8 Dấu Hiệu Ai Đó Đang Mắc Chứng Trầm Cảm “Che Giấu”

“Bạn có thể sẽ không bao giờ đoán được liệu có điều gì khiến họ phiền lòng bởi họ che giấu bệnh về tâm thần một cách quá tốt, khiến bạn nghĩ rằng cuộc sống của họ hoàn toàn hạnh …

“Bạn có thể sẽ không bao giờ đoán được liệu có điều gì khiến họ phiền lòng bởi họ che giấu bệnh về tâm thần một cách quá tốt, khiến bạn nghĩ rằng cuộc sống của họ hoàn toàn hạnh phúc và tốt đẹp.”

Bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ “trầm cảm cười”?

Còn được biết đến với cái tên “trầm cảm ẩn” hay “trầm cảm chức năng cao”, “trầm cảm cười” là khi một người bị trầm cảm lâm sàng cố gắng che giấu bí mật này với người khác. Những người này thường vui vẻ, thành công và có vẻ đoàn kết. Bạn có thể sẽ không bao giờ đoán được liệu có điều gì khiến họ phiền lòng bởi họ che giấu bệnh về tâm thần một cách quá tốt, khiến bạn nghĩ rằng cuộc sống của họ hoàn toàn hạnh phúc và tốt đẹp.  

Thật đáng sợ khi nghĩ rằng những người gần gũi nhất với chúng ta có lẽ đang bị trầm cảm mà ta lại chẳng hay biết gì, song vẫn có nhiều người bệnh thường cố gắng che giấu tình trạng bệnh lý của họ với người khác. Họ không cảm thấy đủ thoải mái để thể hiện ra ngoài các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, rối loạn giấc ngủ và cảm giác tuyệt vọng thường thấy và cố gắng khiến mọi người tin rằng mọi chuyện đều ổn.

Bạn có nghi ngờ ai đó đang mắc chứng trầm cảm che giấu hay không? Hãy để ý 8 dấu hiệu nhận biết sau để tìm câu trả lời.

1. Họ cảm nhận cảm xúc ở một mức độ sâu sắc hơn

Một người mắc chứng trầm cảm che giấu sẽ thường cảm nhận mọi thứ mãnh liệt hơn bình thường vì họ phải kìm nén nhiều cảm xúc của mình lại. Điều này đặc biệt cho biết khi một người có biểu hiện của tất cả những đặc điểm nêu trên thường thản nhiên và bình tĩnh hầu hết thời gian, nhưng đột nhiên cảm xúc dễ thay đổi. Họ dễ khóc, dễ buồn hơn hay thậm chí là suy sụp hoàn toàn ngay cả khi bình thường họ không như vậy bởi vì họ cảm thấy choáng ngợp với chiều sâu cảm xúc của mình. Họ trở nên trìu mến và thương yêu người khác hơn, nhưng cũng dễ dàng tức giận và buồn bã hơn 

2. Họ trở nên triết lý và suy tư hơn

Một dấu hiệu tinh tế khác của chứng “trầm cảm cười” là khi một người đột nhiên muốn có một cuộc trò chuyện sâu sắc về triết lý và cuộc sống nhưng lại cảm thấy ảm đạm. Một người đã từng rất dễ tính và vui vẻ giờ đây trở nên hoài nghi và bi quan, có lẽ vì họ đang vật lộn với những suy nghĩ đen tối bên trong mình mà họ cảm thấy sợ hãy và không dám chia sẻ. Họ có thể chấp nhận một quan điểm hư vô hơn và trở nên thiếu tích cực và lạc quan hơn so với con người mà bạn quen biết. 

red roses on white ceramic vase

3. Họ bị ám ảnh bởi việc trở thành người giỏi nhất

Trầm cảm thường đánh cắp khả năng tận hưởng những niềm vui đơn giản trong cuộc sống của chúng ta, và trầm cảm che giấu cũng không ngoại lệ. Những người vật lộn với căn bệnh trầm cảm nhưng cố gắng che giấu điều đó thường sẽ vùi mình vào công việc hay nghệ thuật để tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống của họ và biến sự đau đớn của họ trở nên dễ hiểu. Họ làm việc không mệt mỏi và cống hiến hết mình để trở thành họa sĩ, nhà văn, nhạc sĩ, học giả, vận động viên giỏi nhất hay trong bất cứ lĩnh vực nào họ quan tâm bởi vì đó là cách duy nhất họ có thể cảm thấy mình quan trọng. Bằng cách làm việc quá sức, họ có thể cảm thấy thoát khỏi trầm cảm một phần nào đó và đánh lạc hướng bản thân trước tất cả những cảm xúc tiêu cực (Abroms, 1981). 

4. Họ thay đổi tâm trạng một cách đột ngột

Điều mà hầu hết mọi người không biết chính là trầm cảm không phải lúc nào cũng giống như nỗi buồn. Đôi khi trầm cảm cũng thể hiện ra ngoài như sự tức giận, cáu kỉnh và thay đổi tâm trạng đột ngột. Bởi vì trầm cảm thường khiến chúng ta khó mà cảm thấy hạnh phúc và tận hưởng những thứ ta đã từng yêu quý nên chúng ta có xu hướng nổi giận và bị rối loạn cảm xúc. Chúng ta gắt gỏng với tất cả mọi người về mọi điều nhỏ nhặt vì ta đã mất đi khả năng kiểm soát cảm xúc. Chúng ta có quá nhiều cơn thịnh nộ và sự tuyệt vọng để kìm nén, vậy nên ta để nó bùng nổ và nổi cơn tam bành. 

5. Họ bắt đầu lạm dụng ma túy hoặc rượu bia

Mặc dù thanh thiếu niên và giới trẻ sử dụng ma túy để tiêu khiển và uống rượu  thường xuyên nhưng việc đó bắt đầu trở thành một dấu hiệu cho chứng trầm cảm che giấu khi họ thỉnh thoảng ngừng sử dụng và trở nên phụ thuộc vào chúng, biến chúng trở thành một thói quen thường xuyên. Thực tế là, Hiệp hội Lo âu và Trầm cảm Hoa Kỳ (ADAA) đã phát hiện ra rằng cứ 5 người bị trầm cảm thì có khoảng 1 người bị rối loạn sử dụng chất kích thích. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy một người bắt đầu có dấu hiệu nghiện ngập khi trước đó không hề có, điều đó có thể là họ đang mắc chứng trầm cảm che giấu.

6. Họ thường xuyên chẳng biết tình trạng gần đây của mình ra sao 

Một trong những triệu chứng ít được biết đến của trầm cảm lâm sàng là việc khó tập trung và ghi nhớ (APA, 2013). Những người mắc bệnh thường có khoảng thời gian khó khăn trong việc duy trì dòng suy nghĩ, không thể hoàn thành câu chữ và vật lộn với việc hoàn thành các công việc. Điểm số hay hiệu suất công việc của những người này có thể sẽ giảm vì họ không thể tập trung hay suy nghĩ cẩn thận được nữa. Kết quả là, họ gặp vấn đề với việc đưa ra quyết định, nhớ lại các thông tin và sự kiện gần đây, và thậm chí có thể bắt đầu nói chuyện và di chuyển chậm chạp hơn.

cup and potted flower in coffee table

7. Họ cảm thấy tệ khi nhờ giúp đỡ

Khi một ai đó đang cố gắng che đậy chứng trầm cảm của mình trước người khác (hay thậm chí là bản thân), họ thường sẽ gửi đi những tiếng kêu cứu tế nhị mà họ ngay lập tức rút lại. Họ nói với bạn rằng điều đó không đúng, nhưng sau đó lại xem nó “ngớ ngẩn” hay “không quan trọng” và họ sẽ “tự mình giải quyết.” Họ cố gắng trò chuyện với một chuyên viên tư vấn hay nhà tâm lý học, nhưng tự thuyết phục mình không làm như vậy vào phút chót. Họ xin lỗi vì đã nhờ giúp đỡ, ngay cả khi họ đang vật lộn và không bao giờ muốn trở thành gánh nặng cho người khác với những điều họ đang trải qua ((Fisch & Nescher, 1986).

8. Họ luôn cố để diễn/ trông thật hạnh phúc

Cuối cùng và có lẽ cũng quan trọng nhất, bạn có thể đoán được ai đang mắc chứng trầm cảm che giấu nếu bạn cảm thấy họ đang liên tục nỗ lực để trông thật hạnh phúc trước mặt bạn (Grohol, 2018). Họ luôn mỉm cười, vui vẻ và thường sẽ phủ nhận rằng chẳng có gì không ổn, ngay cả khi bạn biết là có. Và chỉ khi họ bắt đầu mở lòng để chia sẻ với bạn về những gì làm họ đau đớn, họ sẽ nhanh chóng thay đổi đề tài hay gạt bỏ vấn đề với một nụ cười. Họ sẽ không để người khác trông thấy mình khóc hay buồn, vậy nên họ viện cớ tại sao bạn lại không dành thời gian cho mình. Nhưng đôi lúc, thường là khi họ nghĩ chẳng có ai để ý đến mình, họ sẽ rũ bỏ vẻ bề ngoài giả dối và tới lúc này, bạn mới biết rằng họ thật sự chẳng ổn tí nào.  

Không phải ai mắc chứng trầm cảm cũng sẽ có những triệu chứng thông thường liên quan đến tình trạng này. Do sự kỳ thị tiêu cực xoay quanh bệnh lý tâm thần, nhiều bệnh nhân thường cảm thấy cần phải giữ bí mật vì sợ rằng họ sẽ bị đánh giá, xấu hổ và ngược đãi vì mình mắc bệnh trầm cảm. Nếu bạn biết ai đó đang mắc chứng trầm cảm che giấu, hãy tìm đến họ. Giới thiệu họ đến một chuyên gia chăm sóc sức khỏe tinh thần để họ nhận được sự giúp đỡ họ cần, để họ trở nên tốt hơn. Hãy ủng hộ họ và thấu hiểu họ. Hãy để ý đến những dấu hiệu trên và có lẽ bạn sẽ cứu được mạng sống của họ.

————————————–
Dịch: Hannah

Biên tập: Linh Vũ

Nguồn ảnh: Unsplash

Nguồn bài viết: https://psych2go.net/8-signs-someone-is-secretly-depressed/

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan