8 Cách Để Có Một Mối Quan Hệ Hạnh Phúc Hơn

Việc phàn nàn-không chỉ trích- có thể tăng cường sự kết nối của bạn như thế nào? Đó là khoảng thời gian đầu trong cuộc hôn nhân gần 30 năm của tôi, khi một tấm biển được viết bằng tay …

Việc phàn nàn-không chỉ trích- có thể tăng cường sự kết nối của bạn như thế nào?

Đó là khoảng thời gian đầu trong cuộc hôn nhân gần 30 năm của tôi, khi một tấm biển được viết bằng tay treo trong nhà vệ sinh với nội dung như sau: “Nhớ đặt chiếc ghế xuống (bịt tai đứa trẻ lại) hoặc tôi sẽ buộc phải giết bạn.” Nếu trí nhớ được hồi phục, thì tôi tin rằng mình đã ký nó, “người vợ yêu thương của bạn”. Đó không phải khoảng khắc đáng tự hào nhất trong cuộc hôn nhân này, cũng chẳng phải tác phẩm văn học hay nhất tôi sáng tác nhưng tôi đã tạo ra một trò khéo léo. Chồng tôi đã hiểu được khiếu hài hước của vợ mình nên anh đã không hề cảm cảm thấy bị xúc phạm (hay lo lắng) mỗi khi nhìn thấy nó. Và quan trọng là đặt ghế xuống. Tôi cảm thấy thật tệ khi để người bảo mẫu dịu dàng trong nhà phải chứng kiến cảnh tượng đó. Nhưng sự thật thì các nhà tâm lý về gia đình có thể đã cho tôi điểm số cao bởi những trò khôi hài không màu mè đấy. Vậy thì là tại sao?

Chính vì sự phàn nàn là một điều tốt cho mối quan hệ của bạn.

Không phải tất cả điều nhỏ nhặt, nhưng khi nói đến những thứ điều với bạn là cả vấn đề chẳng hạn như bạn không hề muốn phải vào nhà vệ sinh lúc 2 giờ sáng, nhưng lại thực sự đã phải đi. 

Thay vì phàn nàn ngay, bạn lại để nó tích tụ lại, lâu dần sẽ trở thành mối nguy hại. Đó chính là lý do vì sao đôi khi phàn nàn được xem là một tín hiệu tốt. Bạn càng chờ đợi lâu, vấn đề sẽ càng lớn và bạn sẽ cảm thấy vô lý. Cuối cùng bạn sẽ bùng nổ khi không thể chịu đựng được nữa. Khi đấy, sự phàn nàn của bạn không còn là một điều nhỏ nhặt hay một thứ gì đó dễ thương mà nó sẽ biến thành một cuộc chiến.

Do vậy, phàn nàn là tốt, nhưng cần phải biết phàn nàn đúng cách.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân biệt sự khác nhau giữa phàn nàn và chỉ trích. Sự phàn nàn là mối quan tâm cụ thể về những gì một người đang làm, trong khi những lời chỉ trích lại là các cuộc tấn công lớn về lý do tại sao người khác làm điều đó.

Chuyển từ chỗ ngồi trong nhà vệ sinh sang sở thích bóp ống kem đánh răng chảy mãi, một lời phàn nàn hay thường là : “Anh yêu, với người tiết kiệm như em thì sẽ cảm thấy phát điên khi nhìn ống kem đánh răng bị vắt ở giữa rất khó để dung như thế. Lần sau anh có thể lấy kem từ phía dưới lên được không?”

Cũng tình huống đó, một lời chỉ trích sẽ kiểu như: “Em đã nói với anh 100 lần về cái tuýt kem đánh răng này nhưng sao anh không chịu nghe. Có vấn đề gì với anh à? Thật là một người cẩu thả. Không có gì quan trọng với anh ngoài thứ bóng đá ngu ngốc.”

Chúng ta không cần phải vắt óc để suy nghĩ xem phương pháp nào hiệu quả hơn trong 2 cách trên. Lúc bạn phàn nàn, cả 2 sẽ đều là bên thắng: người bạn đời của bạn sẽ cảm thấy mình như anh hùng chỉ bởi vì đã không bóp kem đăng răng từ giữa tuýp, và hiển nhiên mọi người đều cảm thấy vui vẻ. Còn khi bạn chỉ trích, bạn đổ lỗi và khiến đối phương cảm thấy xấu hổ. Điều gì sẽ xảy ra với ống kem đánh răng kia? Sẽ chẳng có gì lạ khi đối phương không bao giờ chịu nghe bạn. 

Bây giờ, có thể bạn sẽ đang nghĩ rằng tại sao mình cần phải xem xét sửa chữa những lời phàn nàn của bản thân trong khi đối phương mới là người hay làm sai.

Điều này dẫn đến điểm cuối cùng rằng: vậy mong muốn của bạn là gì? Là để cải thiện mối quan hệ giữa 2 người hay chỉ muốn làm cho đối phương của bạn cảm thấy tồi tệ hoặc sửa đổi nó. Thực tế, bạn muốn người ta thay đổi hơn là chỉ đòi lại công bằng hoặc trả thù. Khi bạn sẵn sàng làm điều gì đó để có thể tốt hơn cho cả 2 người, thì 8 cách hiệu quả dưới đây sẽ giúp bạn:

1. Hãy cụ thể hóa: Không phải cái gì vợ hoặc chồng của bạn cũng đều làm sai. 

Đừng nóng vội cáu gắt, đây không phải một vụ ám sát nhân vật 101; chỉ nói đến vấn đề thực sự ngay lúc đó, đừng lái sang những chuyện ngoài rìa khác. Đừng động chạm đến nhân cách của đối phương, hãy nhớ rằng đó là người bạn yêu. 

2. Giữ vấn đề ở thời điểm hiện tại

Bạn có bao giờ giữ những quyển tạp chí từ 5-10 năm trước trên bàn của mình không? Dĩ nhiên là không. Những vấn đề cũ đừng bao giờ nhắc lại.

3. Luôn cư xử một người phát thanh viên: đừng đánh giá, phê phán. Chỉ thông báo. 

Hãy chỉ nói những điều là sự thật. Bởi khi bạn đưa ra phán xét với đối phương, bạn không những có thể hiểu sai lý do tại sao người ta lại làm như vậy, mà ngay cả khi lúc bạn có đúng một chút, thì khi chê ai đó lười biếng hay thờ ơ thì điều này sẽ chẳng mang lại bất kỳ sự thay đổi nào như bạn mong đợi.

4. Đừng bao giờ nói “luôn luôn” và “không bao giờ”.

Chẳng hạn như: “Anh không bao giờ giúp đỡ em, anh luôn bỏ đi khi công việc sắp xong.” Đừng cố khái quát hóa vấn đề, chỉ nên tập trung vào hiện tại. “Em cần anh phụ giúp việc trong cửa hàng.”

5. Biết rõ quyền của bạn

Thế giới này sẽ càng ngày càng trở nên hoàn hảo hơn nếu điều này trở thành sự thật.

Đừng cho phép người bạn đời nhìn thấu suy nghĩ của mình. Và chúng ta cũng không có quyền buộc ai đó phải làm theo ý của mình chỉ bởi vì ta nghĩ như thế là đúng.

Tuy nhiên, hỏi lại là một điều khác. Chúng ta có quyền làm điều đó. Đừng kiêu căng cho rằng chỉ có cách bạn đưa ra mới tốt. Hãy giải thích vấn đề đó theo một cách có trình tự, giữ bình tĩnh, như thế nó sẽ đạt hiệu quả. 

6. Hãy tử tế và khôi hài bất cứ khi nào có thể.

Lòng nhân ái là một tên gọi khác cho sự hào phóng. Bạn thực sự đang chia sẻ một nụ cười. Có thể tốn thêm một chút thời gian để tìm thấy điều hài hước trong một tình huống. Nhưng với động lực và ý chí tốt đẹp mà nó tạo ra thì cuối cùng nó sẽ lại giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

7. Thể hiện sự bao dung cho những sai lầm (thậm chí bạn có thể bỏ qua nó)

Đó có phải là một cách khiên đối phương điên cuồng? Bạn có cần phải bực tức chỉ vì người bạn đời của mình mất rất lâu để có thể chọn được một nhà hàng hẹn hò buổi tối? Hãy thử thách thức bản thân tìm ra lý do tốt nhất giải thích cho hành động đó. Đó chẳng phải bởi vì đối phương muốn mang đến cho bạn niềm hạnh phúc chứ không hề muốn thấy bạn thất vọng hay sao. Nó sẽ là lỗi lầm nếu bạn quá khắt khe với người ấy. Hãy chấp nhận, và thử đổi suy nghĩ khắt khe đó, bạn có thể đọc sách hay làm móng trong khoảng thời gian đó. Nhưng nếu bạn muốn đối phương chọn nhanh hơn tránh mất thời gian, bạn có thể cùng thảo luận,góp ý kiến với một thái độ dung hòa.

8. Đưa ra lời gợi ý thay vì yêu cầu.

Làm thế nào để tránh việc hay cằn nhằn? Đừng giảng giải hay ép buộc họ. Điều này chỉ làm cho mọi việc trở nên xấu đi. Thay vào đó hãy đưa ra một lời thỏa thuận. “ Em muốn anh rửa giúp đống chén đĩa? Khi nào thì anh có thể giúp em? Anh có bận gì không?” Không có cuộc trò chuyện 2 chiều, không có cam kết và trách nhiệm đi kèm. 

Đừng quá nghĩ đến việc cảm xúc đối đầu: nghĩ về cuộc họp kinh doanh. Hậu quả nếu thỏa thuận bị phá vỡ? Chắc chắn nếu bạn thích. Nhưng hậu quả lớn nhất là làm rạn nứt mối quan hệ của bạn; nếu bạn sắp làm ăn hay bất cứ điều gì khác cùng nhau, hiểu rõ là điểu bắt buộc.

Sau 27 năm kết hôn, chồng tôi và tôi đã có những chia sẻ công bằng về nắp bồn cầu và các cuộc thảo luận về ống kem đánh răng.Không ai có lỗi. Đây là cách mà chúng tôi có thể duy trì hôn nhân của mình cho đến ngày hôm nay. Dưới những chi tiết nhỏ này là sự thỏa thuận có thực. 

Bạn có thể tôn trọng sở thích của tôi ngay cả khi nó không hề quan trọng với bạn? Sự tôn trọng là nền tảng của bất kỳ mối quan hệ nào, vì vậy các mối quan hệ hoàn hảo nhất được xây dựng trên nền tảng của những mối quan tâm. Cho dù bạn khao khát nhiều điều trong mối quan hệ đó, nhưng nếu không có nền tảng vững chắc, nó sẽ không bao giờ duy trì được.

 Vì vậy, trong lần tới, nếu bạn không vui vì điều gì đó trong mối quan hệ của mình. Hãy dừng lại và quan sát những lúc có cơ hội để nói ra những điều phàn nàn. Bạn sẽ thấy mối quan hệ của mình lâu bền như thế nào. 

Dịch: Linh

Nguồn: Eight Ways to a Happier Relationship

Nguồn ảnh: Pinterest

Nếu bạn thấy bài viết bổ ích, dự án có ý nghĩa đối với cộng đồng, donate cho A Crazy Mind qua: http://acrazymind.vn/donate/ nhé!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: A Crazy Mind”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày!
(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan