5 cách giúp bạn xây dựng khả năng phục hồi mỗi ngày

Mớ cảm xúc sau một sự kiện căng thẳng có thể khơi dậy những chuyện tiêu cực về chính bản thân bạn hoặc người khác, lặp đi lặp lại mà chẳng mang lại ích lợi gì.

Khám phá cách để thích nghi với những biến cố mà cuộc sống đẩy bạn vào giúp bạn có khả năng ứng phó cao hơn.

 

Khả năng phục hồi là quá trình đối phó một cách hiệu quả khi đối diện với nghịch cảnh – là sự hồi phục sau những trở ngại và khó khăn. Điều tuyệt vời về khả năng phục hồi chính là nó không phải là một đặc điểm tính cách; nó liên quan đến cách chú ý, suy nghĩ và cư xử mà bất cứ ai đều có thể học được.

 

Nhà thần kinh học nổi tiếng thế giới Richard Davidson đã tìm thấy bằng chứng cho thấy chánh niệm (hoặc tỉnh thức-mindfulness: trạng thái tinh thần khi một người tập trung toàn bộ cảm xúc, cảm giác và suy nghĩ của mình vào một sự vật, sự việc và không có bất cứ phán xét gì tại một thời điểm nhất định trong hiện tại) giúp tăng khả năng phục hồi, và khi bạn càng thực hành thiền chánh niệm, bộ não của bạn càng trở nên linh hoạt hơn. Mớ cảm xúc sau một sự kiện căng thẳng có thể khơi dậy những chuyện tiêu cực về chính bản thân bạn hoặc người khác, lặp đi lặp lại mà chẳng mang lại ích lợi gì. Chẳng hạn như, nếu bạn có một cuộc tranh cãi với nửa kia của mình trước khi đến chỗ làm, kết cục là bạn có thể sẽ cứ “replay” cuộc nói chuyện đó trong đầu cả ngày, điều này tiếp tục làm gia tăng sự lo lắng hoặc tâm trạng xấu hơn mức cần thiết. Chánh niệm làm giảm việc trầm ngâm suy nghĩ này, và nếu thực hành thường xuyên, nó sẽ thay đổi não bộ giúp bạn có khả năng phục hồi tốt hơn trước những sự kiện căng thẳng trong tương lai.

 

Mớ cảm xúc sau một sự kiện căng thẳng có thể khơi dậy những chuyện tiêu cực về chính bản thân bạn hoặc người khác, lặp đi lặp lại mà chẳng mang lại ích lợi gì. Chánh niệm làm giảm việc trầm ngâm suy nghĩ này, và nếu thực hành thường xuyên, nó sẽ thay đổi não bộ giúp bạn có khả năng phục hồi tốt hơn trước những sự kiện căng thẳng trong tương lai.

Khi còn là một giáo viên, thỉnh thoảng sự căng thẳng dường như lên cao đến đỉnh điểm. Tôi có rất nhiều việc phải làm và không có đủ thời gian để hoàn thành chúng. Ngoài ra, việc đối mặt với hành vi mang tính thách thức, những phụ huynh đòi hỏi khắt khe và yêu cầu từ đội ngũ quản lý khiến tôi cảm thấy rất áp lực. 

May mắn là chánh niệm đã giúp tôi đương đầu với những thử thách. Sau đó, tôi nhận ra rằng chánh niệm và các chiến lược liên quan đã giúp tôi trong việc ứng phó.

 

Một số khía cạnh chính của khả năng phục hồi:

  • Những mối quan hệ tích cực–là nhân tố quan trọng nhất.
  • Khả năng lên kế hoạch và hành động để giải quyết vấn đề.
  • Năng lực quản lý những cảm xúc tiêu cực-chánh niệm là một khía cạnh quan trọng ở đây.
  • Kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

 

Dưới đây là 5 cách để xây dựng khả năng phục hồi:


  1. Nuôi dưỡng các mối quan hệ. Hãy có nhiều mối quan hệ tích cực, hỗ trợ đến từ cả bên trong lẫn bên ngoài gia đình bạn. Nếu không có, bạn hãy thực hiện các bước để cải thiện tình hình. Tham gia một câu lạc bộ, một nhóm địa phương, nhóm tình nguyện hoặc thậm chí là một lớp học buổi tối.
  2. Tìm ý nghĩa trong những thử thách khó khăn. Khi phải đối mặt với nghịch cảnh, hãy xem liệu bạn có thể tìm ra một cách tích cực nào đó mà bạn đã đối phó với thử thách hay không. Mọi người thường cho biết rằng các mối quan hệ được cải thiện, ý thức trở nên tốt hơn hoặc sự biết ơn đối với cuộc sống khi đối mặt với những khó khăn lớn. 
  3. Hãy lạc quan. Sử dụng chánh niệm để chuyển sự chú tâm của bạn từ suy ngẫm tiêu cực sang những suy nghĩ tích cực hơn về tương lai. Hy vọng và sự lạc quan là một lựa chọn. Tránh việc cho rằng khủng hoảng là không thể vượt qua. Bạn không thể thay đổi sự thật rằng sẽ luôn có những sự kiện gây ra căng thẳng, nhưng bạn có thể học cách thay đổi phản ứng của mình với nó. Những thay đổi dù nhỏ nhất đều quan trọng và việc thiền định có thể hữu ích.

Tránh việc cho rằng khủng hoảng là không thể vượt qua. Bạn không thể thay đổi sự thật rằng sẽ luôn có những sự kiện gây ra căng thẳng, nhưng bạn có thể học cách thay đổi phản ứng của mình với nó.  


  1. Hãy kiên quyết. Đưa ra quyết định và thực hiện thay vì hy vọng mọi thứ rồi sẽ trở nên tốt hơn vào một ngày nào đó. Nếu bạn không giỏi việc này, hãy đọc thêm về những cách giúp cải thiện hoặc nhờ một người bạn đáng tin cậy giúp đỡ. Không đưa ra quyết định bản thân nó đã là một quyết định.
  2. Chấp nhận rằng thay đổi là một phần của cuộc sống. Hãy liệu trước rằng mọi thứ sẽ thay đổi và tai họa sẽ ập đến, thay vì làm ra vẻ tất cả mọi thứ luôn diễn ra tốt đẹp. Thay đổi là một phần của cuộc sống. Mục tiêu của bạn là đối phó một cách hiệu quả thay vì né tránh mất mát hoặc đau đớn. 

 

Khi nói đến khả năng phục hồi, tính linh hoạt là điều quan trọng nhất. Khám phá cách để thích nghi với những biến cố mà cuộc sống đẩy bạn vào giúp bạn có khả năng ứng phó cao hơn.

 

Suy ngẫm: Bạn có thể thực hiện hành động đơn giản nào để bắt đầu tăng khả năng phục hồi của mình? Có thể là việc đơn giản như nhấc điện thoại lên và thực hiện một cuộc gọi mỗi ngày.

 

Bài viết này được chỉnh sửa dựa trên cuốn sách The Mindful Way Through Stress của Shamash Alidina.

 

Dịch: Ngọc Linh

Nguồn: https://www.mindful.org/5-ways-build-resilience-every-day/

BẢN THẢO
Bài viết liên quan