9 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Chưa Hồi Phục Sau Sang Chấn

Đôi khi, có những điều khủng khiếp mà chúng ta đã trải qua lại quá sức chịu đựng của mình. Cho dù đó là sự qua đời của một người thân yêu, sự kết thúc của một mối quan hệ …

Đôi khi, có những điều khủng khiếp mà chúng ta đã trải qua lạiquá sức chịu đựng của mình. Cho dù đó là sự qua đời của một người thân yêu, sựkết thúc của một mối quan hệ có ý nghĩa hoặc lời từ chối của một người thânyêu, thì có những chuyện đau lòng đến mức chúng ta ước rằng mình có thể xóa bỏchúng khỏi tâm trí. Khi ta không có cách ứng phó tích cực và lành mạnh với nỗiđau của mình, chúng ta sẽ phải kìm nén những cảm xúc tiêu cực và giả vờ rằng mọithứ đều ổn cho dù nó chẳng hề ổn chút nào.

Có thể khó nhận ra nỗi đau chưa lành của một người qua vẻngoài của họ, đặc biệt là của chính chúng ta. Nhưng cho dù chúng ta có cố gắngngăn chặn những nỗi đau đó khỏi nhận thức đến mức nào, thì sự tổn thương vẫnluôn ở trong tiềm thức của chúng ta và thường sẽ xuất hiện theo những cách tệhơn, có hại hơn nhiều.

Như đã nói, sau đây là 9 dấu hiệu cho thấy bạn vẫn đang phảichịu đựng nỗi đau và những cách giúp bạn xử lý chúng:

1. Bạn cưỡng lại sự thay đổi tích cực

Khi một điều tốt đẹp xảy đến với cuộc sống của bạn, trực cảm đầu tiên của bạn là nghi ngờ nó. Bạn có cảm giác xấu hổ hoặc tội lỗi bẩm sinh bất cứ khi nào bạn cho phép bản thân gắn bó với ai đó hoặc chúc mừng thành công của chính mình. Bạn cảm thấy thoải mái hơn khi bị tổn thương, bị từ chối hoặc bị bỏ rơi, và thậm chí trong hầu hết thời gian, bạn trông chờ những điều đó sẽ xảy ra. Bạn gặp khó khăn trong việc chấp nhận sự thay đổi tích cực và thậm chí có thể lúc đầu bạn sẽ cố gắng cưỡng lại nó, bởi vì sâu thẳm bên trong, bạn cảm thấy rằng mình không xứng đáng để được hạnh phúc.

2. Bạn cần phải lập kế hoạch cho mọi thứ

Bạn có nhu cầu kiểm soát hoàn toàn mọi thứ một cách mạnh mẽ,đến mức nó bắt đầu trở nên không lành mạnh. Bạn quản lý chi li mọi thứ và lập kếhoạch cho tất cả mọi việc ngay cả khi đó là những việc của rất nhiều năm sau. Bạndự trù mọi khoản chi phí nhỏ nhặt, lên kế hoạch mặc gì và ăn gì cho mỗi ngàytrong tuần, bạn cảm thấy thất vọng và lạc lối mỗi khi mọi thứ không diễn ratheo cách bạn mong đợi. Điều này cho thấy rằng bạn có sự ngờ vực sâu sắc với cảbản thân mình và thế giới nói chung. Nhu cầu kiểm soát của bạn rất có thể đượcbắt nguồn từ trải nghiệm đau thương khiến bạn cảm thấy bất lực và dễ bị tổnthương (Herman, 1998).

3. Bạn có một nỗi sợ thất bại mãnh liệt

Thỉnh thoảng, sợ thất bại là điều mà tất cả chúng ta đều phảitrải qua, và nó là một phần bình thường trong bản chất con người. Tuy nhiên, nỗisợ thất bại sẽ trở nên không lành mạnh nếu nó bắt đầu vượt xa động lực tiến đếnthành công của một người. Vì nó, chúng ta không chỉ bỏ lỡ nhiều cơ hội và kìmhãm sự sáng tạo và hoài bão của chính mình, mà còn có thể rơi vào tình trạng cầutoàn quá mức và bất an, tự ti. Nó thường xảy ra khi chúng ta đang có những nỗiđau chưa được giải quyết đã khiến ta có niềm tin tiêu cực vào bản thân và nộitâm hóa những thiếu sót của mình.

4. Bạn sợ phải thành công

Nỗi đau bị kìm nén còn có xu hướng biểu hiện theo cách khác thông qua nỗi sợ thành công. Bạn đã bao giờ kìm hãm bản thân khỏi việc nhận được thứ bạn muốn, không phải vì bạn sợ mình có thể thất bại, mà bởi vì bạn sợ những chuyện sẽ xảy ra khi bạn có được nó? Xu hướng hủy hoại cơ hội thành công của chính mình một cách vô thức thường gắn liền với tuổi thơ đau thương và nó phổ biến ở những người bị bỏ rơi hoặc mất người thân từ nhỏ (Stanculescu, 2013).

5. Bạn khó tập trung

Sang chấn gây ra rất nhiều tác động tâm lý có hại và có thểlàm cho nạn nhân đột nhiên gặp khó khăn trong việc tập trung ở một số thời điểm(Bower & Civers, 1998). Nếu trong ký ức của bạn có những khoảng trống hay bạnthường bị mất ý thức tạm thời, và gần đây bạn cảm thấy khó khăn để duy trì dòngsuy nghĩ liền mạch, đó có thể là do tâm trí của bạn đang kêu cứu, yêu cầu bạn xửlý nỗi đau của mình.

6. Bạn gặp khó khăn khi yêu cầu sự giúp đỡ

Những người đã trải qua việc bị bạo hành hoặc ngược đãi thườnggặp khó khăn với việc đưa ra yêu cầu giúp đỡ. Họ chấp nhận chịu đựng trong im lặngvì họ quá sợ hãi việc tiếp cận người khác. Trong khi một số người không muốn bịgạt bỏ, bị từ chối hoặc bị xem là yếu đuối bởi những người xung quanh, thì mộtsố khác cảm thấy rất khó chịu khi phải nói về những chông gai mà họ đã trảiqua. Vì vậy, nếu bạn nói với mọi người rằng bạn ổn nhưng bạn vẫn gặp khó khăntrong việc trải lòng với họ về những gì đã xảy ra với bạn, thì vẫn còn một số vấnđề bạn cần phải giải quyết.

7. Bạn thường làm tổn thương chính mình / người khác

Bạn đã bao giờ chỉ trích người khác khi bạn đang phải trải qua những cảm xúc mãnh liệt? Bạn có đẩy người thân yêu ra xa và tự cô lập mình bất cứ khi nào phải đối mặt với một vấn đề không? Khi chúng ta vẫn còn đau đớn vì những tổn thương, sẽ có những lúc ta không biết phải làm gì và cuối cùng ta tự cô lập bản thân khỏi chính mình hoặc những người thân yêu. Chúng ta trở nên bất ổn định về mặt cảm xúc, mất kiểm soát và nhạy cảm quá mức. Chúng ta mất bình tĩnh, đập phá đồ đạc và thậm chí có thể có những hành vi tự hủy (Low, Jones, MacLeod, Power, & Duggan, 2000).

8. Bạn phải chật vật với lòng tự trọng thấp

Có rất nhiều cách để sang chấn có thể làm sai lệch hình ảnhbản thân [cách ta tự nhìn nhận mình] của chúng ta, đặc biệt nếu nó bắt nguồn từnhững trải nghiệm sớm trong thời thơ ấu. Bị bạo hành/lạm dụng, bị bỏ rơi vàkhông được quan tâm, nhất là khi những điều này gây ra bởi người mà chúng tayêu thương, đều có thể khiến ta đặt câu hỏi về giá trị của bản thân và phải đấutranh rất nhiều để có thể cảm thấy tự tin về bản thân. Các nghiên cứu đã chỉ rarằng những bệnh nhân mắc PTSD (rối loạn stress sau sang chấn) thường có lòng tựtrọng thấp và có cảm giác rằng bản thân họ vô giá trị (David, Ceschi, Billieux,& Van der Linden, 2008).

9. Bạn gặp phải những triệu chứng không giải thích được

Cuối cùng, nhưng có lẽ là quan trọng nhất, nếu gần đây bạnđang gặp phải một số triệu chứng tâm lý không giải thích được, thì nó có thể làkết quả của chấn thương tâm lý kéo dài. Bạn có cảm thấy lo lắng và hoảng loạnhơn so với trước kia? Bạn có thấy khó để cảm nhận hạnh phúc hay tìm thấy niềmvui từ những thứ mà bạn từng vô cùng tận hưởng không? Bạn có bị mất cảm giácngon miệng hoặc khó ngủ ngon vào ban đêm? Những triệu chứng như: lo âu, trầm cảm,rối loạn phân ly, các cơn hoảng loạn, hồi tưởng lại những ký ức lặp đi lặp lại,ác mộng và cảm thấy đau buồn… đều phổ biến ở bệnh nhân mắc PTSD (Hiệp hội Tâmlý học Hoa Kỳ, 2013).

Bạn đã bao giờ trải qua một tình huống đau thương? Bạn có cảm thấy dường như bạn đã vượt qua nó không? Nếu bạn vẫn đang chịu đựng bất kỳ chấn thương tâm lý kéo dài nào, điều quan trọng cần làm là liên hệ với một chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần ngay hôm nay để nhận được sự giúp đỡ mà bạn cần và trở nên ổn hơn. Sau cùng, chỉ vì bạn cố gắng xóa bỏ trải nghiệm đau buồn khỏi tâm trí của mình không có nghĩa là bạn sẽ ngừng bị ảnh hưởng bởi nó. Bạn cần phải chữa lành chúng một cách tích cực và lành mạnh trước khi bạn có thể thực sự tiến về phía trước trong cuộc sống và tìm thấy sự an bình.

Dịch: Phuong Hoang

Biên tập: Lyo Kiu

Minh họa: Lyo Kiu

Nguồn ảnh: Pinterest

Nguồn bài viết:  https://psych2go.net/9-signs-you-have-unhealed-trauma/

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan