5 dấu hiệu nổi bật cho thấy bạn đang tự “thao túng" chính mình

Gaslighting (thao túng) là một thuật ngữ tâm lý được khơi mào bởi vở kịch cùng tên, Gaslight năm 1938 và được chuyển thể thành phim điện ảnh năm 1944. Trong vở kịch đó thủ phạm bằng cách nào đó phủ nhận ký ức của nạn nhân, khiến nạn nhân ngờ hoặc nhận thức và mức độ tỉnh táo mình. Vậy còn "self-gaslighting" (tự thao túng chính mình) sẽ diễn ra như thế nào?

Gaslighting (thao túng) là một thuật ngữ tâm lý được khơi mào bởi vở kịch cùng tên, Gaslight năm 1938 và được chuyển thể thành phim điện ảnh năm 1944. Trong vở kịch đó thủ phạm bằng cách nào đó phủ nhận ký ức của nạn nhân, khiến nạn nhân ngờ hoặc nhận thức và mức độ tỉnh táo mình. Vậy còn "self-gaslighting" (tự thao túng chính mình) sẽ diễn ra như thế nào?




1. Thường xuyên đổ lỗi cho bản thân


Bạn có thường đổ lỗi một cách thiếu kiểm soát đại loại như “Đó HOÀN TOÀN là lỗi ở tôi” hay “Tại sao tôi lại có thể làm ra những chuyện đáng trách đến như vậy cơ chứ?”… Hàng loạt nghi vấn nổ ra trong đầu bạn và thủ phạm bạn nghĩ đến đầu tiên và duy nhất không ai khác là…CHÍNH BẠN. 


Việc có lỗi thì phải xin lỗi. Chẳng ai phủ nhận cái lý lẽ từ muôn thuở ấy. Thế nhưng, xin lỗi khi bản thân bạn còn không hề biết mình đã gây ra những gì, xin lỗi một cách thiếu kiểm soát, xin lỗi vì bạn cảm thấy mình cần phải làm hài lòng người khác như một con dao lam nhọn sáng hoắt. Nó có thể “cứa” đứt tay bạn lúc nào mà ngay cả chính bản thân bạn cũng không hay. 


Nguyên nhân từ việc này có thể đến từ hai phía, từ bạn và những người xung quanh bạn. Thứ nhất, nếu bạn liên tục tiếp xúc và bị ghé sát tai những lời sặc mùi thao túng kiểu như “Mày phải thế này thì mới đúng” hay “Mày phải thế kia thì mới được lòng thiên hạ”, thì sớm muộn gì bạn cũng biến thành nạn nhân. Nạn nhân của chính mình. Tôi muốn kể câu chuyện của tôi khoảng nhiều năm về trước, khi còn là một đứa trẻ. Lúc bấy giờ, tôi không có bất cứ ý niệm trong đầu nào về thứ tính cách gọi là “hướng nội” hay “nhạy cảm” của mình. Bất kể tôi đúng hay sai, tốt hay xấu, tôi hầu như chỉ nhận lại một câu duy nhất, không hơn không kém “Nói nhiều lên xem nào, mạnh dạn lên xem nào”. Hồi đó tôi cứ bị câu nói ấy ám ảnh suốt thời thơ ấu, thời trung học và cả lên những năm đầu tiên của đời sinh viên.


Tôi vốn dĩ chẳng thích kết bạn nhiều. Không phải vì tôi ghét con người, hay do tôi sợ. Tôi làm vậy vì tôi không muốn tích cách của mình ảnh hưởng đến cả mối quan hệ của mình. Vậy nên, tôi chỉ chọn kết bạn với những nguời thực sự có giao cảm với tôi, hoặc chí ít, họ hiểu hướng nội hay nhạy cảm thực sự là gì. Tôi nhớ đã có lần, hồi tôi còn bé tý, bố đưa tôi đi ăn tiệc. Bạn biết đấy. Lúc đó, chuyện đó là cả một sự kinh khủng đối với tôi. Chưa kể, họ còn hối tôi hát đi, hát như bạn A kia kìa, nhảy như bạn B kia kìa. Ôi trời, địa ngục. Rồi tôi nhất quyết không làm theo. Họ nhìn bố, họ nói với bố, và nhìn lại nơi tôi. Tôi cảm thấy mình như một đứa vô dụng. Và luôn miệng nói “xin lỗi” trong đầu cho tới khi kết thúc buổi tiệc. 




2. Tự “xem thường” những trải nghiệm của mình


Chẳng cần phải chuyên nghiệp, bạn vẫn có thể “thao túng” chính mình bằng những suy nghĩ mang tính tiêu cực, nếu không thì cũng vô cùng hạn hẹp về những gì mình đã trải qua. Đã có một khoảng thời gian, tôi bế tắc, tôi tuyệt vọng tới mức có thể phát khóc bất cứ lúc nào. Vì sao ư? Vì tôi nghiễm nhiên phủi sạch những trải nghiệm của mình trong quá khức, và tung hô những trải nghiệm của người khác lên chín tầng mây. Khoảng thời gian đó, tôi lướt mạng xã hội không phải để giải trí, cũng chẳng để tìm tòi khám phá cái mới mẻ. Tôi lướt lơ trên đó cả ngày chỉ để nhìn những bức hình (kể cả của những người tôi chẳng quen) mà trầm trồ. Sao cuộc sống của họ hoa lệ vậy? Sao họ được đi đây đi đó, còn mình phải chôn chân một chỗ mãi không ngóc đầu lên được? Quá nhiều câu hỏi tại sao trong đầu cùng một lúc khiến bộ não tôi trực muốn nổ tung. 


Bạn viết được 30 chữ, hơn ngày hôm qua 3 chữ, đó cũng đã là một sự tiến bộ. Bạn còn cơ hội chụp hình với những người bạn thực sự thương, đó đã là một ân huệ (bức ảnh đó mãi mãi là bức ảnh đẹp nhất). Bạn được ăn no hơn, ăn ngon hơn ngày hôm qua, đó đã là cả một sự biến chuyển đáng để tâm. Và bạn được đi đến những nơi chân bạn không thấy mỏi, mắt bạn không thấy mệt, nụ cười của bạn không quá gắng gượng, đó đã là một trải nghiệm để đời. Vùng đất nào cũng đều có điều thú vị, nhưng vùng đất màu mỡ nhất là vùng đất do chính bạn tạo ra, ở ngay bên trong những trải nghiệm dù hoàn thiện hay chưa của bạn. Chỉ cần còn thở, mọi trải nghiệm trên đời này đều vô cùng đáng giá.




3. Một mực tin rằng bản thân quá nhạy cảm, và điều đó không hề tốt


Bạn đã bao giờ tự trói buộc mình vào một tình huống dở khóc dở cười? Lấy ví dụ như ai đó vô tình (hay cố ý) làm tổn thương tới bạn, điều đầu tiên bạn nghĩ tới không phải là họ đã làm gì sai, hay do đâu mà họ như vậy. Điều đầu tiên bạn nghĩ tới không gì khác ngoài “Phải chăng mình đã quá nhạy cảm hay suy nghĩ phóng đại quá mức lên chăng?”. Điều này có thể dẫn bạn tới một con đường mê cung, khi mà người sai thì vẫn sai, còn bạn thì vẫn hết lần này tới lần khác tha thứ (một cách thiếu kiểm soát).  


Không sai, nhạy cảm chẳng có gì đáng lên án hay phán xét. Cái sai duy nhất là bạn không kiểm soát được suy nghĩ trong đầu và biến những tình huống vốn dĩ không đao to búa lớn thành “nhạy cảm”. Cảm giác bạn yêu ai đó rất rất mãnh liệt. Và bạn sẵn sàng bị tình yêu làm cho mờ mắt. Bạn sẽ nghe theo mọi sự bao biện của người ấy. Nhất là khi người ấy nói bạn đã quá nhạy cảm khi nghĩ người ta có mối quan hệ ngoài lề khác. Và chẳng ngờ được, một ngày đẹp trời, bạn bất ngờ phát hiện thì ra cái sự nhạy cảm mà bạn luôn đau đáu ấy lại chẳng hề lệch đi tý nào. Người bạn yêu thì vẫn bỏ rơi bạn. Còn người yêu bạn thì chẳng thể còn cơ hội để mà thương. Ai cũng có những khoảnh khắc rất chi nhạy cảm, thậm chí suy nghĩ về những thứ viển vông, mây trời. Thế nhưng, khi bạn cảm nhận được trái tim mình, khi bạn nghe được trái tim mình mách bảo, chắc chắn bạn sẽ bớt đi phần nghi hoặc chính mình. Vì chỉ khi đó, bạn mới hiểu rằng, nhạy cảm chẳng có gì quá đáng sợ. Bạn không thể làm nó vụt tắt tức khắc, nhưng hoàn toàn có thể kìm hãm nó lại nhất mức có thể, vì những điều thực sự xứng đáng.


Follow me:

-------

Dear Introvert

Fanpage: https://www.facebook.com/dearintrovertpsychology

Instagram: https://www.instagram.com/dear.introvert.99/

Tiktok: https://www.tiktok.com/@dearintrovert99

Email: dear.introvert.psychology@gmail.com

BẢN THẢO
Bài viết liên quan