5 Dấu hiệu chỉ những người thông minh thật sự mới có

Mỗi người chúng ta đều thông minh theo những cách khác nhau và những dấu hiệu này chỉ mang tính tương đối chứ không tuyệt đối.


Bạn đã bao giờ cảm thấy ấn tượng với trí thông minh của ai đó để rồi phát hiện ra đó chỉ là một trò lừa chưa? Chúng tôi hiểu mà, ấn tượng đầu tiên thường mang đến sự dối trá và hiện thực thì thường mang đến sự thất vọng. Trí thông minh là một đặc điểm nổi bật của một người bạn, người yêu hoặc nhân viên tuyệt vời, nhưng không phải ai đeo kính và nói những lời tri thức đều hiểu những gì họ đang nói ra. Điều này có thể khiến bạn thắc mắc làm cách nào để thật sự biết liệu một người có thông minh hay không?


Dưới đây là 5 dấu hiệu của những người thông minh thật sự mà không ai có thể làm giả.


1) Họ hỏi những câu hỏi mang tính tò mò và sâu sắc


Bạn có biết một người nào đó mà sẽ không bao giờ dừng hỏi những câu hỏi không? Bạn biết kiểu người đó mà. Người mà sẽ không hài lòng cho đến khi họ có được câu trả lời cho mọi thứ… và rồi họ vẫn không hài lòng. Những câu hỏi đó không chỉ vô tận, mà chúng còn rất sâu xa và sâu sắc, đến mức khiến cho người khác cảm thấy lạc lối và mệt mỏi. Tuy nhiên, ước muốn được hiểu mọi thứ một cách sâu sắc đó là đặc điểm chính của một người thông minh. Một nghiên cứu được thực hiện ở Anh đã theo dõi 5,672 người trong 50 năm và phát hiện rằng trí thông minh thời thơ ấu của họ liên kết mạnh mẽ với cách họ cởi mở với việc trải nghiệm mọi thứ khi trưởng thành. Nên lần tới nếu bạn bắt gặp một người có tính tò mò không thể thỏa mãn được, thì hãy nhớ rằng đó là một biểu hiện của trí thông minh của họ.


2) Họ có thể nhớ gần như bất cứ thứ gì


Bạn có biết người nào đó mà sẽ không bao giờ quên bất cứ thứ gì không? Họ biết sinh nhật của bạn, họ biết nơi họ để quên điện thoại của mình và họ biết những cuộc hẹn sắp tới của họ mà không cần kiểm tra lại. Họ có thể có nhiều sức mạnh tinh thần hơn trí nhớ của họ, vì nghiên cứu chỉ ra rằng trí nhớ ngắn hạn (working memory) là thành phần quan trọng của trí thông minh. Khả năng lưu giữ nhiều mảng thông tin trong trí óc cho phép một người nhận dạng được những điểm chính, suy nghĩ linh hoạt và tập trung vào những công việc thiên về mặt tinh thần. Theo Giáo sư Abraham Tannenbaum của Trường Đại học Columbia, trí nhớ của một đứa trẻ là dấu hiệu rõ nhất cho khả năng trí tuệ của nó khi lớn lên, rõ hơn cả bài kiểm tra IQ. Nên lần tới nếu bạn gặp ai đó với một trí nhớ đáng kinh ngạc, hãy nhớ rằng đây chỉ là một phần nhỏ của một thứ to lớn hơn - trí thông minh tuyệt vời của họ.


Một người có trí nhớ phi thường có thể là người có trí thông minh tuyệt đỉnh | Nguồn ảnh: Unsplash.com


3) Họ xử lý những thử thách bất ngờ một cách bình tĩnh


Bạn có quen một người nào đó mà không bao giờ trở nên bối rối khi việc gì đó bất ngờ xảy ra không? Ngay cả khi cuộc đời họ lâm vào cảnh khốn cùng, họ vẫn giữ bình tĩnh, thuận theo tự nhiên và giải quyết bất cứ vấn đề gì họ gặp phải. Những người thật sự thông minh có thể điều hướng những thử thách trong cuộc đời họ một cách dễ dàng vì họ có những đặc điểm quan trọng này. Họ có tư tưởng tiến bộ, nên họ xem xét những góc nhìn khác nhau thay vì chỉ cứng nhắc với góc nhìn của họ. Họ sáng tạo, nên họ có thể nảy ra những cách giải quyết mới thay vì chỉ dính chặt vào những thói quen hằng ngày quen thuộc. Họ quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của họ, nên họ chấp nhận điều bấp bênh thay vì chỉ chăm chú vào những thứ mà họ không thể điều khiển được. Nên lần tới khi bạn gặp một người có thể xử lý một cách thuần thục những vấn đề nghiêm trọng trong khi họ vẫn chưa chuẩn bị trước, bạn có thể chắc chắn rằng họ luôn có thể xử lý những trở ngại mà họ gặp phải.


4) Họ có khả năng kiềm chế bản thân tuyệt vời


Bạn có biết một người nào đó mà không bao giờ hành động một cách bốc đồng không? Dù cho họ có gặp phải bất cứ cám dỗ nào, họ cũng sẽ suy nghĩ kĩ trước khi quyết định và hành động tốt nhất. Nghiên cứu chỉ ra rằng trí thông minh liên kết mạnh mẽ với khả năng kiềm chế bản thân. Một nghiên cứu từ Tạp chí Psychological Science đã hỏi người tham gia chọn giữa một khoản trợ cấp nhỏ ngay bây giờ và một khoản trợ cấp lớn hơn vào tương lai. Những người có khả năng kiềm chế để đợi đến khoảng trợ cấp lớn hơn có điểm cao hơn trong bài kiểm tra trí thông minh. Các tác giả nhận thấy rằng phần não bộ chịu trách nhiệm cho khả năng kiềm chế cũng liên quan đến việc tích hợp thông tin, giải quyết vấn đề, và đạt được mục tiêu. Nên lần tới nếu bạn gặp một người có thể tuân theo kế hoạch và mục tiêu của mình thay vì hành xử bốc đồng, bạn có thể tin rằng họ sẽ đưa ra những quyết định thông minh.


5) Họ biết đồng cảm với người khác


Bạn có biết người nào mà luôn kết nối mình với cảm xúc không? Bất kể đó là cảm xúc của chính họ hay của những người xung quanh họ, họ rất nhạy cảm với cảm xúc và đáp trả chúng một cách lành mạnh. Sự hứng thú thật sự với nhu cầu và trải nghiệm của người khác là thành phần quan trọng cho trí thông minh cảm xúc (EQ). Những người thật sự thông minh biết rằng một người thông minh không chỉ quan tâm đến thông tin và số liệu, mà họ còn quan tâm đến con người. Nghiên cứu cho thấy rằng trí thông minh cảm xúc là một trong những phẩm chất đáng có để trở thành một người lãnh đạo giỏi. Nên lần tới nếu bạn nhìn thấy một người biết quan tâm và thấu hiểu người khác, hãy xem nó như một dấu hiệu của trí thông minh biết nghĩ cho người khác.


Trí thông minh không chỉ đến từ bộ óc mà còn đến từ trái tim | Nguồn ảnh: Unsplash.com


Vậy là bạn đã có 5 dấu hiệu của những người thông minh thật sự mà không ai làm giả được rồi.


Có ý nào được nhắc đến trong bài làm bạn nhớ đến một ai đó không? Hãy cho chúng tôi biết ở dưới phần bình luận nhé. Đừng quên thích và chia sẻ bài viết này hoặc bài viết gốc nếu bạn nghĩ nó giúp ích được cho nhiều người khác nhé. Những nghiên cứu và tài liệu tham khảo được sử dụng đều đã được liệt kê ở phần dưới.


------------------------

Dịch bởi: Mahoney Queen

Biên tập: toietmoi

Nguồn bài viết: <https://psych2go.net/5-genuine-signs-of-intelligence-no-one-can-fake/

Tham khảo:

Cherniss, C., Extein, M., Goleman, D., & Weissberg, R. P. (2006). Emotional intelligence: what does the research really indicate?. Educational Psychologist, 41(4), 239-245.

Fukuda, K., Vogel, E., Mayr, U., & Awh, E. (2010). Quantity, not quality: The relationship between fluid intelligence and working memory capacity. Psychonomic Bulletin & Review, 17(5), 673-679.

Furnham, A., & Cheng, H. (2016). Childhood intelligence predicts adult trait openness. Journal of Individual Differences.

Shamosh, N. A., DeYoung, C. G., Green, A. E., Reis, D. L., Johnson, M. R., Conway, A. R., … & Gray, J. R. (2008). Individual differences in delay discounting: relation to intelligence, working memory, and anterior prefrontal cortex. Psychological Science, 19(9), 904-911.

Tannenbaum, A. (1992). Early signs of giftedness: Research and commentary. Journal for the Education of the Gifted, 15(2), 104-133.

University of Pennsylvania. (2004). Authentic Happiness: Open-Mindedness. https://www.authentichappiness.sas.upenn.edu/newsletters/authentichappinesscoaching/open-mindedness 

------------------------

BẢN THẢO
Bài viết liên quan