[VIDEO LESSON] 5 Dấu Hiệu Nhận Biết Kẻ Bạo Hành Bằng Lời Nói (Verbal Abuse) Và Cách Để Phục Hồi

Bạo hành có nhiều hình thức, không chỉ ở khía cạnh thể chất. Khi ai đó liên tục sử dụng từ ngữ để hạ thấp, đe dọa hoặc kiểm soát bạn, người đó có thể đã bị coi là Bạo …

Bạo hành có nhiều hình thức, không chỉ ở khía cạnh thể chất. Khi ai đó liên tục sử dụng từ ngữ để hạ thấp, đe dọa hoặc kiểm soát bạn, người đó có thể đã bị coi là Bạo hành bằng lời nói.

Có thể bạn đã nghe về việc bạo hành bằng lời nói trong các mối quan hệ yêu đương, bạn bè hoặc ngay cả mối quan hệ cha mẹ – con cái, nhưng nó cũng có thể xảy ra trong các mối quan hệ khác, kể cả về mặt xã hội hoặc trong công việc.

Nếu bạn đang bị bạo hành bằng lời nói, hãy biết rằng đó không phải là lỗi của bạn. Đôi khi chúng ta mất bình tĩnh và la hét. Nó là một phần hết sức bình thường của con người. Tuy nhiên, bạo hành bằng lời nói lại là vấn đề khác.

Khi bạn liên quan đến một mối quan hệ bạo hành bằng lời nói, nó có thể làm bạn suy sụp nhưng vẫn có vẻ là “bình thường” đối với bạn. Vậy làm sao để nhận biết? Dưới đây là 5 dấu hiệu cơ bản để nhận viết kẻ bạo hành bằng lời nói, hãy cùng ACM tìm hiểu nhé:

1. Họ hạ thấp khả năng của bạn để đề cao bản thân mình

Cho dù đó là một mối quan hệ yêu đương, mối quan hệ cha mẹ – con cái hay bắt nạt học đường, việc gọi ai đó với một biệt danh hạ thấp người khác là điều không thể chấp nhận được. Hoặc có thể họ đưa ra những bình luận mang tính chất mỉa mai, coi thường. Khi thực hiện tất cả điều này, họ muốn chứng tỏ bản thân để làm cho bản thân họ cảm thấy nổi trội hơn người khác.

Ví dụ: 

  • Không có gì lạ khi mọi người nói bạn là một kẻ ngốc!
  • Tôi chắc chắn bạn đã nỗ lực rất nhiều trong việc trang điểm, nhưng hãy rửa sạch nó trước khi ai đó nhìn thấy bạn.

2. Kẻ bạo hành muốn bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân

Không có gì sai với những lời phê bình mang tính xây dựng. Nhưng trong một mối quan hệ bạo hành bằng lời nói, nó đặc biệt thể hiện sự cố chấp của kẻ bạo hành trong nỗ lực làm mất lòng tự trọng của bạn. Họ sử dụng sự lời lẽ mang tính sỉ nhục và chì chiết để hạ bệ bạn và làm mất sự tự tin của bạn.

Ví dụ:

  • Bạn là một người khó tính. Đó là lý do tại sao không ai thích bạn.
  • Trước khi tôi chơi cùng bạn, bạn chẳng là gì cả. Nếu không có tôi, bạn sẽ không còn gì nữa.

3. Kẻ bạo hành thao túng bạn

Thao túng là một nỗ lực của kẻ bạo hành bằng lời nói khiến bạn làm một cái gì đó theo ý của họ một cách rất tinh tế. Đừng nhầm lẫn về điều đó: Nó có nghĩa là họ đang kiểm soát bạn và khiến bạn mất cân bằng.

Ví dụ:

  • Bạn có thể làm điều này cho tôi nếu bạn thực sự yêu tôi.

Hay hiệu ứng Gaslighting là một nỗ lực có hệ thống để khiến bạn đặt câu hỏi về chính bản thân bạn. Nó có thể khiến bạn phải xin lỗi vì những điều phát sinh từ bạn. Nó cũng có thể khiến bạn phụ thuộc nhiều hơn vào kẻ bạo hành.

Họ cố ý nói với những người khác rằng bạn hay quên hoặc có vấn đề về cảm xúc để củng cố những ảo ảnh hắn muốn vẽ trong đầu bạn. 

4. Họ đổ lỗi cho bạn về những việc ngoài ý muốn

Thỉnh thoảng chúng ta mắc lỗi vì một việc gì đó. Nhưng một người bạo hành bằng lời nói lại đổ lỗi cho bạn về hành vi sai trái của họ. Họ muốn bạn tin rằng bạn tự chuốc lấy sự bạo hành cho chính mình. Họ liên tục buộc tội bạn về mọi thứ, họ có thể ghen tị hoặc đố kỵ. Hoặc có lẽ họ là người có tội với hành vi đó.

5. Họ giữ khoảng cách với bạn và hay tranh cãi những lý lẽ vô nghĩa

Họ từ chối nói chuyện và giữ khoảng cách với bạn, hoặc thậm chí cố ý ở cùng phòng với bạn với mục đích khiến bạn làm việc chăm chỉ hơn hay làm điều mà họ muốn để thu hút sự chú ý của họ.

Ví dụ: Tại một nhà bạn bè, bạn nói hoặc làm điều gì đó mà họ không thích. Không nói một lời, họ xông ra và đi bộ về, để bạn một mình giải thích và nói lời tạm biệt với chủ nhà.

Khi hai người không đồng ý hay tranh cãi  nhiều hơn một lần cho đến khi họ tìm thấy điểm chung. Nhưng những kẻ bạo hành sẽ lặp đi lặp lại lập luận cũ đó chỉ để chỉ trích bạn, không bao giờ có ý định thỏa thuận làm hòa.

Ví dụ: Sau khi bạn xin lỗi về việc làm của bạn, họ lại lấy tiếp những lý do từ ngày xửa ngày xưa (như mọi khi) để chỉ trích bạn.

Vậy, phải làm gì khi bị bạo hành bằng lời nói?

Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã trải qua bạo hành bằng lời nói, hãy tin vào bản thân bạn. Có thể bây giờ bạn đã nhận thức được nó, đồng thời bạn cũng phải quyết định cách bạn sẽ làm gì đó với nó. Không có câu trả lời duy nhất cho việc phải làm những gì. Nó phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh cá nhân của bạn. Lý luận với một kẻ bạo hành luôn là những tranh cãi vô ích. Hãy nhớ rằng, bạn không chịu trách nhiệm cho người khác hay hành vi của người khác. Nhưng: 

  • Bạn có thể thiết lập ranh giới. Từ chối tham gia vào các cuộc tranh luận không hợp lý. Cho họ biết bạn sẽ không còn phản hồi hoặc bỏ qua việc bạo hành bằng lời nói.
  • Hạn chế tiếp xúc với kẻ bạo hành càng nhiều càng tốt. Nếu bạn không thể tránh được người đó hoàn toàn, hãy cố gắng giữ mối quan hệ đó luôn trong tình huống có người khác ở xung quanh.
  • Sau đó, khi bạn đã sẵn sàng, hãy hủy bỏ tất cả các mối quan hệ có thể. Hãy phá vỡ mọi thứ với kẻ ngược đãi bạn ở mức tối đa nhất có thể
  • Bạn có thể nói chuyện với một cố vấn hoặc tham gia một nhóm hỗ trợ. Đôi khi, một tầm nhìn bên ngoài có thể giúp bạn nhìn mọi thứ trong một góc nhìn mới và tìm ra những việc cần làm tiếp theo.

Việc khôi phục cần có thời gian, nhưng điều quan trọng là không nên tự cô lập mình. Hãy liên lạc với bạn bè và các thành viên gia đình. Nếu bạn ở trường, hãy nói chuyện với giáo viên hoặc nhân viên tư vấn hoặc nếu vấn đề nặng hơn, hãy tìm một nhà trị liệu có thể giúp bạn trong quá trình phục hồi.

————————-
Theo dõi kênh video của ACM tại: https://www.youtube.com/channel/UCCYtBWDxjD5zDRnTkjfF_HQ

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: https://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền video thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan