4 Nguyên Mẫu Tâm Lý Chính Theo Học Thuyết Của Carl Jung

Nguyên mẫu là những mô hình mang tính phổ quát và bẩm sinh của con người, hành vi hay nhân cách, nó đóng vai trò ảnh hưởng tới hành vi của con người. Những nguyên mẫu được đưa ra bởi …

Nguyên mẫu là những mô hình mang tính phổ quát và bẩmsinh của con người, hành vi hay nhân cách, nó đóng vai trò ảnh hưởngtới hành vi của con người. Những nguyên mẫu được đưa ra bởi bác sĩtâm thần người Thụy Sỹ tên Carl Jung, ông cho rằng các nguyên mẫu nàylà những hình thái cổ xưa của trí tuệ bẩm sinh của loài người đượctruyền lại từ tổ tiên chúng ta. [1]

Trong tâm lý học của Jung, các nguyên mẫu đại diệncho những khuôn mẫu và những hình ảnh phổ quát là một phần của vôthức tập thể. Jung tin rằng chúng ta kế thừa những nguyên mẫu nàynhiều như cách chúng ta kế thừa những mô thức hành vi mang tính bảnnăng.

Vô thức cá nhân và Vô thức tập thể

Ban đầu Jung là một người ủng hộ cho người thầythông thái của mình là Sigmund Freud. Mối quan hệ cuối cùng đã rạnnứt vì những chỉ trích của Jung về sự nhấn mạnh của Freud vào yếu tốtính dục trong suốt quá trình phát triển, việc này đã khiến Jung tựphát triển phương pháp phân tâm học của riêng mình mà ngày nay đượcbiết đến với cái tên tâm lý học phân tích.

Mặc dù Jung đồng ý với quan điểm của Freud rằng phầnvô thức đóng một vai trò quan trọng đối với nhân cách và hành vi, nhưngJung cũng đã mở rộng quan niệm về vô thức cá nhân của Freud để bao gồmthêm cái mà Jung gọi là vô thức tập thể.

Jung tin rằng tâm thức con người bao gồm ba thành phần:

Cái tôi (the ego)

Vô thức cá nhân (the personal unconscious)

Vô thức tập thể (the collective unconscious)

Theo Jung, cái tôi đại diện cho tâm trí ý thức, trongkhi vô thức cá nhân chứa đựng những ký ức bao gồm cả những ký ứcbị đè nén.

Vô thức tập thể là một thành phần độc nhất vì Jungtin rằng phần thuộc tâm thức này hoạt động như một hình thức kế thừatâm lý. Nó chứa đựng tất cả những tri thức và kinh nghiệm mà toàn bộloài người đều có. [2]

Nguồn gốc của các nguyên mẫu của Jung

Các nguyên mẫu này đến từ đâu? Jung tin rằng vô thứctập thể là nơi mà những nguyên mẫu này tồn tại. Ông cho rằng nhữngmô hình này mang tính bẩm sinh, phổ quát, và có tính di truyền. Cácnguyên mẫu không cần phải trải qua học tập mới có và chức năng củachúng là sắp đặt cách mà chúng ta trải nghiệm một số sự việc nhấtđịnh.

“Tất cả những ý tưởng có tác động mạnh mẽ nhất tronglịch sử đều quay về với những nguyên mẫu,” Jung giải thích trong cuốnsách “The Structure of the Psyche” [tạm dịch: “Cấu trúc của tâm thức”] củaông. [3]

Theo ông, “Điều này đặc biệt đúng với những ý tưởngtôn giáo, nhưng những khái niệm trung tâm trong khoa học, triết học vàđạo đức cũng không nằm ngoài quy luật này. Ở dạng hiện hữu, chúnglà các biến thể của những ý tưởng mang tính nguyên mẫu được tạo raqua việc áp dụng và thích nghi một cách có ý thức những ý tưởngnày vào thực tiễn. Vì chức năng của ý thức không chỉ là để nhậnbiết và hiểu thấu thế giới bên ngoài thông qua cửa ngõ là các giácquan, mà còn để diễn giải thế giới bên trong chúng ta thành hiện thựchữu hình,”.

Jung bác bỏ nguyên lý tabula rasa hay quan niệm cho rằngtâm trí con người là một phiến đá trống trơn lúc mới sinh ra và chỉđược lấp đầy bằng những kinh nghiệm. Ông cũng tin rằng tâm trí conngười lưu giữ lại được các khía cạnh nền tảng, vô thức, sinh họccủa tổ tiên chúng ta. Những “hình ảnh nguyên thủy sơ khai” (“primordialimages”) này, như cách ông đặt tên chúng lúc ban đầu, có vai trò làmột nền móng cơ bản trong việc là con người.

Jung tin rằng những đặc tính cổ xưa và mang tínhthần thoại đã hình thành nên các nguyên mẫu này có ở tất cả mọingười trên khắp thế giới. Chính các nguyên mẫu này tượng trưng chonhững động cơ thúc đẩy, giá trị và nhân cách cơ bản của con người.

Jung cho rằng mỗi một nguyên mẫu có một vai trò trongnhân cách, nhưng ông nhận thấy hầu hết mọi người đều bị chi phối bởimột nguyên mẫu nhất định. Theo Jung, cách thức thật sự mà một nguyênmẫu được biểu hiện hoặc nhận diện phụ thuộc vào một vài nhân tố baogồm những ảnh hưởng thuộc về văn hóa và những trải nghiệm của từngcá nhân.

Jung xác định có bốn nguyên mẫu tâm lý chính, nhưng ôngcũng tin rằng không có một con số giới hạn cụ thể nào. Sự tồn tạicủa những nguyên mẫu này không thể quan sát trực tiếp được nhưng cóthể suy luận bằng cách xem xét tôn giáo, tín ngưỡng, các giấc mơ, nghệthuật, và văn thơ. [4]

Bốn nguyên mẫu chính mà Jung đưa ra cũng như một vàinguyên mẫu thường gặp khác thường bao gồm những nguyên mẫu được nêudưới đây:

Cái thể diện (The Persona)

Cái thể diện là cách mà chúng ta thể hiện bản thân ravới thế giới. Từ “persona” trong tiếng Anh có nguồn gốc từ một từtrong tiếng Latin có nghĩa là “mask” (“mặt nạ”). Tuy nhiên nó lại khôngphải là một chiếc mặt nạ theo nghĩa đen.

Cái thể diện tượng trưng cho tất cả những chiếc mặt nạxã hội mà chúng ta đeo trong nhiều nhóm và nhiều tình huống khácnhau. Nó có vai trò như một chiếc khiên che chắn cái tôi khỏi nhữnghình ảnh tiêu cực. Theo Jung, cái thể diện có thể xuất hiện trong cácgiấc mơ dưới nhiều hình thức khác nhau.

Trong quá trình trưởng thành, trẻ con học được rằngchúng phải cư xử theo một số cách nhất định để phù hợp với nhữngkỳ vọng và tiêu chuẩn của xã hội. Cái thể diện phát triển như một chiếcmặt nạ xã hội để kiềm nén tất cả những thôi thúc nguyên thủy, xung năng,và những cảm xúc không được xã hội chấp nhận.

Nguyên mẫu cái thể diện cho phép con người thích nghi được với thế giới xung quanh họ và phù hợp với xã hội mà họ đang sống. Tuy nhiên, việc định danh quá chặt chẽ với nguyên mẫu này sẽ dẫn đến việc con người ta đánh mất đi bản ngã thật của mình.

Chiếc bóng (The Shadow)

Chiếc bóng là một nguyên mẫu bao gồm những bản năngsống và bản năng tình dục. Chiếc bóng tồn tại như một phần của tâmtrí vô thức và nó được hình thành bởi các ý tưởng bị đè nén, những điểm yếu,những khao khát, những bản năng, và những khiếm khuyết.

Chiếc bóng được hình thành từ những nỗ lực củachúng ta nhằm thích nghi với những chuẩn mực văn hóa và kỳ vọng.Nguyên mẫu này chứa đựng tất cả những thứ không được chấp nhận khôngchỉ bởi xã hội mà còn bởi chính đạo đức và giá trị của mộtngười. Nó có thể bao gồm những thứ như sự đố kỵ, tham lam, thànhkiến, ghét bỏ, và công kích.

Jung gợi ý rằng chiếc bóng có thể xuất hiện trongnhững giấc mơ hay những ảo ảnh dưới nhiều dạng thức. Nó có thểxuất hiện dưới hình dạng một con rắn, một con quái vật, một ácquỷ, một con rồng, hay dưới hình dạng của những loại sinh vật tămtối, hoang dại hay ngoại lai nào đó.

Nguyên mẫu này thường được miêu tả như mặt tối củatâm hồn, đại diện cho sự hoang dại, hỗn loạn, và bí ẩn. Jung tinrằng những tâm tính ẩn tàng này hiện diện trong tất cả chúng ta, chodù đôi khi chúng ta chối bỏ những yếu tố này trong tâm hồn mình vàphóng chiếu nó lên những người khác.

Ẩn nữ (The Anima) hay ẩn nam (The animus)

Ẩn nữ là hình ảnh nữ tính trong tâm hồn người đànông, và ẩn nam là hình ảnh nam tính trong tâm hồn người phụ nữ. [5] Ẩnnữ / ẩn nam đại diện cho “cái ngã chân thực” hơn là cho hình ảnh màchúng ta thể hiện ra trước người khác và có vai trò như một kênh liênlạc quan trọng với cái vô thức tập thể.

Jung tin rằng những thay đổi về mặt sinh lý cũng nhưnhững ảnh hưởng mang tính xã hội đều góp phần vào sự phát triểncủa vai trò giới và định danh về giới. Jung cho rằng sự ảnh hưởng củanguyên mẫu ẩn nữ và ẩn nam cũng nằm trong quá trình này. Theo Jung, ẩnnam đại diện cho khía cạnh nam tính ở phụ nữ trong khi ẩn nữ đạidiện cho khía cạnh nữ tính ở đàn ông.

Những hình ảnh nguyên mẫu này dựa trên những thứđược tìm thấy trong cả vô thức tập thể lẫn vô thức cá nhân. Vô thứctập thể có thể bao gồm các quan niệm về cách thức người phụ nữ nênhành xử, trong khi những kinh nghiệm cá nhân khi tiếp xúc với những bàvợ, những cô bạn gái, những người chị hay người mẹ góp phần tạo nên hìnhảnh mang tính cá thể hơn về người phụ nữ.

Tuy vậy, trong nhiều nền văn hóa, đàn ông và phụ nữđược khuyến khích tiếp nhận những vai trò giới mang tính truyền thốngvà thường cứng nhắc. Jung cho rằng việc ngăn cấm đàn ông khám phánhững khía cạnh nữ tính và phụ nữ khám phá những khía cạnh namtính sẽ ngăn cản sự phát triển tâm lý.

Sự kết hợp giữa ẩn nam và ẩn nữ được biết đến vớitên gọi “syzygy” hay cặp đôi thần thánh. Syzygy biểu trưng cho sự hoànthiện, thống nhất và toàn vẹn.

Tự ngã (The Self)

Tự ngã là một nguyên mẫu đại diện cho sự hợp nhấtgiữa vô thức và ý thức của một cá nhân. Jung thường miêu tả tự ngãdưới dạng hình tròn, hình vuông, hay mandala.

Việc hình thành nên tự ngã xảy ra thông qua một quátrình có tên gọi là quá trình thành toàn tự ngã / cá nhân hóa(individuation), khi đó nhiều khía cạnh của nhân cách được hợp thànhmột thể thống nhất. Jung tin rằng sự bất hòa hợp giữa phần tâm trívô thức và ý thức có thể dẫn tới những vấn đề về tâm lý. Nhận thứcđược những xung đột này và điều chỉnh, thích ứng chúng trong sự nhận thứctỉnh táo là một phần quan trọng của quá trình cá nhân hóa.

Jung cho rằng có hai trung tâm khác nhau trong nhân cách:

• Cái tôi tạo nên trung tâm của ý thức, nhưng chính cáitự ngã mới nằm ở trung tâm của nhân cách.

• Tính cách bao hàm không chỉ tâm trí ý thức mà còncả cái tôi và phần tâm trí vô thức.

Bạn có thể hình dung về điều này bằng cách liên tưởngđến một hình tròn với một dấu chấm ở trung tâm. Toàn bộ vòng trònchính là tự ngã, còn dấu chấm nhỏ ở chính giữa đại diện cho cái tôi.

Theo Jung, mục tiêu tối thượng của một cá nhân là cóđược cảm thức về một cái ngã cố kết, quan điểm này có nhiều điểm tương đồngvới khái niệm hiện thực hóa bản ngã trong tháp nhu cầu của Maslow.

Những nguyên mẫu khác

Jung cho rằng số lượng các nguyên mẫu tồn tại không hềbất động và cố định. Thay vào đó, rất nhiều nguyên mẫu có thể trùng lấphay kết hợp với nhau trong thời điểm bất kỳ nào đó.

Dưới đây chỉ là một vài trong số đa dạng những nguyênmẫu khác mà Jung đã miêu tả:

• Người cha (the father): Hình tượng uy quyền; tínhnghiêm khắc; sức mạnh/quyền uy

• Người mẹ (the mother): Sự nuôi dưỡng; vỗ về

• Đứa trẻ (the child): Khao khát sự ngây thơ; tái sinh;sự cứu rỗi

• Ông lão thông thái (the wise old man): Sự chỉ dẫn; trithức; thông tuệ

• Anh hùng (the hero): Chiến thắng; người bảo vệ;người cứu nạn

• Thiếu nữ (the maiden): Ngây ngô; khát vọng; thuầnkhiết

• Kẻ lừa đảo (the trickster): Kẻ lừa gạt; dối trá; gâyrối

Vài lời từ trang Verywell

Những ý tưởng của Jung không được phổ biến như củaFreud và các nguyên mẫu của ông không được nhìn nhận một cách tích cựctrong tâm lý học hiện đại. Nguyên nhân của việc này có thể là do cáccông trình của ông thường có xu hướng xoáy vào tính thần bí và giảkhoa học, và chính vì vậy nên thường được nghiên cứu như một tạo tácmang tính lịch sử, trong các lĩnh vực phê bình văn học và những ứng dụngcủa thần thoại học trong văn hóa đại chúng hơn là được coi như một đónggóp quan trọng trong khoa học nghiên cứu tâm trí và hành vi.

Những ý kiến chỉ trích các nguyên mẫu của Jung chorằng chúng quá rập khuôn, giản lược và thiên về phương diện văn hóa.

[1] Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ – APA. Nguyên mẫu. Từđiển Tâm lý học APA.

[2] Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ – APA. Vô thức tập thể.Từ điển Tâm lý học APA.

[3] Jung C. Collected Works of C.G. Jung, Volume 8:Structure & Dynamics of the Psyche [tạm dịch: Tuyển tập những công trìnhnghiên cứu của C.G.Jung, Quyển 8: Cấu trúc & Động năng của Tâm thức](Adler G & Hull R, Eds.). Princeton, NJ: Princeton University Press;1969.

doi:10.2307/j.ctt5hhr1w

[4] Stevens A. Living Archetypes: The selected works ofAnthony Stevens [tạm dịch: Những nguyên mẫu sống: Tuyển tập những côngtrình nghiên cứu của Anthony Stevens] Oxon: Routledge; 2015. ISBN978-1-317-59562-5

[5] Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ. Anima. Từ điển Tâm lýhọc APA

Dịch: Huyền Trang

Biên tập: Lyo Kiu

Nguồn ảnh: Verywellmind.com

Nguồn bài viết:  https://www.verywellmind.com/what-are-jungs-4-major-archetypes-2795439

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan