4 Tình Huống Làm Việc Căng Thẳng Nhất Đối Với Người Hướng Nội

Làm thế nào để mỗi người hướng nội chúng ta có thể phát hiện được những áp lực (và động lực!) ở nơi làm việc? Và làm thế nào để chúng ta có khoảng thời gian độc lập nhưng lại năng suất và hoàn thiện nhất?

Không gian làm việc mở, kế hoạch ăn trưa nhóm và các cuộc họp bắt buộc dường như đều được dành cho cho người hướng ngoại – điều tạo ra nhiều áp lực cho người hướng nội.
Vậy làm thế nào để mỗi người hướng nội chúng ta có thể phát hiện được những áp lực (và động lực!) ở nơi làm việc? Và làm thế nào để chúng ta có khoảng thời gian độc lập nhưng lại năng suất và hoàn thiện nhất? Dưới đây, A Crazy Mind sẽ đi đồng hành cùng bạn qua bốn tình huống khó khăn nhất tại nơi làm việc đối với người hướng nội, đồng thời cung cấp một vài mẹo để bạn tỉnh táo tìm ra chúng.

1. Các sự kiện kết nối và tiệc tùng

Tất cả chúng ta đều thấy được bản thân trong Elaine (phim Seinfeld)  khi cô ấy nói với Jerry rằng “Tôi sẽ tham gia nếu tôi không cần phải nói chuyện”. Nếu bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi khi phải xã giao trong hai giờ liên tiếp tại một bữa tiệc văn phòng, thì đừng lo lắng, bạn không hề đơn độc.

Làm thế nào bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn? Hãy thử vạch ra một chiến lược tẩu thoát. Khi bạn thấy rằng mình không bắt buộc phải ở lại, có nhiều khả năng bạn sẽ muốn ở lại hơn.

Trên trang của mình, nhà đầu tư Hunter Walk (tự mô tả là một người hướng nội hay lo lắng) giải thích cách anh xử lý các sự kiện lớn:

Cựu CEO của Yahoo, Marissa Meyer cũng có một chiến lược tương tự. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Vogue, cô thừa nhận rằng cô luôn có sự thôi thúc phải trốn tránh tại các bữa tiệc. Vì vậy, trước khi một bữa tiệc bắt đầu, cô tự hứa với bản thân rằng mình có thể rời đi vào một thời điểm được định trước. Tôi thực sự sẽ nhìn vào đồng hồ của mình và nói, “Mình không thể rời đi cho đến lúc x”, cô ấy tự nhủ, “Và nếu mình vẫn thấy tồi tệ tại thời điểm x, mình sẽ rời đi.”

Trước kia, tôi thường lẳng lặng trốn đi bất cứ khi nào tôi nhận ra cảm giác “trời ạ, tôi không muốn ở lại đây nữa”. Giờ tôi tự phát hiện ra sự thôi thúc đó, chấp nhận nó, thở sâu và xem xét liệu tôi có thể ở lại thêm 30 phút nữa không. Ngay khi tôi đã đánh giá xong xuôi, tôi hoàn toàn ổn với việc lượn mất sau 30 phút nếu cảm giác ấy vẫn còn đó, nhưng lại thường hay dạo chơi lâu hơi là mình để ý.

2. Làm việc với người hướng ngoại

Nếu sếp của bạn là một người hướng ngoại, bạn có thể quen thuộc với MBWA hoặc “Quản lý lang thang”.

Lần tới, khi sếp của bạn gặp phải một vấn đề “hóc búa” đang rất cần bạn giải đáp (chúng tôi đoán bạn sẽ không phải đợi lâu đâu), hãy thử nói, “Tôi rất vui mừng được trả lời sếp ngay, nhưng tôi có thể đưa ra một câu trả lời tốt hơn nếu có thể dành thời gian suy nghĩ, sau đó phản hồi lại”.

Dưới đây là một vài chiến lược bổ sung mà bạn có thể đề xuất với sếp hoặc nhóm của mình để đảm bảo bạn (và những người hướng nội như bạn) có thời gian và không gian để làm việc tốt:

– Dành khoảng ra thời gian riêng tư: Thử phân chia ngày của bạn thành những khoảng thời gian hợp tác và thời gian tập trung một mình. Trong khoảng thời gian độc lập. mỗi thành viên của nhóm có quyền tự chọn một nơi yên tĩnh trong văn phòng và làm việc một mình.

– Quy tắc 5 giây: Yêu cầu người hướng ngoại im lặng khoảng 5 giây trước khi họ tham gia vào một cuộc trò chuyện. Người hướng nội có xu hướng hoạt động tốt hơn khi họ có thời gian tư duy lâu hơn trước khi nói.

– Các cuộc họp “đi bộ”: Như Tiến sĩ Jennifer Kahnweiler giải thích trong cuốn sách The Genius of Opposites của cô, một cuộc đi bộ giúp người hướng nội dễ dàng nói ra ý tưởng của họ hơn, vì họ không phải giao tiếp bằng mắt liên tục. Khi họ nói hoặc tìm kiếm từ ngữ, người hướng nội có xu hướng tránh nhìn vào người khác để giảm kích thích thị giác và tránh để bộ não bị quá tải.

– Nghi thức họp: Vì mỗi một cuộc gặp mặt đều được tổ chức theo tính chất hướng ngoại, người hướng nội lại cần một nghi thức nào để có thể hòa nhập một cách thoải mái. Theo tác giả Brad Stone, trước mỗi cuộc họp tại Amazon, Jeff Bezos yêu cầu nhân viên phải viết một bài tường thuật dài sáu trang nêu chi tiết quan điểm của họ. Cuộc họp bắt đầu trong im lặng khi mọi người đọc tài liệu. Bezos làm điều này bởi vì ông tin rằng nó vừa khuyến khích tư duy phản biện vừa cho người hướng nội thời gian để suy ngẫm trước khi cuộc thảo luận bắt đầu.

3. Đi công tác hoặc tĩnh tâm

Khi Mollie đi công tác và dành 24/7 với đồng nghiệp hoặc khách hàng, cô thường cảm thấy nôn nao kiểu hướng nội. Shawna Courter, người đặt ra cụm từ trên báo Introvert, Dear, mô tả việc nôn nao kiểu hướng nội là:

“Đó là một trải nghiệm kinh khủng. Nó bắt đầu với một phản ứng của cơ thể đối với sự kích thích quá mức. Tai bạn rung lên, mắt bạn mờ đi và bạn thở gấp. Có lẽ lòng bàn tay bạn còn đang đổ mồ hôi. Và sau đó đầu óc bạn chập chờn như muốn tắt, bạn có cảm tưởng mình đang lái xe từ một con đường rộng thênh vào một cái hầm hẹp dài, hun hút. Bây giờ, tất cả những gì bạn muốn là ở nhà một mình, nơi mọi thứ đều yên tĩnh.”

Người hướng nội có nguồn năng lượng xã hội hạn chế hơn người hướng ngoại. Một khi người hướng nội đã hết nguồn dự trữ năng lượng này, điều duy nhất có ích cho họ là rút lui. Đây là điều người hướng ngoại không phải lúc nào cũng hiểu – nó là một cảm giác vật lý thực tế mà không chỉ là một sở thích nhỏ.

Phương pháp chữa trị triệu chứng nôn nao của Mollie là đi bộ một mình hoặc nằm trong tư thế của thai nhi trên chiếc ghế dài và xem TV “như không xem”, tốt nhất là một chương trình của Anh. Còn Liz hồi phục bằng cách rút lui vào căn hộ có tường trắng, tối giản, tĩnh lặng và không có kích thích giác quan.

Nhưng hành vi phòng thủ tốt nhất là chủ động. Để ngăn chặn tình trạng nôn nao kiểu hướng nội, Mollie thường sẽ nói với các đồng đội của mình rằng cô cần sắp xếp thời gian vào cuối ngày du lịch để giải tỏa. Nếu bạn biết bạn sẽ ở cùng với các đồng nghiệp cả ngày (ví dụ: tại một hội nghị hoặc khóa tu), hãy cố gắng rút bớt một vài giờ vào cuối mỗi ngày để rời khỏi nhóm.

Bạn cũng có thể tìm ra lúc nào trong ngày bạn cần tham dự và lúc nào không bắt buộc, hoặc nói chuyện với người quản lý của bạn về việc lên lịch nghỉ (hoặc nếu bạn là người quản lý, hãy lên lịch cho những giờ nghỉ đó!).

4. Gọi điện thoại

Bạn biết rằng nó sẽ xảy ra: nỗi sợ mang tên điện thoại. Đối với người hướng nội, các cuộc gọi điện thoại luôn đồng nghĩa với những khoảng dừng kỳ cục, những lo lắng về việc nhảy vào họng người khác, và rất nhiều cuộc nói chuyện xã giao khó nắm bắt khác. Nhận được một cuộc gọi điện thoại bất ngờ cũng có thể đưa chúng ta ra khỏi thời kỳ năng suất. Ngay cả một cuộc trò chuyện ngắn cũng có thể làm hỏng toàn bộ quá trình suy nghĩ của chúng ta.


Cách tốt nhất để chứng sợ điện thoại này là sắp xếp trước các cuộc gọi. Điều này đảm bảo bạn sẽ có nhiều thời gian để tập trung hơn.

Sự kiện giúp giải tỏa căng thẳng đầu tiên mang quy mô toàn công ty mà Genius, một công ty truyền thông âm nhạc, tổ chức là một chuyến dã ngoại tập thể suốt bốn ngày khiến Liz kiệt sức. Cô đã nói chuyện với nhà lãnh đạo của công ty, người đã đảm bảo cung cấp cho nhân viên đủ thời gian nghỉ ngơi để hồi sức cho buổi giải tỏa lần thứ hai.

Dịch: Kuhe

Biên tập: Linh Vũ

Minh họa: Ngọc Anh

Nguồn: https://introvertdear.com/news/stressful-work-situations

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL


BẢN THẢO
Bài viết liên quan