Những Dấu Hiệu Cho Thấy Từ Trong Trầm Cảm, Bạn Đang Dần Hồi Phục

Dưới đây là 8 dấu hiệu giúp bạn nhận biết tình trạng trầm cảm của mình đang có chuyển biến tích cực: Trầm cảm mô tả một trạng thái mà ta có thể hiểu về nó như một “emotional climate” (Đây là …

Dưới đây là 8 dấu hiệu giúp bạn nhận biết tình trạng trầm cảm của mình đang có chuyển biến tích cực:

Trầm cảm mô tả một trạng thái mà ta có thể hiểu về nó như một “emotional climate” (Đây là cụm từ để thể hiện bầu không khí cảm xúc của một nhóm, một tập thể hoặc một cộng đồng. Đó là trạng thái cảm xúc có thể bị ảnh hưởng và tác động đan xen bởi tâm trạng của các thành viên trong cộng đồng đó). Chúng ta không thể nhận định về tình trạng sức khỏe tâm thần của mình chỉ dựa vào cảm xúc của một ngày nào đó, cũng như ta không thể biết chắc chắn rằng chúng ta đang ở vào mùa nào chỉ dựa vào thời tiết tại thời điểm đó; một ngày lạnh lẽo vào mùa thu không có nghĩa đây là mùa đông và một ngày cảm thấy tồi tệ không có nghĩa rằng ta đang trầm cảm. Chúng ta tìm kiếm những kiểu mẫu trong cảm xúc, hành vi của mình và các nhóm triệu chứng để tìm ra rằng liệu ta có bị trầm cảm hay không.

Mặt khác của trầm cảm là ta có lẽ không biết chính xác khi nào nó biến mất. Ban đầu, có lẽ ta không nhận thấy những sự cải thiện, như thời gian kéo dài không thể nhận ra khi mùa xuân đến gần. Và rồi bỗng một ngày nọ, chúng ta bất ngờ nhận thấy những sự thay đổi, như nhìn thấy cây nghệ tây đầu tiên xuất hiện xuyên qua lớp tuyết tan. Chúng ta cảm thấy sự lạnh giá tan đi trong những cảm xúc tê liệt của mình, một tia sáng của sự phấn khích để được sống.

Cũng như tuyết rơi dày có thể đến sau khi phù du mùa xuân xuất hiện, chúng ta có thể cảm nhận được những chuyển biến tích cực đầu tiên của chứng trầm cảm và sau đó vẫn tiếp tục gặp phải các triệu chứng của trầm cảm. Nhưng nếu cố gắng điều trị liên tục trong một khoảng thời gian dài, chúng ta vẫn có thể đặt niềm tin vào sự hồi phục hoàn toàn. 

Tìm kiếm trong những dấu hiệu dưới đây, biết đâu trong số chúng có điều sẽ giúp bạn tìm ra “lối thoát” cho chứng trầm cảm của mình:

1. Ít cáu kỉnh.

Chúng ta nghĩ rằng nỗi buồn là một cảm xúc phổ biến nhất của trầm cảm, nhưng cáu kỉnh cũng rất phổ biến. Khi bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn, bạn sẽ nhận ra rằng mình kiên nhẫn hơn và việc dễ trở nên cáu gắt với người khác ngày càng ít đi và dần được cải thiện.

2. Hứng thú nhiều hơn với các hoạt động.

Một trong những đặc điểm xác định của trầm cảm là thiếu sự hứng thú hay niềm vui ở những thứ mà ta thường thích. Khi bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn, bạn sẽ cảm thấy hứng thú nhiều hơn đối với các hoạt động thông thường của mình và bắt đầu tận hưởng chúng nhiều hơn. Thậm chí đồ ăn có lẽ sẽ trở nên ngon hơn lạ thường.

3. Nhiều năng lượng hơn.
Cùng với việc có nhiều sự hứng thú hơn, năng lượng của chúng ta quay trở lại khi trầm cảm dần biến mất. Điều này làm tăng năng lượng có thể giúp ta làm nhiều hơn những thứ mà ta quan tâm, cải thiện hơn nữa là tâm trạng của mình.

 4. Cảm giác bớt choáng ngợp.
Mọi thứ có thể khó khăn khi chúng ta chán nản và cảm thấy không thích nghi được với công việc. Ít rơi vào trạng thái trầm cảm giúp chúng ta kiểm soát được và có trách nhiệm hơn đối với  công việc hàng ngày của mình, cũng như có thể đương đầu được với những thách thức khi chúng phát sinh. 

5. Chế độ ăn uống trở lại bình thường.

Cho dù sự thèm ăn của chúng ta tăng hay giảm do trầm cảm, nó vẫn sẽ bắt đầu trở lại bình thường khi chúng ta cảm thấy tốt hơn. Nếu trước đây chúng ta ít thèm ăn, chúng ta sẽ thấy rằng đồ ăn hấp dẫn và ngon hơn nhiều. Chúng ta cũng có thể dễ dàng cưỡng lại các loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe hơn khi chúng ta thực sự đang trong trạng thái chán nản.   

6. Tập trung tốt hơn.
Các triệu chứng liên quan đến nhận thức của bệnh trầm cảm có thể gây trở ngại, khiến bạn khó suy nghĩ và tập trung. Với sự tập trung được cải thiện, chúng ta sẽ dễ dàng bắt nhịp cuộc trò chuyện hoặc tình tiết của một cuốn sách và nói chung chúng ta sẽ cảm thấy nhanh nhạy và sắc bén hơn về mặt tinh thần.  

7. Sự trở lại của ham muốn tình dục.

Trầm cảm thường giết chết ham muốn tình dục của chúng ta và nếu đối phương không bị trầm cảm thì sẽ rất khó để có thể hiểu rằng việc thiếu quan tâm đến chuyện “ấy” không liên quan gì đến họ. Do đó, mất ham muốn tình dục có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng mối quan hệ. Có lẽ sẽ khá bất ngờ khi một lần nữa bạn cảm nhận được tia lửa của “sự ham muốn” trỗi dậy sau một khoảng thời gian dài ngủ đông.

8. Hình ảnh của bản thân trở nên tốt hơn .

Một trong những khía cạnh tàn khốc của trầm cảm là nó khiến chúng ta tin tất cả những điều tiêu cực về bản thân mình, rằng chúng ta “vô dụng” hoặc là “kẻ thua cuộc” hay “thảm hại”, tất nhiên chỉ là để đẩy mạnh tình trạng trầm cảm của bạn. Khi chúng ta kết nối lại với nhận thức cơ bản về  giá trị bản thân, chúng ta bắt đầu đặt câu hỏi về những lời nói dối mà một tâm trí của trầm cảm nói với chúng ta, và chúng ta thấy mình trong một ánh sáng yêu thương và chân thực hơn. 

Hãy nhớ rằng các triệu chứng trầm cảm không xuất hiện cùng một lúc, chúng cũng không rời đi cùng một lúc. Chúng ta không thể biết chắc chắn cái nào sẽ được cải thiện trước, mặc dù một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vấn đề giấc ngủ thường sẽ được cải thiện sau cùng. Vì vậy, nếu bạn vẫn đang chiến đấu với chứng mất ngủ, dũng cảm lên – nó sẽ tốt hơn thôi vì chứng trầm sẽ tiếp tục được cải thiện với phương pháp điều trị chứng mất ngủ tập trung. 

Theo dõi những triệu chứng của bạn

Trong thực hành lâm sàng của tôi, tôi thường đánh giá lại các triệu chứng của một người để xem sự phục hồi của họ đang tiến triển như thế nào.  Nói chuyện với bác sĩ của bạn hoặc một chuyên gia sức khỏe tâm thần nếu bạn cảm thấy bạn đang bị trầm cảm nặng, đặc biệt nếu bạn nghĩ về việc tự tử .

Cảm giác như thế nào?

Một số người so sánh sự hồi phục từ trầm cảm với việc vượt qua bệnh tật như cúm, cảm thấy kinh ngạc khi cảm nhận được mọi thứ trở nên tốt hơn như thế nào khi ta bình thường trở lại. 

Số khác thì sử dụng phép ẩn dụ giống như “từ đông sang xuân”, cảm giác mong đợi đi kèm với sự trở lại của không khí ấm áp hơn cùng hoa và chim hót trên cây. 

Vẫn còn những người khác miêu tả cảm giác như một bức màn chắn giữa họ và thế giới đã được gỡ bỏ, và họ có thể kết nối lại với cảm xúc và trải nghiệm của chính mình.

Cho dù chúng ta so sánh với bất cứ điều gì, việc thoát khỏi trầm cảm cũng thật tuyệt vời. Chúng ta bắt đầu thực sự muốn sống lại một lần nữa, chúng ta có năng lượng để làm điều đó và hãy nhớ rằng cuộc sống rồi sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Hãy cân nhắc tới các bước dưới đây nếu bạn bị trầm cảm:

1. Tiến hành điều trị với chuyên gia. Có thể tìm kiếm ở một số nguồn đáng tin cậy hoặc thông qua giới thiệu.

2. Nếu chứng mất ngủ của bạn vẫn chưa chấm dứt mặc dù bạn đã cảm thấy tốt hơn, hãy cân nhắc tìm một nhà trị liệu cung cấp liệu pháp nhận thức hành vi cho chứng mất ngủ (CBT-I) hoặc sử dụng một trong các ứng dụng CBT-I. Giải quyết chứng mất ngủ tốt hơn có thể giúp tăng cường khả năng hồi phục lâu dài khỏi trầm cảm.

3. Nếu bạn đã thử một trong số các phương pháp điều trị nhưng vẫn tiếp tục bị trầm cảm, hãy xem xét một phương pháp điều trị kết hợp: Một sự kết hợp giữa uống thuốc và trị liệu thường tốt hơn là chỉ điều trị bằng một trong hai phương pháp cho những người bị trầm cảm từ mức trung bình đến nặng.       4. Khi bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn, hãy tiếp tục tiến hành lộ trình điều trị mang đến sự cải thiện cho chứng trầm cảm của bạn. Sự             phục hồi của bạn sẽ tương xứng với thời gian và năng lượng mà bạn đã bỏ ra để cố gắng chiến thắng trầm cảm.

————————–

Dịch: Hannah

Biên tập: Linh Vũ

Minh họa: Nguyễn Thảo

Nguồn: https://www.psychologytoday.com

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan