5 chấn thương thời thơ ấu chúng ta thực sự khó thể ngó lơ

Việc mối quan hệ của bạn không ổn định hay thiếu sự thân mật tình cảm với nửa kia là đều có lý do. Và công việc không mấy tiến triển hoặc khởi nghiệp mà cứ tuột dốc không phanh cũng thế. Đấy là một câu chuyện cũ, nhưng nó là câu chuyện mà cả cơ thể và tâm trí bạn ngày nào cũng trải qua. Và bản thân bạn cứ lặp đi lặp lại như một người trưởng thành; chỉ là những câu chuyện ấy trông chả giống nhau gì cả.

 

Bạn có lẽ sẽ thắc mắc là điều gì sẽ diễn ra nếu như bạn không bị lạm dụng tình dục hay bạo hành thể chất, nhưng tôi ở đây để nói cho bạn biết rằng bạn cũng từng trải qua thương tổn. Bạn không biết mình đã gặp nó chưa, hay ai đó nói bạn hãy vượt qua nó, rằng những gì bạn đối mặt không phải là ‘chấn thương’. Phong trào #metoo đã cho phép chúng ta nói lên tiếng lòng về những vụ lạm dụng mà ta phải đối mặt một mình hay cả tập thể. Tôi thích việc chúng ta sẽ bắt đầu nói về những tổn thương ngay lúc này để giải tỏa đi sự xấu hổ của bản hân, nhưng có khá ít người nói về các loại chấn thương thời ấu thơ khác ảnh hưởng đến ta mỗi ngày.

Dưới đây là 5 chấn thương mà bạn có lẽ đã gặp phải nhưng lại bị bỏ qua do người khác nói rằng điều đó là bình thường hay chẳng phải vấn đề gì to tát.  

 

Cha mẹ bạn là kiểu phụ huynh không có nhiều xúc cảm hoặc chẳng mấy khi thể hiện tình cảm

Cách nhận biết: Cha mẹ bạn không thể hiện tình yêu thương hay dành chút cảm thương cho những lần lầm lỗi như một kiểu trừng phạt. Phụ huynh sẽ đối xử thật tử tế với bạn trước mặt người ngoài nhưng lại gạt bỏ hoặc lạnh nhạt khi trở về nhà. Họ không có sự kết nối với bạn, giúp đỡ hay làm bạn thoải mái mỗi khi bạn cần vì họ không thể chịu đựng được sự căng thẳng và mối quan hệ giữa hai người chẳng bền vững cho cam. Có lẽ bạn đã được nghe đâu đó rằng ‘Cha/mẹ có cuộc sống của riêng mình, và cha/mẹ không thể lúc nào cũng là cha/mẹ của con’ hoặc ‘Con là sự lầm lỡ, cha/mẹ chưa bao giờ muốn có con.’

 

 

Bạn đã trải nghiệm những đòi hỏi quá mức khi còn nhỏ hay những trách nhiệm không phù hợp hoặc nặng nề

 

Biểu hiện của nó như sau: Bạn lớn lên với cha mẹ bị bệnh và phải chăm sóc cho họ. Bạn trưởng thành ở cái độ tuổi của trẻ thơ chỉ vì cha mẹ bạn không ở nhà và phải quần quật làm việc nuôi sống gia đình. Bạn sống với cha mẹ bợm rượu và phải đánh thức họ dậy đi làm, chăm lo cho họ hay cho các anh chị em, dọn dẹp nhà cửa, và nấu ăn cho tất cả mọi người trong nhà. Cha mẹ bạn đặt nặng những mong mỏi ở bạn, điều mà những bạn cùng trang lứa khác ít gặp phải bao giờ.

 

 

Bạn bị bỏ mặc, bị bỏ bê, hay sống mà không có những giới hạn được đặt ra

 

Làm sao bạn biết mình gặp phải nó: Thuở bé cha mẹ để bạn một mình trong thời gian dài mà không có lấy một người trông trẻ. Cha mẹ bạn hiếm khi hoặc không bao giờ dành thời gian với bạn. Bạn thường ở phòng riêng và không bao giờ ở cùng hoặc cùng xem TV với họ, vì thế chẳng ai liên can tới ai cả. Bạn không biết rằng cha mẹ có thật sự là cha mẹ của bạn hay là bạn bởi họ không bao giờ đặt ra những luật lệ. Nếu có, cha mẹ sẽ không coi bạn là trách nhiệm của họ. Bạn sống mà không có bất kì điều gì cản trở trong nhà và có thể làm tất cả những gì mình thích.

 

 

Bạn bị quên lãng về cảm xúc 

 

Nhận biết: Bạn bị kiểm soát thay vì được nuôi dưỡng, khuyến khích hay giúp đỡ. Bạn không được dạy về việc cảm nhận nỗi buồn khi bị thua cuộc hay được động viên để vượt qua nó, đặc biệt là với những cha mẹ đã ly dị. Bạn có lẽ đã nghe ‘Dừng việc làm quá mọi thứ lên’ hay ‘Con quá nhạy cảm, mặc kệ nó đi’. Ngoài sự hạnh phúc, bạn không được phép cảm thấy bất kì xúc cảm nào khác; nếu trái lời, bạn sẽ gặp rắc rối hoặc bị la mắng. Cha mẹ thích việc trường học nuôi dạy bạn và chẳng muốn có can hệ gì với ngôi trường đó, tham dự các buổi họp, hoặc kiểm tra bài tập về nhà. Bạn không được phép tự lập vì cha mẹ không muốn phải rời xa hay họ nghĩ rằng họ đang bảo vệ bạn. Cha mẹ bạn là những người cực kì nghiêm khắc và không cho phép bạn làm những thứ mà các bạn cùng tuổi đã làm không chút sợ hãi, như không muốn dạy bạn lái xe. Bạn được dạy để cảm thấy tội lỗi, mắc nợ hoặc lo lắng và sợ hãi trong mọi nỗ lực ngăn bạn trở nên tự chủ.

 

 

 

Bạn bị chê bai hoặc lăng mạ bằng lời nói

 

Nó mang những biểu hiện như sau: Bạn bị chê bai khi còn bé, nhất là khi bạn phạm phải lỗi hay làm phật ý cha mẹ. Bạn quá thiếu hay thừa cân, chẳng bao giờ là đúng cả. Khi bạn thắc mắc với họ, cha mẹ chỉ bảo rằng bạn quá nhạy cảm hoặc thứ gì đó tệ hơn. Bạn bị dè bỉuvì tính cách hay cá tính của mình trước mặt bạn bè, đồng nghiệp. Nếu cha mẹ bạn đã ly hôn, bạn thường xuyên bị so sánh với những bậc cha mẹ khác hoặc như một con tốt thí nhận lấy những dèm pha đi cùng bạo lực. Cha mẹ bạn thường tranh luận hoặc thậm chí cố gắng để kiểm soát bạn.

 

 “Cuộc nghiên cứu những bất hạnh từ thuở nhỏ (The Adverse Childhood Study) cho thấy những ai vượt qua chấn thương hồi thơ ấu có khả năng cố gắng tự sát lên đến 5,000%, bị rối loạn ăn uống, hoặc trở thành những con nghiện.” - Big Think. Bác sĩ Vincent Felitti, người sáng lập nghiên cứu này, cho rằng chấn thương thuở bé của chúng ta là nguyên nhân khiến chúng ta bệnh hệt như người trưởng thành.

 

 Đứa trẻ bên trong chúng ta hay đúng hơn là phiên bản trẻ hơn, không biến mất hoàn toàn khi ta trưởng thành. Nó vẫn luôn ở đó - bên trong mỗi người chúng ta - vờ như chúng ta đã là người lớn. Khi ta đáp trả lại những thương tổn, cuộc sống trở nên hỗn loạn. Nó dẫn đến việc cố làm hài lòng người khác, hung hăng, cứng nhắc, mối quan hệ không vững bền, các vấn đề về lòng tin, hành vi nghiện ngập, tự trách bản thân hay thù hận, xấu hổ và cuồng nhiệt. Tất cả chúng là những thứ sẽ ngăn chặn chúng ta tìm đến thành công.

------------------------

Dịch bởi: toietmoi

Biên tập: Hamy

Nguồn ảnh: Unplash.com

Nguồn bài viết: <https://thoughtcatalog.com/lissette-larue/2020/03/5-childhood-traumas-you-should-definitely-not-ignore/>

------------------------ 

 

BẢN THẢO
Bài viết liên quan