Self-harm: Những Đau Đớn Lặp Lại

Lúc đầu, tự làm đau bản thân là một cách để giải tỏa những áp lực bị dồn nén từ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Ở một vài khía cạnh, tự hại có thể đem đến cảm …

Lúc đầu, tự làm đau bản thân là một cách để giải tỏa những áp lực bị dồn nén từ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Ở một vài khía cạnh, tự hại có thể đem đến cảm giác nhẹ nhõm tạm thời đối với nỗi đau tinh thần mà một người đang phải chịu đựng. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta cần phải nhận thức được rằng cảm giác thoải mái mà self-harm mang lại chỉ là trong phút chốc, vì những vấn đề đằng sau vẫn chưa được giải quyết. Không lâu sau đó, chúng ta sẽ phải đối mặt với cảm giác tội lỗi và xấu hổ, và việc làm đau bản thân có thể sẽ tiếp tục tiếp diễn.

Vì có thể đem đến những sự nhẹ nhõm tạm thời ở thời điểm bắt đầu, self-harm có thể trở thành cách mà nhiều người thường làm khi phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.

NHỮNG NGƯỜI TỰ LÀM ĐAU BẢN THÂN LÀ AI?

Không có một khuôn mẫu điển hình cho những người tự làm đau chính mình. Tự hại là thứ có thể đến với bất kỳ ai. Khoảng 10% người ở độ tuổi thành niên đã từng tự làm đau chính mình. Nếu bạn đang self-harm, có rất nhiều người ngoài kia cũng đang trải qua và hiểu được những gì mà bạn phải chịu đựng. 

Dù bất kỳ người nào cũng đều có thể có nguy cơ tự hành hạ chính mình, nhưng có một số người có nguy cơ tự làm đau chính mình hơn người khác vì những chuyện đã xảy ra với của họ, hoặc những gì xảy ra với bạn bè, người thân của họ hoặc cả hai,.. 

Những điều sau có thể làm tăng nguy cơ tự hại:

-Các bệnh tâm lý (mental disorders): có thể bao gồm trầm cảm, rối loạn nhân cách ranh giới, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực,…

-Là người ở độ tuổi vị thành niên không có sự chăm sóc của bố mẹ

-Có vấn đề về giới tính

-Có người thân qua đời bởi tự tử

….

TẠI SAO LẠI TỰ LÀM ĐAU CHÍNH MÌNH? 

Mỗi người đều có những thứ khiến mình lo lắng và mệt mỏi. Một số người có thể vượt qua những điều này bằng cách chia sẻ với người thân, bạn bè, …, trong khi rất nhiều người khác cảm thấy những điều họ gặp phải là quá sức chịu đựng. Khi chúng ta không chia sẻ những thứ làm ta tổn thương, đau đớn, tức giận, căng thẳng, .. với người khác, những áp lực sẽ ngày càng đầy thêm và trở nên không thể chịu nổi. Nhiều người dồn nén tất cả vào chính mình và phát tiết lên chính cơ thể của họ. Họ dùng chính thân thể của mình để thể hiện những đau đớn hay cảm xúc mà họ không thể nói được bằng lời,. Một khi bạn đã bắt đầu tự hại, thì bất cứ khi nào bạn cảm thấy bị đả kích về mặt tinh thần, bạn càng cảm thấy bị thôi thúc để tự làm đau chính mình hơn. 

NHỮNG HIỂU NHẦM VỀ SELF-HARM

1.Những người tự cắt và tự hại đang cố gây chú ý

Một sự thật đau lòng đó là những người tự hại thường tự làm đau bản thân trong im lặng. Họ không cố gắng điều khiển người khác, hoặc tạo ra sự chú ý cho bản thân. Trên thực tế, sự xấu hổ và nỗi sợ có thể khiến việc tìm kiếm sự giúp đỡ trở nên khó khăn.

2. Những người tự hại muốn chết

 Những người tự hại thường không muốn chết. Khi tự làm đau bản thân, họ không phải đang muốn tự sát- họ chỉ đang tìm cách đối diện với vấn đề và những nỗi đau. Tuy nhiên, những người tự hại có nguy cơ tự sát cao, và chính vì thế, việc tìm kiếm sự giúp đỡ là rất quan trọng.

 3. Những người tự hại hẳn phải thích thú việc làm đau bản thân

Một số người tin rằng những người tự hại cảm thấy thích thú với nỗi đau hoặc những rủi ro liên quan đến hành vi tự hại. Không có bằng chứng nào xác nhận việc người tự hại cảm nhận nỗi đau khác với những người khác. Hành vi tự hại cũng làm họ đau về mặt thể xác. Đối với nhiều người, trầm cảm làm họ cảm thấy bị tê liệt, và họ muốn được cảm thấy một điều gì đó, chỉ để bản thân thấy rằng mình vẫn đang còn sống, kể cả khi điều đó là sự đau đớn. Một số người khác miêu tả nỗi đau này là một sự trừng phạt bản thân, khi họ cảm thấy tội lỗi, tồi tệ về chính mình.

P/s: Mọi sự lãng mạn hóa các căn bệnh tâm lý cũng như tự hại đều là ấu trĩ và sai lầm. Những vết thương do chính con người tạo ra trên cơ thể đều là những đớn đau mà những người ngoài nhìn vào sẽ không thể hiểu thấu được. Bạn (không thể) không cần phải hiểu, nếu như bản thân bạn không trải qua những điều này, nhưng mong rằng bạn có cái nhìn bao dung hơn, và đừng phán xét. 

Đối với những người đã hay đang làm đau chính mình, hãy tin rằng hoàn toàn có cách đề bạn có thể cảm thấy khá hơn ngoài việc tự hành hạ cơ thể và tinh thần của mình. Hãy tìm cách sẻ chia và kiếm tìm sự giúp đỡ.  
——————————

Dịch: Ngọc

Minh họa: Artwork by Cynthia Tedy 

Nguồn: https://www.mentalhealth.gov/ 

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan