7 Dấu Hiệu Báo Động Cho Sức Khỏe Tâm Lý Của Bạn

“Với người trầm cảm, suy nghĩ và sự rèn luyện tư tưởng thường xuyên trở nên vô nghĩa,” Klapow nói. “Khả năng tập trung chúng ta hoàn toàn trôi mất và chúng ta thấy tâm trí mình lang thang vô định.
Ai ai cũng đều phải trải qua những khoảng thời gian khó khăn – khi mà có vẻ như không một việc gì làm bạn cảm thấy hài lòng và bạn chỉ muốn cuộn mình trên giường, ở một mình hàng giờ chỉ để xem tivi. Và kể cả khi đó là một ngày vô cùng bình thường, mọi việc đều ổn để bạn có thể thả lỏng mình, việc bạn thừa nhận rằng có lẽ sẽ có những ngày tồi tệ hơn bình thường cũng rất quan trọng. Chúng tôi thường quy cho những cảm xúc buồn bã là “những ngày tồi tệ” nhưng có những trường hợp, nếu bạn thấy mình bị cô lập và cảm thấy khó chịu, những chuỗi ngày tồi tệ lặp lại đó thực sự có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
“Tất cả chúng ta đều phải trải qua những ngày thật tồi tệ” Joshua Klapow, tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng, và là  của “ The Kurre and Klapow Show” nói với Bustle như thế. “Những ngày mà mọi thứ trở nên tệ hại, ngày mà chúng ta không ở phong độ tốt nhất, ngày mà chúng ta cảm thấy mất cân bằng. Thông thường những ngày như thế chỉ thỉnh thoảng xảy ra và kéo dài một hoặc hai ngày. Nhưng có thể nếu chúng ta xâu chuỗi những ngày ấy lại với nhau và thêm vào đó là những cảm xúc tiêu cực- chúng ta có thể sẽ đề cập đến một vấn đề khác nghiêm trọng hơn là có một ngày làm việc tồi tệ.” Dành cho những ai trải qua những ngày tồi tệ kéo dài, đây là bảy dấu hiệu bạn có thể bị trầm cảm, theo các chuyên gia.
Bạn gặp khó khăn khi phải tập trung
Tất cả mọi người đều dễ dàng bị phân tâm khi đang làm việc. Nhưng nếu bạn liên tục nhận thấy rằng bạn không thể tập trung vào những việc nhất định nào đó mà bạn đang làm bất chấp những nỗ lực của bạn để tập trung, nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn. “Với người trầm cảm, suy nghĩ và sự rèn luyện tư tưởng thường xuyên trở nên vô nghĩa,” Klapow nói. “Khả năng tập trung chúng ta hoàn toàn trôi mất và chúng ta thấy tâm trí mình lang thang vô định. Chúng ta không thể chú tâm vào bất cứ việc gì trong một khoảng thời gian bất kỳ. Đây cũng là dấu hiệu chính của bệnh trầm cảm.” Sự phân tâm của bạn có thể được bắt nguồn từ sự thiếu động lực để hoàn thành một nhiệm vụ hoặc một cảm giác cho rằng việc ấy chẳng có ích lợi gì cả. Đây là vấn đề mà bạn nên mang đến một chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tinh thần để xem xét liệu nó có phải là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
      2. Bạn chẳng có động lực làm gì cả
✰P I N T E R E S T : @annaxlovee✰ | Aesthetic rooms, Beige ...
Điều bình thường là sẽ có những ngày bạn không muốn cố gắng làm việc chăm chỉ như bạn thường làm. Nhưng nếu bạn thấy một dấu hiệu tiếp theo của việc không có mong muốn làm bất cứ điều gì, bạn có thể bị trầm cảm. Klapow mô tả điều này có nghĩa là không chỉ bạn không còn thích những công việc mà hằng ngày mình đối mặt nữa, mà còn là do bạn đã mất đi động lực cho hầu hết mọi thứ nói chung.
“Những điều đã từng làm chúng ta hào hứng đã không còn nữa và dường như chúng ta không thể vực dậy bản thân được” ông nói. “Đối với các cá nhân bị trầm cảm đó được gọi là rối loạn trầm cảm. Đó là một loại cảm giác rằng không có gì là thú vị, không có gì là hấp dẫn, và dù cho cố gắng hết sức, dường như chúng ta cũng không thể có động lực cho bất kỳ hoạt động nào.” Thật khó để trải nghiệm giá trị thực sự của cuộc sống mà không quan tâm đến bất cứ điều gì bạn đang làm, vì vậy nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể gặp triệu chứng này, hãy nói chuyện với một bác sĩ chuyên khoa về những tác động của nó.
    3. Bạn luôn cảm thấy muốn nổi cáu
Thỉnh thoảng sẽ có những điều khiến ta bực tức – đó chính là cuộc sống. Nhưng nếu bạn thấy mình nhanh chóng trở nên nóng giận hoặc khó chịu vì tất cả mọi thứ trong thời gian dài, đó có thể là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
“Thông thường mọi người không liên hệ sự nóng giận với trầm cảm, nhưng những người bị trầm cảm đã có những triệu chứng như là nóng giận hoặc là đau buồn” Klapow nói. “Họ không cảm thấy buồn hoặc phiền phức nhưng họ sẽ thường xuyên cáu kỉnh và thất vọng.” Vì vậy, nếu bạn nghĩ rằng chỉ vì bạn cảm thấy mình hay tức giận hơn là buồn tủi thì bạn không bị trầm cảm, bạn có thể bị nhầm lẫn. Hãy nói chuyện với một bác sĩ chuyên khoa từ khi nào mà bạn bắt đầu nhận thấy mình thường xuyên tức giận hơn, để bạn có thể biết được liệu rằng có một sự kiện đặc biệt nào đó gây ra vấn đề này hay liệu rằng bạn đã bị trầm cảm.
    4. Bạn cảm thấy vô cùng mỏi mệt
Ghim của Nhi Thao trên Home | Phong cảnh, Cửa sổ và Nhiếp ảnh
Khi bạn già đi, bạn có thể nhận thấy bạn dễ mệt mỏi hơn. Và điều đó xảy ra với tất cả mọi người.  Thế nhưng, sự yếu nhược của bạn có thể là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm nếu bạn bắt đầu cảm thấy nó mọi lúc hoặc không thể xác định đúng lý do tại sao bạn đang cảm thấy mệt mỏi.
“Đó không phải là một cảm giác thư thái gì cả – chúng ta chỉ cảm thấy mệt mỏi và mỗi bước di chuyển của chúng ta dường như bị chậm lại” Klapow nói. “Chẳng một việc gì xảy ra như cái cách nó đã từng trong quá khứ. Trong trường hợp trầm cảm, cảm giác mệt mỏi và chậm chạp này được gọi là sự chậm phát triển tâm thần vận động. Cơ thể chúng ta chỉ là không di chuyển ở tốc độ bình thường của chúng. Giống như chúng ta đang đi qua một sương mù dày đặc đã làm cho  mọi thứ phải chậm lại.” Nếu bạn chỉ đơn thuần là mệt mỏi, ngủ nhiều hơn hoặc ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng có thể khắc phục vấn đề này. Nhưng nếu như chẳng có điều gì có dấu hiệu là cơ thể bạn đang hoạt động bình thường, điều tất yếu là bạn nên nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần để được tư vấn liệu rằng trầm cảm có phải là một phần lý do cho sự mỏi mệt của bạn.
      5. Bạn cảm thấy vô vọng về tương lai
Có thể rất khó khăn để khẳng định điều này trong mọi trường hợp. Nhưng liên tục có cảm giác tiêu cực có thể là một nguyên nhân của mối bận tâm này. Nếu bạn cảm thấy như thể không có hy vọng nào về tương lai của bạn nữa, và cảm thấy như thế thường xuyên bạn có thể đã gặp trầm cảm.
“Chúng ta nghĩ về ngày tàn và ngày mai và cả những ngày tiếp theo nữa và những điều mà chúng ta không nghĩ nó sẽ tiến triển theo một hướng tốt hơn” Klapow nói về những người bị trầm cảm. “Chúng ta biết điều đó – nhưng chúng ta không cảm nhận được nó – chúng ta không thể cảm nhận nó. Trong bệnh trầm cảm triệu chứng này là một phần của bộ ba tiêu cực. Chúng ta cảm thấy vô vọng về bản thân, về những người xung quanh chúng ta và về tương lai của chúng tôi.” Nếu bạn không thấy bất kỳ hy vọng nào cho tương lai, có lẽ sẽ rất khó khăn để ta sống qua từng ngày hoặc tìm ra mục tiêu chi những điều ta làm. Nếu bạn cảm thấy như thế, hãy nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần ngay lập tức, để xem liệu rằng có việc gì bạn nên làm để làm giảm đi cảm giác này.
    6. Bạn không cảm thấy thèm ăn
𝘱𝘪𝘯𝘵𝘦𝘳𝘦𝘴𝘵 ⌲ 𝘦𝘱𝘪𝘭𝘰𝘨𝘦 | Cafe food, Aesthetic food ...
Đôi khi, thực phẩm không có vẻ ngon miệng như nó có thể vào bất kỳ thời điểm nào. Điều này có thể xảy ra khi bạn đang bị bệnh, mệt mỏi, hoặc đơn giản là lúc tâm trạng tồi tệ. Nhưng nếu bạn nhận thấy rằng bạn không ăn uống như cách bạn thường làm và thức ăn không có vẻ gì là hấp dẫn bạn, bạn có thể bị trầm cảm. “Chúng ta không thèm ăn – chẳng có gì thú vị để ăn cả” Klapow nói. “Đó có thể là một vấn đề về dạ dày hoặc trong trường hợp trầm cảm, những sự vận động chậm rãi của chúng ta và sự chuyển hóa chậm chạp làm chậm sự thèm ăn của chúng ta và chúng ta mất đi mong muốn ăn như chúng tôi đã từng.” Mất đi cảm giác thèm ăn có thể nguy hiểm nếu nó dẫn việc đến sụt cân, và do đó, việc tìm gặp một chuyên gia tâm thần ngay lập tức là rất quan trọng để bạn có thể xác định nguyên nhân của việc thiếu cảm giác thèm ăn của bạn là gì.
    7. Bạn ngủ không ngon giấc
Vấn đề về giấc ngủ có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân – mất ngủ, căng thẳng, bệnh tật, hoặc một sự thay đổi trong thói quen ăn uống. Nếu bạn thường xuyên không ngủ ngon, nó không có nghĩa là bạn nhất thiết phải bị trầm cảm, nhưng nếu bạn gặp tình trạng này cùng với các triệu chứng khác, nó có thể là một sự cảnh báo. Klapow giải thích rằng khi chúng ta đang bị trầm cảm, giấc ngủ của chúng ta sẽ “gánh họa” . “Chúng ta sẽ chập chờn trong giấc ngủ, chúng tôi sẽ ngủ sâu và dậy trễ, hoặc chúng ta sẽ thức dậy vào sáng sớm khi chúng ta không muốn”, ông nói. “Trầm cảm tác động đến chu kỳ ngủ – thức của chúng ta. Chúng ta có thể cảm thấy khó khăn khi bắt đầu vào giấc ngủ, tiếp tục ngủ hoặc có một giấc ngủ ngon.” Và nếu trong thực tế các vấn đề này diễn ra thường xuyên, việc bạn cần làm là nói chuyện với một chuyên gia để xác định liệu bạn có đang bị trầm cảm hay không.                                                             
“Đôi khi chúng ta gặp nhiều một những triệu chứng này” Klapow nói. “Đôi khi chúng ta có thể gặp phải tất cả. Nhưng nếu chúng ta đang gặp phải những triệu chứng như thế này trong khoảng hai tuần hoặc nhiều hơn và chúng không có dấu hiệu sẽ biến mất […] vậy thì những triệu chứng của “sự thể hiện tệ hại” này thực sự có thể là […] bệnh trầm cảm lâm sàng.”
Bất kể bạn nghĩ nguyên nhân là gì, nếu bạn gặp những triệu chứng này, việc quan trọng mà bạn nên làm là nói chuyện với một chuyên gia  sức khỏe tâm thần để bạn có thể xác định được vấn đề gì đang xảy ra, và xác định cách giải quyết tốt nhất cho nó.

Dịch: Uyển Nhi

Nguồn: https://www.bustle.com

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan