6 Cách Âm Nhạc Có Thể Gây Ra Tổn Thương

Tuy rằng những hành vi tàn bạo đã được ghi nhận hàng thế kỷ nay, dẫn chứng khoa học cho những nguyên nhân về mặt tâm lý của nó vẫn còn rất khan hiếm.

Bài nghiên cứu mới này sẽ giúp chúng ta hiểu và ngăn chặn tác hại mà âm nhạc gây ra.


Có một số nghi ngờ rằng âm nhạc có thể mang đến những tác động tích cực tới sức khỏe và ngoại hình của chúng ta. Chúng ta bật nó để tạo ra động lực trong lúc tập luyện, chúng ta chỉnh âm lượng để giúp tạo ra một tâm trạng tốt, và chúng ta để nó chạy để giúp chúng ta tập trung hơn. Nhưng nếu chúng ta hiểu rõ về lợi ích của âm nhạc, vậy còn về mặt trái của nó thì sao?


Một bài báo gần đây trên tờ tạp chí Trị Liệu Âm Nhạc đã tập trung vào việc kiểm tra ý tưởng của tác hại mà âm nhạc gây ra, hay MIH. Đầu tiên, tác giả giải quyết vấn đề của việc định nghĩa 2 khái niệm phức tạp. Tác hại, theo họ viết, chính là một trải nghiệm đặc trưng bị ảnh hưởng bởi vô số điều. Nó có thể là cố ý (hoặc không), tự gây ra (hay không) và được trải nghiệm bằng nhiều cách khác nhau (cảm xúc, nhận thức, tinh thần, cơ thể, etc.) và bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác (như các trường hợp ngay lập tức). Âm nhận cũng là một cấu trúc phức tạp. Nó có thể được thu lại, chủ động hay bị động, và giống như tác hại có thể bị trải nghiệm bằng nhiều cách khác nhau - cảm xúc, xã hội, vật lý, và một vài thứ như vậy.


Mặc dù bài báo này không phải là bài khám phá đầu tiên (hay thậm chí không phải là bài chính thức đầu tiên ) mà âm nhận gây ra tác hại, những gì các tác giả cố làm là định ra cách âm nhạc gây ra tác hại. Hay nói cách khác, nó có thể phát triển một cách hiểu MIH thông qua xác định những biến số và suy xét có liên quan.

Để làm được điều này, các tác giả xem xét một số các mô hình hiện có và các khuôn khổ về các chủ đề như là các nhân tố bối cảnh trong khảo sát lâm sàng, văn hóa con người, công lý xã hội, lựa chọn đạo đức, và vai trò của âm nhạc khi can thiệp vào. Từ đó xuất hiện một mô hình với 6 nhân tố đã được định nghĩa. Mỗi nhân tố cung cấp một cách hiểu về cách mà âm nhạc gây ra tác hại và cũng chỉ ra cách ngăn chặn các tác hại đó. 6 nhân tố với một vài vấn đề liên kết được kể ra bao gồm: 


  • Người truyền tải: Đó là người mà đã chọn hay cung cấp âm nhạc. Xem xét các chất lượng và quá trình đào tạo của cá nhân đó, mục tiêu của việc truyền tải âm nhạc, mức độ của văn hóa khiêm tốc và nhận thức, và cả đặc điểm nhân cách của họ. 
  • Người nhận: Đó là người mà tiếp nhận âm nhạc. Đó có thể là cùng một người như người truyền tải (ví dụ thông qua âm nhạc tự chọn) hoặc người nào đó khác. Ở đây, hãy xem xét mức độ của tự nhận thức, quá trình đào tạo và nền tảng âm nhạc, đặc điểm nhân cách, tình trạng cảm xúc hiện tại, và cả xem xét liệu họ có bằng lòng để trải nghiệm âm nhạc hay không. 
  • Âm nhạc: Điều này liên quan tới cách mà âm nhạc được truyền tải, cách nó kéo dài, độ lớn của nó và cách nó được chọn. 
  • Bối cảnh: Điều này bao gồm tới ngữ cảnh hiện tại (Có đang ở bệnh viện không? Hay ở nhà? ở trường? ở nơi công cộng?) cùng các chuẩn mực và kỳ vọng văn hóa xã hội, cũng như cách âm nhạc được truyền tải (bởi cá nhân hay một nhóm). 
  • Ảnh hưởng lẫn nhau: Nhân tố này mô tả mối quan hệ tương tác giữa 4 nhân tố đầu tiên - người truyền tải, người nhận, âm nhạc, và bối cảnh. Sự phức tạp nằm ở đây. Việc xem xét bao gồm các nhân tố như người truyền tải và nhận nhận có thể có mối liên kết gì khi tiếp thu âm nhạc? Có bất kỳ thành phần nào của bối cảnh đã hỗ trợ hay đe dọa sự tự chủ của người nhận? Sở thích âm nhạc của người nhận ảnh hưởng tới trải nghiệm của họ như thế nào? Mục đích của việc nghe nhạc là gì? Mối liên quan giữa người nhận và người truyền tải âm nhạc là gì? 
  • Tác hại: Trong mô hình này, tác giả định nghĩa 7 dạng tác hại có thể xảy ra: ảnh hưởng, hành vi, nhận thức, định dạng, nội tâm, thể chất và tinh thần. 


Bây giờ tưởng tượng bạn đang trải qua một phản ứng tiêu cực mạnh tới bài nhạc bạn đang nghe. Làm thế nào mô hình này giúp bạn hiểu chuyện gì đã xảy ra (và tiếp tục xảy ra trong tương lai)? Bạn có thể xem xét các dòng dưới đây: 


  • Bạn có lựa chọn xem liệu bạn có muốn nghe nhạc hay không?
  • Bạn có thể chọn loại nhạc bạn muốn nghe hay không?
  • Bạn có thích loại nhạc này không?
  • Bạn có cảm thấy quen thuộc với loại nhạc này không?
  • Có thứ gì khác trong khoảnh khắc này ảnh hưởng tới phản ứng của bạn hay không? Bạn có đang bình tĩnh hay đang căng thẳng? Vui hay giận dữ? Tập trung hay bị phân tán? 
  • Liệu âm nhạc có gợi ra ai trong tâm trí bạn hay không? 
  • Ai đang trình bày loại nhạc này?
  • Bạn có bất kỳ sự kết nối hay mối liên hệ (tốt hay xấu) với nhạc sĩ này hay không? 


Đây tuy không phải là danh sách đầy đủ, nhưng nhờ vào các nhà âm nhạc học đã phát triển mô hình MIH, nó cung cấp cho chúng ta các khởi điểm để hiểu về cách âm nhạc gây ra tác hại - và những gì chúng ta có thể làm là ngăn chặn chúng trước khi xảy ra. 

-------

Title: 6 Ways Music Can Be Damaging 

Author: Ph.D Kimberly Sena Moore 

Translator: LNT 

Source: 

https://www.psychologytoday.com/us/blog/your-musical-self/202009/6-ways-music-can-be-damaging


BẢN THẢO
Bài viết liên quan