Ai đang thực sự kiểm soát mối quan hệ của bạn?

Nghiên cứu mới chỉ ra cách tìm ra ai là người kiểm soát trong mối quan hệ của bạn.


Trong các mối quan hệ, sự mất cân bằng quyền lực không thể tránh khỏi. Bạn và nửa kia của bạn không thể đồng thời là người lãnh đạo khi ở trong tình huống phải đưa ra quyết định, ngay cả khi những quyết định đó thường là những quyết định mà cả hai đều tán thành.


Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho các quy tắc trong mối quan hệ. Những nguyên tắc về hành vi mà cả hai bạn tuân theo đã được quyết định vào một thời điểm nào đó và bây giờ cả hai đều cố gắng hết sức để tuân thủ. Chính trong việc thực hiện các quy tắc đó, các động lực của mối quan hệ thực sự phát huy tác dụng.


Sự mất cân bằng quyền lực xảy ra trong các tình huống yêu cầu sự đồng thuận | Nguồn ảnh: Unsplash.com


Lấy một ví dụ ngớ ngẩn thường gặp, hãy xem xét đến “quy tắc” mà bạn thường tuân thủ là khi một trong hai người quyết định ngủ muộn, người kia càng yên lặng càng tốt. Vì bạn có xu hướng ngủ muộn hơn nửa kia của mình nên quy tắc này chủ yếu áp dụng cho bạn. Để tuân thủ quy tắc này, bạn phải nhón gót khi thay quần áo, không bao giờ bật đèn và luôn đóng cửa phòng ngủ khi rời đi. Tất cả những gì nửa kia của bạn làm là nằm đó trong khi bạn làm mọi cách để tuân thủ quy tắc. Cả hai bạn đã đồng thuận về việc tuân thủ quy tắc này, nhưng chỉ có mình bạn phải tuân theo nó. Trong tình thế này, quyền lực nằm trong tay đối tác của bạn.


Hãy xem xét một ví dụ khác, trong đó hành vi nắm quyền được xác định ít rõ ràng hơn. Bạn là người chịu trách nhiệm cho việc đặt hàng trực tuyến các đồ dùng gia đình, chủ yếu là vì đối tác của bạn không giỏi lắm trong việc này. Bạn đang tuân thủ quy tắc của nửa kia trong khi bạn đồng thời cũng là người nắm quyền chủ động trong đời sống của cả hai. Nếu bạn và nửa kia không đồng quan điểm về một nhãn hiệu kem đánh răng, bạn có thể chỉ cần nói rằng nhà sản xuất không sản xuất nữa hoặc đã hết hàng. Nửa kia của bạn đưa ra quy tắc, bạn làm tất cả mọi việc, nhưng bạn cũng là người kiểm soát kết quả.


Quan điểm mới nhất về các kiểu hành vi nắm quyền này đến từ nghiên cứu được thực hiện trong một bối cảnh có tổ chức, nhưng điều đó vẫn có ảnh hưởng đến quyền lực như một thành tố của bất kỳ mối quan hệ nào. Theo Tyler Sabey và các đồng nghiệp từ Đại học Texas A&M (2021), quyền lực có thể được định nghĩa là “những cách thể hiện tinh thần của sự kiểm soát không đối xứng hoặc sự ảnh hưởng đến các nguồn lực trong mối quan hệ với những người khác được đánh giá quá cao” (trang 1357). Theo định nghĩa này, bạn và đối tác của bạn có ý tưởng về việc ai là người kiểm soát "các nguồn lực quý giá" như tiền bạc, quỹ thời gian, chăm sóc con cái, các điều kiện sống và - vâng, - thậm chí cả cách tôn trọng nhu cầu ngủ của nhau.


Việc tôn trọng nhu cầu ngủ của nhau cũng là một biểu hiện của hành vi nắm quyền | Nguồn: Unsplash.com


Sự giao hoán luân phiên trong hành vi nắm quyền


Sabey và các đồng nghiệp đề xuất rằng “sự thể hiện tinh thần” này không cố định mà thay đổi theo từng tình huống, ngay cả trong bối cảnh công việc. Những người nắm quyền trong một tình huống, chẳng hạn như điều hành cuộc họp, không nắm quyền trong một tình huống khác, chẳng hạn như ngồi trong văn phòng của sếp để nhận yêu cầu cho một báo cáo sắp tới. Vì vậy, để tìm ra ai là người điều hành mối quan hệ của bạn, bạn cần phải nghiên cứu kỹ những hành vi nắm quyền này khi chúng diễn ra hàng ngày. Sau khi làm như vậy, bạn có thể đưa ra “công thức” của riêng mình, cho phép bạn quyết định ai mới là người thực sự kiểm soát mối quan hệ của bạn. Các tác giả của Texas A&M đề xuất rằng, điều quan trọng là phải điều tra “sự dao động quyền lực, thứ thể hiện mức độ giữa quyền lực của các cá nhân so với những người khác, có tính chất không nhất quán.” (trang 1358). Khi những thay đổi diễn ra, các bên liên quan trải qua “quá trình chuyển đổi vai trò vi mô” để chuyển vị trí từ người chịu trách nhiệm sang người được yêu cầu phải làm gì, Sabey và những nhà nghiên cứu khác lưu ý, trong khía cạnh trạng thái cảm xúc cá nhân, điều này hoặc góp phần vào làm hiệu suất nhóm trở nên tốt hơn hoặc mang lại cảm xúc kiệt quệ và thất vọng.


Hành vi nắm quyền trong bối cảnh công sở | Nguồn ảnh: Unsplash.com


Để nghiên cứu những biến động hàng ngày về quyền lực trong bối cảnh công việc, nhóm Texas A&M đã tiếp nhận các mẫu trực tuyến của những nhân viên đã hoàn thành các cuộc khảo sát hàng ngày trong hai tuần với hướng dẫn hoàn thành các cuộc khảo sát ba lần một ngày. Đồng nghiệp của những nhân viên đó cũng đã hoàn thành các cuộc khảo sát, nhưng mỗi ngày một lần. Số tiền khuyến khích tham gia bao gồm tiền đền bù tối đa là $55 cho nhân viên và $20 cho đồng nghiệp. Mẫu cuối cùng bao gồm 103 nhóm nhân viên và đồng nghiệp.


Giờ hãy nói về các thang đo, các nhân viên tự đánh giá bản thân trên một thang đánh giá gồm 8 tuyên bố với các hướng dẫn để làm như vậy khi họ “cảm thấy đây là lúc”. Hai câu nói mẫu phản ánh nhận thức về quyền lực là: “Tôi có thể khiến mọi người làm những gì tôi muốn” và “Tôi nghĩ rằng tôi có rất nhiều quyền lực”. Thước đo sự biến đổi của các xếp hạng này thay đổi theo thời gian và gần đây đã trở thành chỉ số dao động công suất. Nhân viên cũng đánh giá mức độ thất vọng, tức giận, không vui và khó chịu của họ, và liệu rằng họ có cảm thấy kiệt sức về mặt cảm xúc hay không. Về phần mình, các đồng nghiệp đánh giá mức độ tiếp thu quan điểm của người khác trong ngày của nhân viên, cũng như mức độ đóng góp của họ vào hiệu suất chung của nhóm.


Lý do mà các nhà điều tra đưa vào các phương pháp đo lường góc nhìn có thể bắt nguồn từ lý thuyết quyền lực “khoảng cách xã hội”, trong đó đề xuất rằng “sự dao động quyền lực có thể tạo ra lợi ích” như việc đo lường góc nhìn, nhưng “những kết quả đó có thể phải trả giá” (trang 1358). Bây giờ hãy nghĩ về các thay đổi quyền lực hàng ngày trong mối quan hệ của bạn, có thể có lúc bạn cho rằng đối tác của mình là người kiểm soát, nhưng bạn không bận tâm về điều đó; tuy nhiên, vào những lúc khác, việc nhận thức rằng bạn bất lực có thể khiến bạn cảm thấy rằng bạn đang không được đối xử tôn trọng.


Hiểu rõ các công cụ đánh giá của các nhà nghiên cứu Texas A&M, bạn có thể thực hành những bài tập tinh thần để đánh giá mức độ quyền lực của bạn vào những thời điểm khác nhau trong ngày, một cách cụ thể về các tình huống khiến bạn cảm thấy ít nhiều kiểm soát được. Quay trở lại ví dụ về mua sắm trực tuyến, bạn đang thực hiện công việc của hai vợ chồng và do đó, bạn bị đối tác yêu cầu “làm chủ”. Tuy nhiên, bạn có thể đưa ra những lựa chọn cuối cùng, đặt mình thẳng vào vị trí của người dẫn đường. Tuy nhiên, để tất cả những điều này giúp mối quan hệ của bạn hòa hợp, điều quan trọng là phải hiểu nhu cầu và mong muốn của nửa kia, chẳng hạn như họ thực sự thích loại kem đánh răng này hơn loại kem đánh răng khác.


Sự hoán vị quyền lực ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn như thế nào?


Khi bạn đánh giá những thời điểm mà bạn nắm quyền so với những thời điểm mà bạn không nắm quyền, ít nhất là theo nhận thức của bạn, bạn có thể ngạc nhiên về điểm số. Bạn cũng có thể ngạc nhiên khi biết rằng hành vi nắm quyền không thực sự đồng nhất từ tình huống này sang tình huống khác. Những gì bạn nghĩ sẽ là một điểm số cho thấy tình hình nửa kia của bạn đang kiểm soát, điều này có thể là ngược. Bạn quy định một số khía cạnh của mối quan hệ của mình và nửa kia của bạn quy định những khía cạnh khác và ngay cả trong phạm vi của mình, bạn và nửa kia có thể hoán đổi vị trí. Khi làm như vậy, mỗi người trong số bạn có thể hiểu rõ hơn về các ưu tiên và sở thích của đối phương.


Sự giao hoán quyền lực trong mối quan hệ giúp cặp đôi thấu hiểu lẫn nhau | Nguồn ảnh: Unsplash.com


Phát hiện của Savey và các nhà nghiên cứu đã tiết lộ một kết quả đáng ngạc nhiên khác của các biến thể quyền lực nhỏ đó. Thực sự có một số lợi ích khi nhìn mọi thứ từ góc độ của người khác và cảm giác kiệt quệ về mặt tinh thần hơn khi mọi người phải điều chỉnh với các mô hình thay đổi liên tục, trong đó họ phải đối mặt với cảm giác mất kiểm soát của mình.


Khi bạn tính toán sự dao động quyền lực của riêng mình với nửa kia, điều cần thiết là phải xem xét mức độ trung bình (cao đến thấp) của cảm giác kiểm soát của bạn và mức độ thay đổi của người nắm quyền kiểm soát qua các ngày. Dựa trên những phát hiện của Texas A&M, sự cố định có lẽ tốt hơn nhiều, vì vậy mục tiêu của bài tập này có thể là tìm cách duy trì trạng thái ổn định hơn.


Với các mối quan hệ thân thiết hoạt động theo một tiền đề khác với các mối quan hệ công sở, trạng thái ổn định đó tốt nhất có thể cho phép bạn và nửa kia cùng nhất trí về việc ai sẽ là người quản lý loại tình huống nào và trong thời điểm nào. Giao dịch kỳ vọng về quyền kiểm soát với đối tác của bạn có thể cho phép bạn tìm ra tình huống nào hợp lý để người này gánh vác nhiều hơn người kia trong việc ra quyết định, đồng thời tôn trọng mong muốn của nhau.


Tóm lại, hiểu rõ hơn về các hành vi nắm quyền trong mối quan hệ của bạn có thể giúp bạn và đối phương nhận ra rằng các quy tắc nên được thương lượng thay vì chỉ định. Khi cả hai bạn đều có thể tham gia vào các quyết định này như nhau, câu trả lời cho câu hỏi về quy tắc “ai” cuối cùng cũng có thể trở thành “cả hai”.

------------

Dịch bởi: Cecile

Biên tập: SweetIvy

Ảnh: Unsplash.com

Tham khảo: Susan K. W. (2021). Who Really Runs Your Relationship?. Retrieved 17 October 2021

Available at: 

<https://www.psychologytoday.com/intl/blog/fulfillment-any-age/202110/who-really-runs-your-relationship >

------------

BẢN THẢO
Bài viết liên quan