5 Lầm Tưởng Về Những Đứa Trẻ Nóng Nảy

Những đứa trẻ nóng tính rất đáng sợ vì chúng rất khó đoán. Những cái nghiến răng và ánh nhìn chằm chằm sắc lẹm trái ngược với sự ngây thơ, ngọt ngào mà người ta hay dùng để nói về …

Những đứa trẻ nóng tính rất đáng sợ vì chúng rất khó đoán. Những cái nghiến răng và ánh nhìn chằm chằm sắc lẹm trái ngược với sự ngây thơ, ngọt ngào mà người ta hay dùng để nói về trẻ con. Một con quỷ nhỏ được sinh ra từ sự tương phản đáng quan ngại đó. Và nếu một đứa trẻ hay cáu giận là cơn ác mộng đối với xã hội, thì nó còn đáng sợ hơn đối với cha mẹ chúng. Điều này dẫn đến những sự hiểu lầm, giả định và những kết luận phi logic. Những ý tưởng sai lầm về bọn trẻ nóng tính này lan truyền rộng rãi vì chẳng ai muốn tập trung vào cơn giận dữ đó, và giải quyết nó.

Điều đó có thể hiểu được. Đó là phản ứng rất bình thường của con người trước sự hung hăng và phản bội. Nhưng điều đó cũng có vấn đề vì nó cho phép những lầm tưởng dai dẳng này gieo rắc những mầm mống xấu xa.

Đây Là Một Vấn Đề Tâm Lý

Có nhiều kiểu giận dữ. Có những cơn thịnh nộ bạo lực dẫn đến việc đứa trẻ cắn hoặc đánh người khác. Có kiểu tức giận thầm lặng. Và thậm chí có cả những nỗi buồn giận dữ bắt nguồn từ những cơn thịnh nộ buồn bã. Tất nhiên, bất kỳ hành vi nào được biểu hiện một cách thường xuyên đều có thể khiến cha mẹ tự hỏi liệu con họ có mắc phải vấn đề tâm lý nào đó không.

Điều thú vị đó là, theo Tiến sĩ Alan Kazdin của Trung Tâm Nuôi Dạy Con Yale, không phải lúc nào cơn giận cũng bắt nguồn từ tâm lý. Nó có thể liên quan đến khuynh hướng di truyền đối với những biểu hiện bộc phát cảm xúc cao. Nó thậm chí có thể liên quan đến những thay đổi biểu sinh: Ông bà có thể đã phải chịu những kích thích từ môi trường làm kích hoạt các biểu hiện di truyền mà cuối cùng có thể được nhận thấy ở cuộc đấu tranh của con cháu họ trong việc xử lý cảm xúc.

Trong một số trường hợp, những khuynh hướng di truyền này thậm chí sẽ không bộc lộ trừ khi bị kích hoạt bởi truyền thông bạo lực, nhục hình, hay các hình thức bạo lực khác. Vậy nên, không, không phải lúc nào cơn giận dữ xuất hiện cũng là do sự khó thích nghi.

Tính Chất Của Sự Giận Dữ Là Khó Đoán

Tiến sĩ R. Douglas Fields, tác giả của cuốn Why We Snap (Vì Sao Chúng Ta Nổi Nóng) biết chính xác khi nào cơn giận của đứa trẻ bắt đầu xuất hiện.  Tiền đề cho sự bộc phát tức giận của chúng không phải là một bí ẩn nào đó. Đó là trừ khi cha mẹ chúng không chú ý tới chúng.

Fields lưu ý rằng về cơ bản, có 9 lý do khiến một người nổi nóng.

Trong số này có những mối đe dọa đến bản thân, gia đình, đồ vật và danh tiếng. Và trong khi cha mẹ có thể không cho rằng việc tịch thu đồ chơi là đặc biệt đe doạ, thì đối với một đứa trẻ, điều này chẳng khác nào bị cướp đi con búp bê yêu thích trong khi bị dọa nạt bằng một con dao vậy.

Bí quyết là hãy luôn quan sát. Đúng vậy, phụ huynh chỉ muốn hoàn thành việc mua sắm càng nhanh càng tốt, nhưng việc đi tìm thứ tiếp theo trong danh sách mua đồ sẽ chiếm hết sự tập trung của họ. Vậy nên trong khi một đứa trẻ có vẻ như đã phát cáu chẳng vì lý do gì cả, nhiều khả năng các ông bố bà mẹ đã bỏ lỡ toàn bộ cảnh đó trong khi đang bận so sánh mấy lon đậu nướng. 

Hành Vi Giận Dữ Cần Phải Có Hành Động Kỷ Luật

Một đứa trẻ đang giận dữ có nhiều khả năng đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi hóc môn căng thẳng cortisol. Ngay sau đó, cha/ mẹ lại sản sinh một lượng lớn adrenaline. Điều này dẫn đến các quyết định hấp tấp và đôi khi là bạo lực vì nó củng cố mong muốn kỷ luật. Đó là cơn bốc đồng mà tốt nhất là cha mẹ nên tránh xa. Các đợt bùng phát ở trẻ được biết có những đợt lên xuống rất cụ thể. Khi cơn giận nguôi ngoai, thì nỗi buồn len lỏi vào. Khi đứa trẻ đã bình tĩnh lại, thì đây là lúc cha mẹ nên lại gần và bình lặng để có thể nói về những gì vừa xảy ra. Tại thời điểm này, điều quan trọng là đặt tên cho những cảm xúc đó. Để giải thích rằng điều đó có thể hiểu được, và hỏi chúng xem có cách nào tốt hơn để xử lý những cảm xúc mạnh không.

Hành vi trừng phạt, quát mắng, hay đánh đòn không làm mẫu cho những hành vi mà cha mẹ muốn con trẻ thể hiện. Nó chỉ củng cố rằng nổi giận là một phản ứng thích hợp. Và, đôi khi, bằng cách xử lý chúng bằng bạo lực, cha mẹ đang làm cho trẻ quen với việc tăng mức độ của những cơn thịnh nộ. Tất nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, khi một đứa trẻ đang gây nguy hiểm cho bản thân hoặc là người khác, ưu tiên hàng đầu là đưa chúng ra khỏi tình huống nguy hiểm đó. Một khi chúng đã ở trong môi trường an toàn, tốt nhất là hãy để chúng xả hết cơn tức giận ra ngoài.

Tức Giận Dẫn Đến Bạo Lực

Một người tức giận có thể trở nên bạo lực. Và một người bạo lực có thể chẳng thực sự tức giận về bất cứ thứ gì. Điều mà các bậc phụ huynh cần hiểu chính là họ có thể giúp con cái hình thành phản ứng thích hợp với cơn giận.

Kazdin sử dụng phương pháp mô phỏng tại Trung tâm Nuôi Dạy Con Yale với những đứa trẻ bạo lực nhất mà ông làm việc cùng. Đó là một kỹ thuật rất minh bạch cho phép một đứa trẻ phản ứng với tình huống khiến chúng tức giận theo những cách thích hợp. Điều này mang lại cho đứa trẻ những công cụ cần thiết để thành công.

Có những phản ứng thích hợp với sự giận dữ. Và tất cả chúng đều có chung một điểm: sự tức giận phải được thừa nhận. Cho đứa trẻ một cơ hội để nói về sự giận dữ của chúng có khả năng cao dẫn đến việc chúng sẽ thôi nổi nóng.

Trẻ nhỏ lớn lên sẽ khác

Đôi khi, sự tức giận chỉ đơn giản là một giai đoạn. Và khi một đứa trẻ học cách giao tiếp hoặc có những kỹ năng tốt hơn, chúng sẽ thôi nổi nóng. Nhưng không phải tất cả lũ trẻ con sẽ đơn giản là “trở nên tốt hơn”. Đó là lý do tại sao việc phụ huynh phát hiện ra sự tức giận và có những cuộc trò chuyện, trao đổi về nó rất quan trọng. Vì mặc dù có những yếu tố di truyền ảnh hưởng, giận dữ cũng có thể là triệu chứng của những vấn đề lớn hơn.

Ví dụ, bác sĩ tâm lý gia đình Vicki Botnick chỉ ra rằng trầm cảm ở trẻ nhỏ thường giống như sự tức giận và cáu kỉnh. Vậy nên việc phớt lờ nó, gạt nó qua một bên, hay không cố gắng tìm hiểu nguồn gốc của nó có thể khiến trẻ nhỏ rơi vào tình trạng nguy hiểm. Mặc dù sự tức giận không phải lúc nào cũng báo hiệu một vấn đề lớn hơn, thì đó cũng không phải là điều mà có thể bỏ qua được.

Dịch: Sói Meo Meo

Biên tập: Hannah

Nguồn bài viết:  https://www.fatherly.com/health-science/5-myths-angry-children/

——————

Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

Youtube: http://bit.ly/YT-ACM

Website: https://acrazymind.vn/

A Crazy Mind (Page): https://www.facebook.com/acrazymindVN/

Viết để trưởng thành (Page): https://www.facebook.com/acm.vietdetruongthanh

A Crazy Mind – Viết để trưởng thành (nhóm công khai): http://bit.ly/Group-VDTT

Câu chuyện điên rồ của tôi (nhóm riêng tư): https://bit.ly/acm-cauchuyendienro

A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan