7 nghề nghiệp tốt nhất cho người nhạy cảm cao

"Sự hài lòng trong công việc là thứ không dễ dàng để tìm thấy, cho dù bạn là ai. Theo như báo cáo, ở Mỹ chỉ có 50% người lao động cho biết họ hài lòng với công việc của mình( và đó đã là mức cao kỉ lục). Vì vậy đối với những người siêu nhạy cảm , sự hài lòng trong công việc lại càng khó đạt được. Bởi lẽ họ phần lớn luôn muốn tìm ra ý nghĩa và mục đích thực sự trong công việc của mình."

Khi nghe từ "nghề nghiệp", bạn có cảm xúc gì? Bạn có nghĩ đến việc làm điều gì đó mà bạn không thực sự muốn làm, chỉ để kiếm tiền? Bạn có hình dung ra những ông chủ hống hách và lạnh lùng chỉ tập trung vào năng suất không? Nếu bạn là một người nhạy cảm cao, có nhiều khả năng công việc không phải là một phần thỏa mãn trong cuộc sống của bạn.


Tất nhiên, những người nhạy cảm cao (HSPs) không phải là những người duy nhất gặp căng thẳng trong việc tìm kiếm công việc phù hợp. Nhưng HSPs phải đối mặt với rất nhiều trở ngại mà phần lớn người khác không gặp. Là một người nhạy cảm cao ,bạn dễ bị choáng ngợp và đôi khi phải vật lộn với những công việc có thời hạn gấp rút. Bạn đặc biệt nhạy cảm với những tác nhân gây căng thẳng thường gặp ở nơi làm việc - bao gồm cả tính cách của những người bạn phải làm việc cùng. Có lẽ điều quan trọng nhất là người nhạy cảm cao luôn tìm kiếm ý nghĩa thực sự trong công việc của họ và không thể hoàn thành tốt nhất mọi thứ nếu không có ý nghĩa ấy.


Và hầu như, thế giới kinh doanh chỉ đơn giản là không được thiết lập để đáp ứng hoặc thậm chí thể hiện sự quan tâm về những nhu cầu này.

Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi công việc đều phải theo cách đó. Trên thực tế, có những con đường sự nghiệp rất phù hợp với những người nhạy cảm trong số chúng ta - đặc biệt nếu bạn hiểu rõ điểm mạnh của bản thân mình.


Trong bài viết này, hãy cùng khám phá lý do tại sao những người nhạy cảm thường không hài lòng trong công việc và làm thế nào họ có thể xây dựng một sự nghiệp thực sự mang lại ý nghĩa cho họ.


Người nhạy cảm cao cần một công việc có ý nghĩa thực sự hơn là một phiếu lương


Sự hài lòng trong công việc là thứ không dễ dàng để tìm thấy, cho dù bạn là ai. Theo như báo cáo, ở Mỹ chỉ có 50% người lao động cho biết họ hài lòng với công việc của mình( và đó đã là mức cao kỉ lục). Vì vậy đối với những người siêu nhạy cảm , sự hài lòng trong công việc lại càng khó đạt được. Bởi lẽ họ phần lớn luôn muốn tìm ra ý nghĩa và mục đích thực sự trong công việc của mình.


Có một lý do chính đáng để những người nhạy cảm cao cảm thấy như vậy. Là một HSP, một ngày làm việc không chỉ đơn thuần là làm công việc đó, nó cũng có nghĩa là:


  • Hiểu và cố gắng làm hài lòng những cảm xúc của những người khác mà bạn làm việc cùng
  • Chú ý tất cả những âm thanh, mùi hương và những chi tiết nhỏ mà hầu hết mọi người không để ý
  • Dành nhiều tâm sức trong mọi công việc của một ngày, thường là nhiều hơn những người khác


Nói cách khác, công việc đối với những người nhạy cảm cao có thể mệt mỏi hơn nhiều so với những người khác. Ngay cả trong một ngày đẹp trời, bạn có thể bị kích thích quá mức và hết năng lượng khi về đến nhà. Không có gì ngạc nhiên khi các HSPs muốn công việc của họ phải thật ý nghĩa. Bởi công việc là thứ duy nhất họ phải gắn bó gần như hằng ngày

Nhưng đáng buồn rằng, tìm được một công việc có ý nghĩa không phải một điều dễ dàng. Một phần là bởi đây là bản chất của nền kinh tế. 

Cuộc sống hiện đại của chúng ta đòi hỏi một lượng công việc lặp đi lặp lại nhất định và phần lớn công việc đó cuối cùng được thúc đẩy bởi đồng tiền chứ không phải sứ mệnh. Nhưng thậm chí ngay cả trong những lịch vực được coi là sáng tạo hay ý nghĩa( giống như những công việc phi lợi nhuận) cũng có những việc không cho bạn cơ hội để thể hiện khả năng của mình hay đem lại giá trị thực sự.


Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tìm được một công việc có ý nghĩa là may rủi. Theo Kelly O'Laughlin, tác giả của A Highly Senson's Life, có những dấu hiệu đỏ mà bạn nên tránh. Chúng bao gồm:


  • Bất kỳ công việc nào chủ yếu tập trung vào bán hàng hoặc đạt được các con số, đặc biệt nếu chúng không trực tiếp nói lên giá trị của bản thân bạn.
  • Những công việc về bản chất yêu cầu quá nhiều sự đối mặt( ví dụ như đàm phán)
  • Những công việc có môi trường làm việc ồn ào, đông đúc hay hỗn loạn. Hãy hỏi ngay về điều này trong cuộc phỏng vấn
  • Những công việc dường như tập trung nhiều vào "gặp mặt" với người khác (cho dù đó là khách hàng hay làm việc với đồng nghiệp). HSP rất giỏi khi tiếp xúc với mọi người, nhưng họ cần thời gian riêng để xử lý và làm tốt nhất công việc của mình.


O'Laughlin cũng nói rằng, hơn bất cứ điều gì hết, đồng nghiệp và môi trường làm việc sẽ tạo ra hoặc phá vỡ cảm giác hạnh phúc trong công việc của bạn. Ngay cả trong những lĩnh vực nghề nghiệp mơ ước, bạn vẫn sẽ cảm thấy kiệt sức nếu hàng ngày phải đối mặt với một ông chủ thô lỗ, hung hăng hay một văn phòng làm việc căng thẳng.


Những công việc phù hợp nhất cho những người nhạy cảm cao


Những người nhạy cảm cao cũng có rất nhiều điểm mạnh khi là nhân viên. Trên thực tế, họ sở hữu những tài năng độc đáo mà nhiều người lao động khác không có. Ví dụ, HSPs luôn hỗ trợ, giúp đỡ và động viên những người xung quanh. Họ lắng nghe người khác, chú ý đến những chi tiết nhỏ và dành thời gian để suy nghĩ thấu đáo mọi thứ trước khi vội vã lao vào hành động. Trong vai trò là nhà lãnh đạo, họ rất chú trọng vào việc xây dựng sự đồng thuận, điều này giúp họ xây dựng đội ngũ trung thành và có năng lực đáng kinh ngạc. Trong mọi vị trí, họ bộc lộ sự tinh tế trong cảm nhận và cách đối xử với mọi người xung quanh.


Những điểm mạnh này là một cơ sở vững chắc để đưa ra lời hướng dẫn về công việc phù hợp để những người nhạy cảm cao phát triển. Sau đây là một vài công việc gợi ý của O’Laughlin và của tôi: 


1. Các ngành nghề chăm sóc



Danh mục này bao gồm các nghề nghiệp như y tá, bác sĩ và nhà trị liệu vật lý, cũng như nhân viên xã hội, nhà trị liệu tâm lý và huấn luyện viên cá nhân. Những lĩnh vực này phát huy thế mạnh của HSP, bao gồm sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và nhận thức trực quan về nhu cầu của người khác. Tất nhiên, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều cảm xúc từ người khác, nhưng HSPs nói chung dường như bị thu hút bởi những lĩnh vực này và thường thấy cực kỳ thỏa mãn. (Xem lời khuyên gần đây từ các nhà trị liệu HSP về cách quản lý cảm xúc thông qua việc kiểm soát cảm xúc và thiết lập các ranh giới.)


2. Ngành sáng tạo


Ngành này bao gồm các vị trí như thiết kế đồ họa, viết quảng cáo, họa sĩ hoạt hình, thiết kế bối cảnh phim… bất kỳ ai áp dụng tài năng nghệ thuật của mình vào công việc hàng ngày. Những nghề này mang lại cho bạn trải nghiệm và cơ hội kiếm tiền trong khi phát triển tài năng với tư cách là một nghệ sĩ. Thêm vào đó, những công việc này có thể không cố định về thời gian và vị trí, mang lại cho các HSPs sự linh hoạt và tự chủ mà họ mong muốn trong lịch trình của mình.


3. Giáo sĩ


Nhiều HSPs là những người có tín ngưỡng sâu sắc và coi trọng niềm tin của mình hơn những người khác. Nhưng đồng thời, HSPs cũng vô cùng cởi mở và đem lại những tích cực . 2 yếu tố đó tạo nên sự kết hợp hoàn hảo ở bất kì giáo sĩ nào. Tất nhiên HSP có xu hướng theo trực giác hơn là giáo điều về tâm linh và có thể phải theo một kết cấu nhất định khi làm việc như một giáo sĩ. Nhưng điều đó là xứng đáng, đặc biệt là khi đóng góp trong một trong số ít ngành nghề mà sự nhạy cảm và trực giác vẫn được coi trọng


4. Học viện


Học viện có thể vô cùng cạnh tranh, nhưng nó cũng có xu hướng di chuyển với tốc độ phù hợp cho phép HSPs sử dụng thế mạnh của họ. Bạn có thể dành một phần thời gian của mình để làm công việc yêu cầu sự cẩn thận, tập trung, nơi sự suy ngẫm chiêm nghiệm sâu sắc được đánh giá cao. Bạn cũng có thể dành thời gian giảng dạy và giúp đỡ học sinh, nhưng chỉ dành một khoảng thời gian trong ngày - và thậm chí là thi thoảng. Có lẽ điều quan trọng nhất là bạn có cơ hội làm những công việc có ý nghĩa liên quan đến chủ đề mà bạn thực sự quan tâm.


5. Chủ doanh nghiệp 


Là một nhân viên, nhiều HSPs cảm thấy bất công khi không được thăng chức, như thể họ không phải là "người lãnh đạo tiềm năng". Nhưng điều đó đơn giản là không đúng - một HSP có thể là một người đứng đầu mạnh mẽ của một công ty. Phần lớn những loại hình kinh doanh nhỏ thành công, chẳng hạn như cửa hàng, phòng trưng bày hay quán cà phê có thể phát triển lớn mạnh nhờ một người nhạy cảm đứng đầu. HSP sẽ tạo ra một bầu không khí thân thiện, dễ chịu; thiết kế một không gian thực sự nổi bật; xây dựng một đội ngũ nhân viên trung thành- những người yêu thích công việc của họ và thích giúp đỡ khách hàng. Nếu bạn có tầm nhìn kinh doanh, đó là một con đường tốt để theo đuổi.


6. Công việc phi lợi nhuận:


Lĩnh vực này đi kèm với một cảnh báo lớn: Công việc phi lợi nhuận có thể căng thẳng như công việc của khu vực tư nhân. Nhiều tổ chức phi lợi nhuận không được tổ chức tốt như các doanh nghiệp truyền thống và một số sử dụng sứ mệnh tốt đẹp này để biện minh cho thời gian làm việc dài hoặc mức lương thấp hơn trung bình. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn. Cũng có rất nhiều tổ chức phi lợi nhuận, nơi có văn hóa lành mạnh, thúc đẩy sự hợp tác và tập trung vào việc thực sự mang lại giá trị tốt đẹp. Các nghề phi lợi nhuận đặc biệt tốt cho HSPs bao gồm quản lý, giám đốc điều hành, tiếp thị, quản lý thành viên, nhà nghiên cứu tài trợ và thậm chí có khả năng là các công việc gây quỹ lớn (tùy thuộc vào mục tiêu hoạt động và mức độ ủng hộ của cộng đồng).


7. Ngành IT


Mã hóa là một quá trình rất sáng tạo, một quá trình tốt nhất là được thực hiện bởi một người có khả năng chú ý tới chi tiết nhỏ và sở hữu trực giác mạnh mẽ. Điều đó có nghĩa là HSP có lợi thế đặc biệt trong vai trò là kỹ sư phần mềm, nhà phát triển trang web hoặc trong bất kỳ vị trí nào yêu cầu hiểu biết về công nghệ. Nhiều công việc trong lĩnh vực công nghệ cũng tạo ra một bầu không khí làm việc thoải mái hơn và tập trung vào công việc từ xa, đây cũng là những lợi ích cho những người nhạy cảm cao.


Đây là những lựa chọn hàng đầu của chúng tôi, nhưng chúng mới chỉ là điểm khởi đầu. Là một người nhạy cảm cao, cách tốt nhất để tìm được một công việc có ý nghĩa là nghĩ về điểm mạnh cá nhân của bạn và bắt đầu từ đó - chú ý đến văn hóa nơi làm việc trước khi ký kết. Nếu bạn có thể tìm thấy một nơi nào đó mà bạn cảm thấy được che chở, bạn sẽ thấy rằng công việc có thể rất thú vị… và thậm chí có thể không bị kiệt sức.


Người dịch: Ivoanh

Biên tập: Sweetlvy

Nguồn ảnh: Pexels

Nguồn bài viết: https://highlysensitiverefuge.com/highly-sensitive-person-careers/?fbclid=IwAR1L43eN6NgkVNp93Id7BpwM2RQ9Z6eUAQm8mS7-D92AKZBOpXf841O6PPQ


BẢN THẢO
Bài viết liên quan