7 vấn đề ở nơi làm việc chỉ có người siêu nhạy cảm mới có thể hiểu

Một sự thật đáng buồn là những quan điểm và định kiến chung về nơi làm việc và văn hóa công sở đều vô cùng cứng nhắc và không có ngoại lệ nào cho những người siêu nhạy cảm. Nhưng …

Một sự thật đáng buồn là những quan điểm và định kiến chung về nơi làm việc và văn hóa công sở đều vô cùng cứng nhắc và không có ngoại lệ nào cho những người siêu nhạy cảm. Nhưng với con số 15% – 20% dân số, những người “siêu” nhạy cảm (HSP) không hề hiếm thấy – trên thực tế, gần như tất cả nơi làm việc đều có sự tồn tại của họ. Tuy nhiên rất ít nơi làm việc giúp đỡ những người thuộc nhóm HSP phát triển hay tạo cơ hội để họ phát huy hết tiềm năng trong công việc. Và đối với rất nhiều HSPs, công việc của họ là nguồn áp lực liên tục và quá sức. 

Nếu bạn là một người siêu nhạy cảm, có lẽ bạn đã gặp được 7 vấn đề dưới đây tại nơi làm việc. Nhưng đừng sợ hãi, tôi đã bao gồm cả một số phương pháp hữu ích để giúp bạn đối mặt với chúng.

1. Đồng nghiệp dùng nước hoa và nó khiến bạn khó chịu cả ngày… nhưng bạn không dám nói cho cô ấy

Vấn đề không phải là cô ấy dùng “quá nhiều”. Nó chỉ là, đối với một người quá nhạy cảm, bạn để ý ngay cả những mùi hương nhẹ nhất. Mùi hương có lẽ chỉ là “một chút xíu” đối với ai đó cũng có thể quá mức với bạn… và nếu bạn ở cùng một không gian, có nó thể khiến bạn đau đầu hay các phản ứng cơ thể khác.

(Tôi nhắc đến “cô ấy” ở đây, nhưng nó cũng có thể là mùi nước hoa của đàn ông)

Lời khuyên: Vốn chu đáo và thận trọng, rất nhiều HSP có thói quen đặt nhu cầu của người khác trên của mình – và không muốn phiền người khác với những yêu cầu có vẻ như quá khắt khe của mình. Nhưng bạn không cần phải chịu đựng trong im lặng. Nếu chỉ thỉnh thoảng xảy ra, bạn có thể bỏ qua nó – nhưng nếu điều này quấy rầy công việc của bạn, bạn được phép lên tiếng. Hãy thử “Nước hoa của cậu rất thơm, nhưng tớ bị nhạy cảm với mùi hương. Khi tớ ở gần người dùng nước hoa dù nam hay nữ, nó làm tớ đau đầu và khiến tớ khó tập trung làm việc. Cậu có thể không dùng nó khi ở văn phòng không?” Một người biết suy nghĩ sẽ hiểu được. Hoặc nếu bạn cần nói chuyện với quản lý, nói rõ nguyên do và yêu cầu được ngồi ở nơi làm việc khác.

2. Những chiếc đèn huỳnh quang quá sáng

Những chiếc đèn huỳnh quang sáng chói và lạnh lẽo khi ở điều kiện tốt nhất. Trong nhiều trường hợp, chúng cũng sẽ nhấp nháy, khiến người bị HSP xao nhãng thậm chí nôn nao.

Lời khuyên: Đáng tiếc, bạn có thể sẽ không thể yêu cầu sếp đổi đèn khác – nó khá mắc – nhưng bạn có thể điều chỉnh môi trường. Tôi từng mang đến một chiếc đèn bàn kiểu cũ đến nơi làm việc riêng của tôi và chiếc đèn “bình thường” đó đã cải thiện rất nhiều cảm giác ở nơi làm việc (không chỉ không làm phiền đồng nghiệp, một số người còn làm giống như tôi).

3. Thật mệt mỏi khi phải liên tục để ý cảm xúc và trạng thái tâm lý của những người quanh bạn

“Người siêu nhạy cảm” không đồng nghĩa với “đồng cảm”, nhưng nó gần như vậy. HSP có mức độ đồng cảm cao, có nhiều hoạt động diễn ra hơn ở những khu vực não liên kết với tế bào thần kinh gương và nhận thức rõ trạng thái tâm lý của những người quanh họ – ngay cả với người hoàn toàn xa lạ. Và rất nhiều trường hợp được nhận định là đồng cảm.

Nơi làm việc là nơi mặc bạn rộng mở với các cảm xúc, tâm trạng và áp lực của những người xung quanh bạn. Thông thường thì nơi đó có quá nhiều người, những người bạn không biết rõ và bị áp lực lớn bởi lượng công việc của họ. Là một HSP, bạn có thể “hấp thụ” những cảm xúc đó và bị ngập trong đó. Điều này không chỉ quấy rối ngày làm việc của bạn mà còn theo bạn về tận nhà.

Lời khuyên: Nghỉ ngơi để có thời gian cho riêng mình hoặc lên kế hoạch làm một chút “nghi thức” trước và sau khi làm việc có thể có tác dụng. Nhưng đối với người đồng cảm và HSP, một trong những điều mạnh mẽ nhất bạn có thể làm cho chính mình là học cách điều khiển cách bạn tiếp nhận các loại cảm xúc. Điều này không có nghĩa là “tắt nó đi” hay chối bỏ món quà này. Hơn thế, nó có nghĩa là ưu tiên nhu cầu về vật chất và cảm xúc của mình – khiến bạn mạnh mẽ hơn khi mọi người “phát tác” cảm xúc với bạn – và luyện tập những câu tự nhủ để đánh dấu và xác định cảm xúc nào không thuộc về bạn.

4. Áp lực liên tục để phát triển

Đã bao giờ sếp giao cho bạn một lượng việc lớn và nói với bạn họ cần nó hôm nay? Hoặc có bao giờ họ thất bại khi lên kế hoạch dự án…và sau đó khiến nhân viên của họ liên tục bị sa thải trong khi điều đó không nên xảy ra?

Vâng. Làm việc quá sức đã trở thành thói quen ngày nay, đặc biệt ở Mỹ và kết quả là những hạn chót gấp gáp cùng áp lực cho mọi người. Nhưng nó không ảnh hưởng sâu đậm như đối với HSP.

Blogger Arbeitsplatz, Schreibtisch, workplace, IKEA, Eames Style Stuhl, iMac, Apple


Đó là vì HSP chuyển hóa thông tin một cách sâu sắc. Họ tiếp nhận nhiều chi tiết hơn và đặt nhiều công sức hơn (có thể nói như vậy) vào mỗi nhiệm vụ. Nếu bạn là người “quá” nhạy cảm, bạn sẽ từ từ và thận trọng làm việc hết sức mình khi bạn có thật nhiều thời gian để suy nghĩ từng thứ một.

Lời khuyên: Bạn không thể kiểm soát được hạn chót công việc hay thói quen làm việc của sếp – ít nhất không phải trực tiếp. Tuy nhiên, bạn có thể nói chuyện rõ ràng thứ bạn cần để hoàn thành công việc. Ví dụ, “Bạn yêu cầu A trong sáng mai, nhưng bạn cũng yêu cầu B. Chúng ta có đủ thời gian để hoàn thành một trong hai trong thời gian đó nhưng không phải là cả hai. Công tác nào cần ưu tiên hơn?” Và nếu mọi thứ loạn hết cả lên vì vị sếp “vô tổ chức”, bạn có thể bắt đầu mỗi tuần bằng cách tạo kế hoạch làm việc của riêng mình và gửi nó cho họ.

5. “Các kỹ năng mềm” của bạn không được công nhận dù chúng đáng giá 

HSP có một rất nhiều kỹ năng để tạo ra một nơi làm việc tốt hơn. Họ lắng nghe rất tốt, ưu tiên các nhu cầu của các thành viên, chú ý đến các chi tiết và làm việc cẩn thận, cho nên họ làm khá tốt. Họ cũng là người ân cần và ấm áp đối với các đồng nghiệp. Những người với các kỹ năng này trực tiếp đóng góp cho các mục tiêu của đội.

Nhưng các sếp không phải lúc nào cũng thấy được. Họ thường tuyển và đề bạt dựa trên các kỹ năng “cứng”, dù sếp có thể biết trướ rằng điều đó dẫn đến việc công việc được giao cho một nhân viên kém trong văn phòng (và lãng phí công sức của người khác). Và khi công việc có chút thành công, bạn cũng dễ dàng bị lãng quên.

Lời khuyên: Cách duy nhất để khiến một kỹ năng có giá trị ở nơi làm việc là lên tiếng. Điều đó có thể đơn giản như đảm bảo quản lý của bạn biết được điều bạn đã làm (“Có vẻ như mọi người đều không có kế hoạch rõ ràng để hoàn thành dự án này đúng hạn. Tôi đã tạo một danh sách kiểm tra để chúng ta nắm được tiến độ”). Hoặc bạn có thể nói với quản lý khi nào các kỹ năng mềm có tác dụng của nó. (“Tôi biết anh này đang dẫn đầu trong vấn đề này và tôi đang theo hướng đi của anh ta, nhưng anh ta gây sự khó chịu với cái cách nói chuyện của mình với mọi người. Tôi nghĩ nó đang ảnh hưởng đến hiệu suất của nhóm. Chúng ta nên giải quyết vấn đề này như thế nào?”)

Xong, giải pháp cho vấn đề một cách trực tiếp sẽ nhận được hồi đáp bằng sự tôn trọng ở nơi làm việc, ngay cả (đặc biệt) nếu nó là vấn đề về “con người”.

Và nếu bạn nhận ra rằng mình đang phải làm thêm việc mà không có công trạng…hãy dừng lại. HSP không phải là người quản lý tâm trạng của mọi người hay lên kế hoạch cho mỗi buổi tiệc công sở vào kỳ nghỉ.

6. Phản hồi tiêu cực giống như mũi tên đâm thẳng trái tim bạn

Những người siêu nhạy cảm thường có những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ đối với sự chỉ trích. Các HSP cố gắng đặt nhu cầu của người khác lên trước và muốn làm mọi người vui vẻ. Khi họ bị nói đã làm gì đó sai (ngay cả bằng cách hành văn chuyên nghiệp nhất), nó có thể là một mũi tên trúng thẳng trái tim (vô cùng mỏng mảnh) của họ.

Creating various workspaces and conferences rooms was key.

Lời khuyên: Bạn biết đấy, bạn phải xử lý cảm xúc của mình trước khi có thể tập trung vào việc tiếp nhận phản hồi. Sếp của bạn có biết điều đó không? Nếu bạn đang trải qua một hồi đánh giá hiệu suất khắt khe hay đột nhiên bị phê bình, hãy luyện những từ này: “Tôi hay có phản ứng lớn với những lời phê bình. Không có nghĩa là tôi không đồng ý; chỉ là tôi cần thời gian xử lý nó. Hãy để tôi biết làm thế nào tôi có thể sửa chữa điều này, bởi vì tôi muốn khiến nó tốt hơn.” Nếu có thể, hãy yêu cầu một chút thời gian sau cuộc họp để xử lý và sau đó đặt lời hứa sẽ theo sát nó.

7. Bạn cảm giác rằng công việc của bạn không có giá trị gì ngoài tiền lương

Là một người nhạy cảm quá độ, bạn không làm việc chỉ vì kiếm tiền. Bạn thấy vui vẻ nhất khi bạn biết rằng công việc của mình đóng góp cho thứ gì đó to lớn hơn, hay khi bạn có thể làm điều gì đó ý nghĩa để giúp đỡ người khác.

Không may, rất nhiều công việc không coi trọng điều đó. Hầu hết chỉ bao gồm việc hoàn thành các nhiệm vụ lặp để tối đa hóa năng suất.  Nó có thể giết chết linh hồn của bạn một cách nhanh chóng. Và sống mà không có ý nghĩa có lẽ là số mệnh tồi tệ nhất một HSP có thể tưởng tượng.

Lời khuyên:

  • Tìm kiếm nhiệm vụ mới ở nơi làm việc. Học hỏi luôn là điều ý nghĩa và hấp dẫn, ngay cả khi vì công việc. Đó là lý do những tháng đầu tiên đi làm thường là lúc thỏa mãn nhất. Nếu công việc trở nên vô nghĩa, hãy tìm nhiệm vụ mới hoặc công tác khác bạn có thể làm – ngay cả khi thêm việc cho công việc bình thường của bạn.
  • Làm việc có ý nghĩa khi rảnh rỗi. Có lẽ đam mê của bạn không đồng nhất với công việc, nhưng bạn có thể tìm ý nghĩa mà bạn ao ước bằng cách theo đuổi nó sau khi làm việc và cuối tuần. (Cách này có tác dụng với tôi và đã dẫn dắt tôi đến với nghề viết lách này!)
  •  Chỉnh sửa sơ yếu lý lịch thường xuyên. Đúng vậy, nó nghe có vẻ như là về tiền bạc, nhưng mỗi lần bạn chỉnh sửa lại sơ yếu lý lịch của mình, bạn sẽ thấy được bức tranh lớn về những điều bạn đã hoàn thành. Bạn chuyển nó thành từ, tất cả các cách bạn đã đóng góp cho một bức tranh lớn hơn về chất lượng, năng suất hay lợi nhuận. Điều đó thường giúp tạo cảm giác tự hào và có ý nghĩa… và chính yếu là nó cũng giúp bạn có một công việc tốt hơn.Tập trung vào con người. Đối với các HSP, con người là thứ phát sáng nhất trong ra đa của họ. Nếu bạn có thể hình thành các mối liên hệ có ý nghĩa với đồng nghiệp, điều đó thường cung cấp ý thức sâu sắc cho con người về ý nghĩa – ngay cả khi trong công việc buồn tẻ nhất.

Dịch: Thanh Dang

Biên tập: Mai

Nguồn: https://highlysensitiverefuge.com/

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan