễn ra theo cách ngược lại.


Dịch: Viethuongle

Biên tập: Mai

Nguồn ảnh: Pinterest

Nguồn bài:  https://markmanson.net/the-3-paradoxes-of-life

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

.

BẢN THẢO
Bài viết liên quan