7 Lời Khuyên Giúp Bạn Tìm Được Mục Đích Sống Của Mình

Xác định được mục tiêu cho cuộc sống chính là chìa khóa để có được một cuộc đời trọn vẹn. Một sự nghiệp thành công, một gia đình hạnh phúc hay những mối quan hệ xã hội bền vững có …

Xác định được mục tiêu cho cuộc sống
chính là chìa khóa để có được một cuộc đời trọn vẹn.

Một sự nghiệp thành công, một gia đình hạnh phúc hay những mối quan hệ xã hội bền vững có vẻ như là công thức cho một cuộc sống hoàn hảo. Tuy vậy, ngay cả với những người đã đạt được đủ những yếu tố trên đôi lúc vẫn cảm thấy cuộc sống thiếu một điều gì đấy – và điều đó chính là những mục tiêu để phấn đấu trong cuộc đời

Stole The Mid-Autumn Moon on Behance

“Tìm kiếm mục đích sống”, không hẳn là một lời nói sáo rỗng hay một giấc mơ không bao giờ trở thành sự thật. Nó thực sự là một công cụ giúp ta có một cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn, nhưng tiếc thay có quá ít người thực sự cố gắng để sử dụng được “nó”. Chỉ có khoảng 25% người Mỹ ở độ tuổi trưởng thành hiểu được rõ mục đích của những việc họ làm, hay họ cần phải làm gì để có một cuộc đời sống như họ mong muốn.

Tại sao cần phải sống có định hướng?

Một nghiên cứu vào năm 2010 được đăng tạp chí Applied Psychology cho thấy rằng những người có chỉ số hạnh phúc cao – là những người hiều rõ về mục đích sống của bản thân, đồng thời có thể điều khiển được cảm xúc của chính mình và cảm nhận được giá trị của những việc mình làm – thường có xu hướng sống thọ hơn. Trong khoảng thời gian theo dõi kéo dài 8 năm rưỡi, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có thể trạng tinh thần và thể chất vui vẻ, khỏe mạnh có tỉ lệ tử vong thấp hơn người bình thường đến 30%.

Ngoài ra, cũng có nghiên cứu khác xem xét mối liên hệ giữa việc tìm thấy mục đích sống và những giá trị sức khỏe tích cực, chẳng hạn như ít đột quỵ và đau tim hơn, ngủ ngon hơn, giảm nguy cơ mắc phải chứng mất trí nhớ hay khuyết tật.

Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Journal of Research and Personality cho thấy những người hiểu rõ công việc họ đang làm kiếm được nhiều tiền hơn là những người nghĩ rằng công việc của họ thật vô nghĩa.

Vì vậy có một tin tốt là, bạn không phải băn khoăn giữa việc sống để kiếm tiền hay kiếm tiền để sống nữa. Số bậc thang mà bạn đặt ra cho cuộc đời mình có thể sẽ tỉ lệ thuận với số tiền bạn kiếm được đấy!

Với tất cả những lợi ích trên, có một điều rõ ràng rằng việc xác định mục đích sống là rất quan trọng. Nhưng việc này không thể làm được trong một sớm một chiều. Quá trình này đòi hỏi chúng ta cần dành thời gian để lắng nghe xem bản thân muốn gì, bên cạnh đó cũng lắng nghe những người xung quanh để có thể xác định được đam mê của mình nằm ở đâu. Bảy bí kíp sau đây có thể giúp bạn nhận ra hay tìm thấy được những mục đích cho cuộc đời để từ đó, bạn có thể sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn.

1. Chấp nhận cho đi thời gian, tiền bạc và tài năng

Nếu nói về một thói quen có thể giúp bạn tìm được ý nghĩa trong cuộc sống, thì đó sẽ là thói quen giúp đỡ người khác.

People & Ideas by Brad Cuzen

Nghiên cứu từ một Đại học bang Florida cho thấy rằng quan hệ xã hội tốt có liên hệ với một cuộc sống hạnh phúc hơn. Việc “cho đi” trong một mối quan hệ đôi lúc có thể giúp ta tìm được mục đích sống của mình.  

Sự “cho đi” có thể tồn tại dưới những hình thức như làm tình nguyện viên cho một tổ chức phi lợi nhuận, quyên góp tiền cho các hoạt động xã hội mà bạn quan tâm, hay chỉ đơn giản là giúp đỡ những người xung quanh trong công việc hàng ngày.

Dù bạn quyết định dành hai ngày thứ bảy mỗi tháng để vào bếp nấu ăn, hay bạn tình nguyện chở bác hàng xóm lớn tuổi gần nhà đến cửa hàng tạp hóa mỗi tuần một lần, thì việc làm những điều tử tế như vậy có thể sẽ khiến bạn cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn.

2. Tiếp thu phản hồi

Đam mê đôi lúc khó để ta nhận ra. Bạn có thể thích làm nhiều việc khác nhau, nhưng vì tính chất thường xuyên nên những điều đó có thể đã ăn sâu vào cuộc sống của bạn đến nỗi bạn không nhận ra tầm quan trọng của những việc này.

May mắn thay, những người ngoài cuộc có thể sẽ mang đến cho bạn vài góc nhìn khác. Có thể bạn đã từng tình cờ biểu lộ những khát khao hay những mong muốn cho cuộc đời với họ mà không hề nhận ra. 

Bạn có thể hỏi những người xung quanh rằng điều gì khiến họ nhớ về bạn hay khi nghĩ về bạn thì điều gì hiện ra trong tâm trí họ đầu tiên. Hoặc bạn có thể để ý những lần bạn được ai đó khen hay chú ý. Ghi lại những điều này để có thể tự khắc họa về mình. 

Dù cho mọi người nghĩ về bạn như một cây hài, hay họ nói bạn có sở thích giúp đỡ người khác, đặc biệt là người lớn tuổi, hay như thế nào đi nữa thì việc lắng nghe người khác nhận xét về mình có thể sẽ giúp bạn củng cố là những niềm đam mê mà bạn đã lấn sâu vào.

3. Ở cạnh những người tích cực

Đúng như câu mọi người thường nói: đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Hãy nghĩ xem bạn có điểm gì giống với những đứa bạn của mình không nào?

Đừng nghĩ về những người mà bạn cảm giác chỉ tương tác ở mức xã giao hay chỉ gặp khi có việc cần. Hãy nghĩ đến những người mà bạn muốn dành thời gian cho họ bởi vì công việc hay trách nhiệm gia đình. 

New Yorkers by Brad Cuzen on Dribbble

Những người xung quanh bạn cũng thể hiện một phần nào đó về con người của bạn.. Nếu bạn ở gần những người có năng lượng tích cực, thì bạn cũng có thể được truyền cảm hứng. 

Mặt khác, nếu những người xung quanh bạn chỉ toàn là những người khiến bạn xuống tinh thần, bạn có lẽ sẽ cần phải thay đổi một chút. Thật khó để cảm thấy yêu đời hay hứng thú trong công việc khi ta bị bao vây giữa những người không muốn có những cống hiến tích cực.

4. Trò chuyện với những người bạn mới

Thường thì chúng ta sẽ sa đà vào mạng xã hội khi ở một mình trên tàu hay trong lúc chờ đợi đứa bạn tới quán bar… Hãy chống lại sự cám dỗ đó!. Thay vào đó, hãy thử dùng khoảng thời gian đó để giao tiếp với những người xung quanh.

Hãy thử trò chuyện về những việc họ đang làm hay những điều họ muốn làm, cũng như về các câu lạc bộ hay nhóm mà họ đang tham gia, hay họ có thích việc đóng góp cho các tổ chức thiện nguyện không…

Mặc dù ban đầu, việc trò chuyện với người lạ có thể khiến ta cảm thấy khó xử, nhưng việc mở rộng phạm vi giao tiếp có thể mở rộng tầm nhìn của ta, hoặc có thể mang đến những cơ hội nghề nghiệp mà ta không thể biết trước được. Bạn có thể sẽ biết được nhiều điều mới, hay có thể biết thêm về một địa điểm du lịch nào đó. Và những điều này cũng có thể là chìa khóa để giúp bạn tìm thấy được bản thân.

5. Khám phá sở thích của chính mình

Những dòng trạng thái trên Facebook hay Tweet của bạn có thường đề cập cùng một chủ đề hay không? Bạn có hay chia sẻ các bài viết về tình hình biến đổi khí hậu hay về người tị nạn? Những hình ảnh trên Instagram của bạn có trùng lắp về một hoạt động nào đó không, ví dụ như làm vườn hay trình diễn một điều gì đó?

Hãy nghĩ xem khi họp mặt hội anh em cây khế, các bạn thường hay nói về điều gì?. Bạn có thích thảo luận về lịch sử? Hay bạn thích chia sẻ những mẹo tiết kiệm tiền mà bạn mới khám phá ra?

Những điều bạn muốn nói và những điều bạn thích chia sẻ trên mạng xã hội có thể tiết lộ thêm về con người của bạn đấy!

6. Hãy nghĩ về những điều làm bạn phiền muộn

Nhiều người có những đam mê hay những dự án cực kỳ tâm huyết liên quan đến một điều bất công nào đó trong cuộc sống. Có điều gì khiến bạn thật sự không vui khi nghĩ đến? Đó có thể là về việc bảo vệ động vật, vấn đề dân quyền hay một tổ chức béo phì ở trẻ em nào đó. Có thể bạn sẽ thấy nhói lòng khi nghĩ về những người già neo đơn, hoặc bạn nghĩ những kẻ nghiện ngập cần được cho thêm cơ hội để quay đầu, rằng còn nhiều tổ chức ngoài xã hội cần bạn.

Bạn không nhất thiết phải dành toàn bộ thời gian để thực hiện những mục tiêu của mình. Bạn có thể sẽ nhận ra rằng công việc hiện tại sẽ giúp bạn có khả năng để hoàn thiện những đam mê khác. Hoặc bạn có thể sẽ thấy rằng việc bỏ ra thời gian có thể giúp bạn hoàn thành mục tiêu hơn là bỏ tiền bạc.

7. Khám phá những gì bạn thích làm

Ở một góc nhìn khác, chỉ bằng một việc đơn giản là suy nghĩ về những gì bạn thực sự thích cũng có thể giúp bạn tìm thấy được mục tiêu của đời mình. Bạn cực kì thích ánh đèn sân khấu? Kỹ năng của bạn có thể được phát huy tốt nhất qua việc tổ chức những buổi trình diễn trước những trẻ em có thể nhận được ảnh hưởng tốt từ nghệ thuật. Việc phân tích dữ liệu của thứ gì đó làm bạn khá thích thú? Nhiều tổ chức xem kỹ năng này là vô giá đối với họ. Hãy nghĩ về những kỹ năng, tài năng và niềm đam mê mà bạn thể hiện. Sau đó, suy nghĩ  xem làm thế nào để biến những điều ấy thành một một điều gì đó có ý nghĩ với mình.

Sau tất cả…

Tìm mục đích sống không phải là việc có thể làm xong chỉ trong vài ngày, vài tuần hay vài tháng. Nó có thể là một cuộc hành trình cả đời, và nó chỉ có thể được thực hiện từng bước một.

Illustration: The Light will guards you Home by Kathrin Honesta

Bạn cũng có thể thấy rằng mục đích sống thay đổi theo thời gian. Có lẽ, bạn thích chơi với động vật khi còn nhỏ nhưng hiện tại bạn lại muốn tham gia vào tổ chức chống lại nạn buôn người. Và chắc chắn một điều rằng bạn có nhiều hơn một mục tiêu trong cuộc đời.

Hãy nhớ lấy những dự định của bạn, nhưng không có nghĩa là bạn phải thay đổi những gì đã và đang làm. Nếu bạn là một người thợ làm tóc, có thể mục tiêu của bạn là làm mọi người cảm thấy rằng bản thân họ xinh đẹp. Nếu bạn là một người quản lý trường học, bạn có thể nhận ra mục đích của mình là tạo ra một môi trường tốt cho trẻ học tập.

Thỉnh thoảng, bạn có thể muốn tạm dừng những việc đang làm và suy nghĩ xem liệu con đường bạn chọn có đang hướng tới những điều bạn mong muốn không Nếu không thì bạn có thể thay đổi hướng đi của bản thân, con đường tìm mục đích không phải luôn thẳng tắp mà đôi khi sẽ có những ngã rẽ, chông gai và đèn dừng.

—————————
Dịch: GiLi
Biên tập: Linh Vũ
Nguồn ảnh: Pinterest
Nguồn: https://www.verywellmind.com/tips-for-finding-your-purpose-in-life

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan