[VIDEO LESSON] 4 Hiểu Lầm Mà Người Nhạy Cảm Khó Giải Thích Bằng Lời

Bạn có phải một người suy nghĩ quá nhiều? Bạn có phải người có xu hướng muốn phân tích mọi thứ, để tâm những chi tiết nhỏ nhặt, cố gắng tìm hiểu chân lý của mọi thứ trên đời? Bạn …

Bạn có phải một người suy nghĩ quá nhiều? Bạn có phải người có xu hướng muốn phân tích mọi thứ, để tâm những chi tiết nhỏ nhặt, cố gắng tìm hiểu chân lý của mọi thứ trên đời? Bạn rất hiếm khi để tâm trí mình được nghỉ ngơi, vậy nên, lúc nào bạn cũng tự làm khó chính bản thân mình? Khi bạn là một người suy nghĩ quá nhiều, có lẽ bạn thường quá để tâm đến lời nói của người khác, cố đào sâu vào lý do vì sao họ nói như thế.  Bạn cảm nhận mọi thứ ở một tầng nghĩa sâu hơn, bao gồm cả những bản nhạc, một bộ phim, thậm chí là vũ trụ hay đơn giản chỉ là những hương vị bạn từng nếm thử.

Nếu đa số gợi ý mà những gì tôi vừa nói trên đều xảy ra giống với bạn, bạn đích thị là một người cực kỳ nhạy cảm.

Khoảng 15-20% dân số trên thế giới là người nhạy cảm, thường bị kích thích mạnh mẽ bởi những hình ảnh, âm thanh, suy nghĩ và cảm xúc. Thuật ngữ “những người cực kỳ nhạy cảm” (viết tắt là HSPs – Highly Sensitive Persons) hay “Độ nhạy cảm giác” (viết tắt là SPS – Sensory processing sensitivity) được chính thức ra đời vào những năm 1990, nghiên cứu được thực hiện bởi nhà tâm lý học Elaine Aron, người cho rằng đây là một đặc điểm cố hữu chỉ có ở những người có hệ thần kinh cực kỳ nhạy cảm và nhờ vậy, nó giúp họ ứng phó với những sự việc xung quanh tốt hơn bằng cách quan sát tinh tế hơn trước khi đưa ra hành động. 

Chính vì thế mà họ, những người nhạy cảm thường bị hiểu lầm trong khá nhiều trường hợp xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, và họ cũng thật khó giải thích những điều tưởng chừng như là kỳ quặc này với những người xung quanh. Dưới đây là những hiểu lầm mà chúng tớ muốn “thanh minh” thay những người nhạy cảm:

Hiểu lầm một: Người nhạy cảm có thể dễ dàng chế ngự cảm xúc của mình

Không hề. Họ thường là những người xem phim cảm động và không kìm được nước mắt. Họ thường u uất sau một cuộc tranh cãi đầy căng thẳng hay đơn giản họ rơi nước mắt khi nghe một câu chuyện dở dang về cuộc đời éo le nào đó mà họ chẳng liên quan.

Theo các nhà nghiên cứu và tác giả Elaine Aron, cực kì nhạy cảm là một đặc điểm sinh học, nghĩa là các HSP bẩm sinh đã có đặc điểm này và nó sẽ không mất đi. Đặc điểm này được tìm thấy trên 100 loài khác nhau, từ mèo, chim cho đến ngựa. Các nghiên cứu còn cho thấy giữa não bộ của những người cực kì nhạy cảm với não bộ của những người khác có nhiều điểm khác biệt.

Đáng tiếc là những HSP vẫn thường bị phê phán và chịu những phán xét sai lầm cho sự nhạy cảm này. Người khác nói họ phải cứng rắn lên, hay tại sao không làm chủ được cảm xúc của mình, ám chỉ rằng chính sự nhạy cảm này đã biến người nhạy cảm nói chung thành những kẻ yếu đuối. Nhưng họ vốn đâu có quyền lựa chọn? Và đây cũng đâu phải là chuyện có thể dễ dàng bỏ đi được? 

Việc học cách kiểm soát hay tận dụng những thế mạnh đáng kinh ngạc từ nó là một quá trình dài cả đời người. Thật khó để người nhạy cảm kiểm soát cảm xúc của mình.

Hiểu lầm #2: 

Họ để ý đến mọi thứ và tự ôm lấy phiền phức vào mình

Môi trường có những ảnh hướng rất quan trọng đến những người HSP. Nó ảnh hưởng tới họ chỉ trong một cái nháy mắt, với cường độ như một quả tạ sắt. Trong khoảnh khắc nào đó họ có thể liệt kê cho người khác nghe những điều gì đang xảy ra trong không gian, tâm trí họ, khiến họ cảm thấy không thoải mái, hoặc đơn giản là chúng “không đúng” – ví dụ như những chiếc ghế ngồi quá cứng, không gian quá hẹp làm họ cảm thấy bức bối, ánh đèn mờ nhoẹt làm giảm thị lực của họ, hay những điều tương tự thế.

Sự nhạy cảm với không gian xung quanh được thể hiện rõ nhất khi họ ở giữa đám đông ồn ào, chẳng hạn như nhà hàng và quán bar. Những bề mặt cứng phản xạ những âm thanh ồn ào, những cái bàn được xếp quá gần nhau, tiếng ồn của những cuộc trò chuyện đến từ tứ phía khiến họ chỉ muốn chạy trốn khỏi đấy. Ở trong môi trường làm việc cũng vậy. Những tiếng động, tốc độ di chuyển, những ánh mắt theo dõi, đánh giá của mọi người xung quanh và còn nhiều những thứ khác nữa cũng khiến họ rất khó tập trung vào công việc.

Vậy nên nếu người khác bắt gặp họ đang lơ đãng, trông có vẻ bối rối, khó chịu hoặc chẳng quan tâm gì đến người khác, thì thật sự họ không như thế. Cũng không phải do lỗi của người khác, là do tự họ đã quen như vậy.

Hiểu lầm 3: Người nhạy cảm không sâu sắc 

Chỉ là họ sâu sắc một cách khó hiểu mà thôi. Khi một bản nhạc cất lên, họ dễ bị chìm đắm vào trong nó. Khi họ nhìn thấy những người ăn xin ngồi ở một góc phố, họ cảm thấy thương cảm. Khi người khác làm họ bị tổn thương hoặc xúc phạm, lòng họ nặng trĩu. Những cảm xúc được bộc ra một cách theo cường điệu mạnh mẽ, hoặc họ phải trải qua những cơn khủng hoảng kéo đến ngay cả khi họ đang trên giường ngủ. Nhiều khi họ khóc lóc, hay thậm chí là gào thét, nhưng thường thì họ xuất hiện ở ngoài phố, trong vẻ mặt bình tĩnh và cố giấu nhẹm đi những cảm xúc đang chạy hỗn loạn trong đầu mình, thay vì giải thích chúng ra, bị họ đã quen rồi, những lần bị người khác từ chối lắng nghe, thậm chí là hắt hủi.

Có lẽ người ngoài chưa từng nhận ra, nhưng đấy là bởi vì đôi lúc cảm xúc quá ngổn ngang, khó mà ngồi lại và chia sẻ hết được. Vậy nên người ta thường nghĩ họ là người lạnh lùng, hay thậm chí là thờ ơ, trong khi thực chất là họ chỉ đang cố kiềm chế và bảo vệ những xúc cảm của mình, của một HSP.

Hiểu lầm 4: Người nhạy cảm là những người yếu đuối

Họ không hề yếu đuối, mà là họ không phải những người mạnh mẽ theo cách thông thường. Những người nhạy cảm phải đối mặt rất nhiều thách thức trong cuộc sống mà người khác sẽ chẳng bao giờ trải qua hay hiểu hết được. Đúng là những thứ nhỏ nhặt có thể khiến họ dễ stress, khóc lóc, còn những nỗi đau về thể xác và tâm hồn mà họ phải trải qua thì cũng nặng nề và khó chữa lành hơn nhiều.

Nhưng điều này đâu có nghĩa rằng họ không thể làm việc gì ra hồn, rằng họ luôn nghĩ mình tự ti và chẳng thể tự mình làm chủ cuộc sống?

Những người cực kì nhạy cảm chính là những nghệ sĩ, những người có bộ óc sáng tạo tuyệt vời và là những đôi tay vàng có thể chữa lành vết thương tâm hồn cho rất nhiều người khác. Nicole Kidman, Albert Einstein, Mozart… và còn nhiều cái tên nữa, đều là những người cực kì nhạy cảm. 

Rất nhiều HSP tạo ra những điều khác biệt, bất chấp những trở ngại mà họ đã, đang và sẽ phải đối mặt.

Và gửi đến những HSP đang ở ngoài kia, bạn không hề kỳ quặc đâu, đơn giản vì bạn chỉ là một người cực kỳ nhạy cảm mà thôi, hãy tin rằng chúng tôi luôn ủng hộ bạn!

Trên đây là 4 hiểu lầm mà người nhạy cảm rất khó nói ra với những người xung quanh, hi vọng sau khi xem xong video này, các bạn sẽ hiểu thêm về thế giới người nhạy cảm.  

Theo dõi kênh video của ACM tại: 

https://www.youtube.com/channel/UCCYtBWDxjD5zDRnTkjfF_HQ

Nguồn tham khảo:

http://highlysensitive.org/705/are-highly-sensitive-men-more-creative/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4086365/

https://highlysensitiverefuge.com/highly-sensitive-person-brain/

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: https://acrazymind.vn/donate/. Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền video thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan