Ẩn Số Cuối Cùng: Cách Bạn Đối Mặt Với Mệnh Đề Cái Chết

Để có cái chết nhẹ nhàng, hãy sống một đời thật tốt “Điều trớ trêu của con người – nhu cầu sâu sắc nhất – là thoát khỏi sự lo lắng về cái chết và sự hủy diệt; nhưng chính …

Để có cái chết nhẹ nhàng, hãy sống một đời thật tốt

“Điều trớ trêu của con người – nhu cầu sâu sắc nhất – là thoát khỏi sự lo lắng về cái chết và sự hủy diệt; nhưng chính sự sống đã đánh thức nó, và vì vậy chúng ta phải miễn cưỡng sống một cách toàn vẹn.”

BeckErnest Becker

“Chúng ta có thể trải nghiệm sự hợp nhất với cái lớn hơn chính chúng ta và trong sự kết hợp đó hãy tìm ra sự bình yên có ý nghĩa nhất.”

Willian James

Vài năm trước, tôi có một cuộc khủng hoảng hiện sinh. Tôi đã phải trải qua một thủ thuật y khoa đơn giản, mà nghe nói xác suất tử vong là rất thấp. Tôi nhớ là đã muốn hỏi lại họ “Thấp chứ không phải là không? Vậy tức là vẫn có khả năng tôi có thể chết?” Các thủ tục đã được tiến hành theo kế hoạch, nhưng bất chợt tôi đã nhận thức được về tỷ lệ tử vong của mình. Vì một lý do kỳ lạ nào đó, tôi đã trải qua gần bốn mươi năm cuộc đời mà không hề có ý thức rõ ràng rằng cuộc sống này, ít nhất là trong cơ thể này, sẽ không thể kéo dài mãi mãi. Thật lòng mà nói, ý nghĩ đó làm tôi kinh hoàng.

Để hiểu rõ hơn, tôi đã đọc cuốn sách kinh điển Sự phủ nhận cái chết (The Denial of Death) của nhà nhân chủng học Ernest Becker. Dựa nhiều vào công trình của Nhà phân tâm học người Áo Otto Rank, Becker tuyên bố rằng có tiếng “ầm ầm của sự hoảng loạn bên dưới mọi thứ”. Theo Becker, đây là kết quả của một “nghịch lý tồn tại”:

Đây là nỗi kinh hoàng: xuất hiện từ hư vô, có tên, ý thức về bản thân, cảm xúc sâu thẳm bên trong, khao khát nội tâm mãnh liệt đối với cuộc sống và tự thể hiện mình, và với tất cả những điều này rồi chết.

Tôi chắc chắn đã hiểu được tiếng “ầm ầm của sự hoảng loạn” mà Becker mô tả, nhưng các giải pháp đề xuất của ông- bao gồm việc hãy có một “bước nhảy niềm tin” vào sự “bí ẩn vô hình” của tạo hóa, cái mà có sự sắp đặt vượt quá sự hiểu biết của con người – đã không đưa ra hướng dẫn nào về cách thực sự sống cuộc sống của tôi ngay cả khi tôi có một “bước nhảy niềm tin”.

Thật trùng hợp, một cơ hội đã đến. Một người bạn làm việc cho một công ty sân khấu thực nghiệm tên là Swim Pony đã kết hợp một trò chơi tương tác có tên là The End. Tôi đã được yêu cầu tham gia, và tôi có thể đánh giá xem việc chơi trò chơi có dẫn đến bất kỳ sự cải thiện nào về sức khỏe và sự hạnh phúc hay không. Tôi đã chấp nhận.

Ngay sau khi tôi đăng ký, một gói hàng được gửi đến gồm có một tờ báo, một cỗ bài với hình ảnh gợi mở trên mỗi lá bài và lời mời tham dự một bữa tiệc trong hai mươi tám ngày, địa điểm sẽ được thông báo. Tôi cũng nhận được một lời nhắn “Xin chào, Tôi là Sự Kết Thúc. Trả lời tôi khi bạn sẵn sàng chơi”. 

Oh, tôi đã đưa mình vào rắc rồi gì thế này?

Nhân vật tự xưng là “Sự Kết Thúc” đã giải thích cho tôi các quy tắc của trò chơi. Mỗi ngày, trong hai mươi tám ngày liên tiếp, tôi được rút một lá bài mới, mỗi lá bài sẽ hướng tôi đến một sự tìm kiếm. Sau đó, tôi sẽ được ngẫm nghĩ cùng với “Sự Kết Thúc” về những bài học rút ra được từ trải nghiệm, bất cứ điều gì tôi chú ý thấy về bản thân mình như là kết quả của trải nghiệm và bất kỳ mẫu vẽ nào kết nối trải nghiệm với các lá bài tôi đã chơi. Với tiếng “ầm ầm của sự hoảng loạn” đó, tôi đã cam kết tham gia đầy đủ.

Trong hai mươi tám ngày, tôi bắt tay vào tìm kiếm sự gia tăng xúc cảm và sự thấm thía, từ việc tham gia vào thiền định về sự mở rộng của vũ trụ, đến việc viết cáo phó cho chính mình, đi qua một nghĩa trang và chú ý xem mình cảm thấy thế nào, tưởng tượng về ngày lý tưởng của cuộc sống và ai là người mà tôi muốn hưởng thụ cùng, trải nghiệm thực sự cảm giác khi biết rằng sẽ chỉ còn một chút thời gian để sống, nghiên cứu những gì tôi muốn làm với cơ thể của mình sau khi chết và thủ tục y tế hợp lý nếu tôi bị mất hết khả năng. Trong hai mươi tám ngày cực kỳ xúc động, tôi đã đối đầu trực diện – không có sự phòng thủ nào – với những điều thực sự về cái chết, cái đã khiến tôi vô cùng sợ hãi.

Tại một số thời điểm, tôi một cách rõ ràng đã được yêu cầu cung cấp một tuyên bố sứ mệnh cá nhân về lý do tại sao tôi chơi trò chơi này. Lúc đầu, tuyên bố của tôi là “Vì tôi sợ bí ẩn cuối cùng, nhưng cũng cực kỳ tò mò về nó.” Nửa chừng, tôi được hỏi liệu tôi có muốn điều chỉnh tuyên bố của mình dựa trên kinh nghiệm của mình cho đến hiện tại không, và tôi nói, “Tôi, bằng cách nào đó, muốn thay đổi trạng thái mặc định từ lo lắng sang tò mò. Tôi là một người rất tò mò, nhưng sự mặc định của tôi có thể cản trở cuộc chơi.”

Khi trò chơi hoàn thành, tôi đã tập hợp cùng với những người chơi còn lại tại một nghĩa trang (tất nhiên đó là nghĩa trang) để suy ngẫm về trải nghiệm này. Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng đây thực sự là “trò chơi thay đổi cuộc sống”. Chúng tôi hiểu điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống, và trong khi chúng tôi nhận thức được về cái chết hơn bao giờ hết, chúng tôi cũng nhận thức được cuộc sống hơn bao giờ hết. Khi tôi nhìn vào dữ liệu của tất cả những người chơi (bao gồm cả của tôi), nó đã xác nhận những cuộc trò chuyện của tôi tại nghĩa trang. Có sự gia tăng đáng kể về mặt thống kê về xếp hạng từ trước trò chơi cho đến sau khi kết thúc trò chơi về các khía cạnh sau đây của hạnh phúc và sức khỏe:

• Nhận sự giúp đỡ và hỗ trợ từ người khác khi cần thiết

• Cảm nhận được định hướng trong cuộc sống

• Cảm thấy bớt lo lắng

• Cảm thấy hạnh phúc nói chung

Đầu tiên dữ liệu chỉ ra sự bối rối. Theo Becker và toàn bộ phương pháp nghiên cứu dựa trên lý thuyết của ông, được gọi là “Lý thuyết quản lý sự khiếp sợ”, nhận thức về cái chết sẽ gây ra sự gia tăng bất an và phòng thủ. Tuy nhiên, đó không phải là điều mà bất kỳ ai đã tham gia “Sự Kết Thúc” thực sự trải nghiệm. Thay vào đó, chúng tôi cảm thấy một cảm giác tươi mới trở lại của sự kỳ diệu và niềm vui cho cuộc sống và tập trung nhiều hơn vào những gì chúng tôi quan tâm nhất. Làm thế nào để giải thích sự trái ngược này?

Khi nói đến nỗi sợ cái chết, tôi nghĩ có nhiều chuyện xảy ra hơn là chỉ đơn giản là nỗi sợ về sự hủy diệt tuyệt đối. Trái ngược với Lý thuyết quản lý sự khiếp sợ – điều mà các nghiên cứu gần đây thậm chí không sao chép lại – Tôi không tin rằng con người đã tiến hóa sự phòng thủ đặc biệt để đối phó với thực tế hiện hữu của cái chết. Rốt cuộc, nghiên cứu cho thấy rằng mọi người thường sợ hãi những điều chưa biết, bị tách khỏi những người thân yêu và sự chỉ trích không ngừng hơn là nỗi sợ về việc không còn tồn tại. Trên thực tế, khi được đưa ra lựa chọn giữa sống một mình mãi mãi hoặc chết sớm nhưng được bao quanh bởi những người thân yêu, hầu hết mọi người đều chọn cái chết.

Thay vào đó, tôi tin rằng tiếng “ầm ầm của hoảng loạn” mà Ernest Becker mô tả đến từ việc không phải vì chúng ta sợ bản thân sự hủy diệt mà vì ý tưởng về sự hủy diệt cực kỳ đe dọa đến nhu cầu mà hầu hết chúng ta thường bận tâm về việc thỏa mãn. Có khả năng rằng, nhận thức về cái chết là một sản phẩm phụ của năng lực phát triển độc đáo của chúng ta về trí tưởng tượng và sự tự nhận thức, và ý tưởng về cái chết chỉ xảy ra để kích hoạt rất nhiều sự phòng thủ của chúng ta. Đặc biệt, nhận thức về tỷ lệ tử vong của chúng ta kích hoạt nỗi sợ hãi về sự không chắc chắn (cái chết là sự không chắc chắn cuối cùng sau tất cả), đe dọa sự ổn định của những thứ thuộc về chúng ta và sự kết nối với người khác (cái chết ngăn cách chúng ta với người khác) và đe dọa lòng tự trọng , đặc biệt là sự tự yêu bản thân của chúng ta (không có gì gây hỗn loạn với sự tìm kiếm không ngừng của chúng ta để trở nên ngoan đọa hơn là cái chết).

Không có gì ngạc nhiên khi mọi người thể hiện rất nhiều sự phòng thủ khi đối mặt với nhận thức về cái chết của họ và tại sao, khi chúng ta cảm thấy không an toàn và không chắc chắn, chúng ta có xu hướng chuyển sự tập trung ngay đến những mối lo lắng vị kỷ.

Nhưng mọi thứ không phải theo cách này, ít nhất là trong chừng mực mà chúng ta có thể vượt ra khỏi cái bẫy bất an. Như Irvin Yalom lưu ý, “Mặc dù thể chất của cái chết hủy diệt chúng ta, ý tưởng về cái chết có thể cứu chúng ta.” Trong trạng thái nhận thức hoàn toàn về sự tồn tại của một người, ông nói, “một người tự hỏi không phải là về cách mọi thứ sẽ như thế nào mà là họ sẽ thế nào.”

Trong nghiên cứu một số cá nhân thực sự đối mặt với cái chết, bao gồm cả liệu pháp tâm lý của mình với các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, Yalom nhận thấy rằng trải nghiệm này thường biến đổi ở mức đọ cao, dẫn đến việc sắp xếp lại các ưu tiên của cuộc sống, cảm giác tự do, ý thức sống được nâng cao trong hiện tại, một sự cảm kích mạnh mẽ và sự chấp nhận các nhân tố thực tế của cuộc sống (thay đổi mùa, lá rụng), giao tiếp sâu sắc hơn với những người thân yêu, và ít nỗi sợ hãi giữa các cá nhân. Đây là lời bảy tỏ của một người sống sót sau một vụ tự sát:

Tôi đã lấy lại được một hy vọng mới và mục đích trong việc được sống. Nó vượt xa sự hiểu biết của hầu hết mọi người. Tôi đánh giá cao những điều kỳ diệu của cuộc sống – như khi ngắm một con chim bay –  mọi thứ đều có ý nghĩa hơn khi bạn đang sắp đánh mất nó. Tôi đã trải nghiệm một cảm giác hợp nhất với tất cả mọi thứ và sự hòa hợp với tất cả mọi người. Sau khi được tái sinh tâm hồn, tôi cũng cảm thấy nỗi đau của mọi người. Mọi thứ đều rõ ràng và tươi sáng.

Có những dấu hiệu cho thấy những biến đổi như vậy là điểu có thể cho bất cứ ai đang liên tục đối mặt với những điều “Bí ẩn cuối cùng”. Eric Weiner, tác giả cuốn The Geography of Bliss, đã đến thăm Bhutan, một vương quốc Phật giáo nổi tiếng với Gross Nation happiness, một chỉ số được sử dụng để đo lường hạnh phúc của những người dân trên một diện rộng. Ở Bhutan, cái chết và những hình ảnh khủng khiếp về cái chết được đối diện cởi mở mỗi ngày, và không ai, thậm chí là trẻ em, bị ngăn cách khỏi nhận thức bất biến về tử vong. Có nhiều cách để chết ở Bhutan, và các nghi thức phức tạp, kéo dài được thực hiện khi ai đó chết. Như Weiner đã được cho biết bởi một trong những cư dân của Thimphu, thủ đô của Bhu-tan, “Bạn cần nghĩ về cái chết trong năm phút mỗi ngày. . . . Nó sẽ chữa lành cho bạn. . . . Chính điều này, sự sợ hãi này, nỗi sợ chết trước khi chúng ta hoàn thành những gì chúng ta muốn làm hoặc trước khi nhìn thấy con cái mình lớn lên. Đây là những gì đang gây phiền toái cho bạn.

Nghiên cứu gần đây cho thấy ngay cả trong phòng thí nghiệm tâm lý, khi có cơ hội phản ánh sâu sắc và cá nhân hơn về cái chết của họ trong một giai đoạn liên tục, mọi người có xu hướng thể hiện sự thay đổi theo hướng giá trị tăng trưởng – sự tự chấp nhận, sự thân thiết và cảm nhận cộng đồn – và rời xa các giá trị bên ngoài và địa vị như tiền bạc, hình ảnh và sự nổi tiếng.

Ba đặc điểm dường như đặc biệt được dự đoán về sự tăng trưởng sau một thời gian – đã được kéo dài – nhận thức về cái chết là tỉnh thức, cởi mở với kinh nghiệm và có một cái tôi tĩnh lặng, những đặc điểm là một phần và mảnh đất “B-realm” của sự tồn tại. Khám phá về cái chết của bạn với sự cởi mở, tò mò, suy ngẫm sâu sắc, thức tỉnh, khiêm tốn và từ bi với bản thân giúp bạn vượt ra khỏi sự phòng thủ nơi mà sự bất an nảy sinh.

Tất nhiên, nói dễ hơn làm! Trong sự tồn tại của con người, “Sự thiếu hụt” là một thế lực mạnh mẽ. Những cách tồn tại này trên thế giới này phải được thực hành liên tục, vì chúng ta dễ bị rơi vào tình trạng phòng thủ và bất an bất chấp các mối đe dọa đối với sự an toàn của chúng ta vì ngay cả chính Yalom cũng đã nhận ra sau một tai nạn ô tô: Nỗi lo lắng về cái chết cơ bản của tôi, do đó, chỉ có một sự nhú lên ngắn ngủi trước khi bị trần tục hóa thành những mối quan tâm nhỏ bé như lòng tự trọng, nỗi sợ bị từ chối giữa các cá nhân hoặc sự sỉ nhục.

Vào cuối ngày, cách tốt nhất để có một cái chết tốt đẹp là sống một cuộc sống tốt đẹp. Nhà tâm lý học phát triển Gary Reker và nhà tâm lý học tích cực hiện sinh Paul Wong cho rằng có những chiều sâu ý nghĩa khác nhau, từ niềm vui và sự khoái lạc thuần túy đến sự phát triển cá nhân, sáng tạo và sự thể hiện bản thân, đến phục vụ người khác và cống hiến cho một mục đích chính trị xã hội lớn hơn, đến sống những giá trị vượt qua các cá nhân và bao hàm ý nghĩa vũ trụ và mục đích tối thượng. Họ dám chắc rằng ý nghĩa cá nhân trong cuộc sống tăng tỷ lệ với sự cam kết đối với mức độ ý nghĩa cao hơn. 

Nghiên cứu gần đây hơn của nhà nghiên cứu ý nghĩa Tatjana Schnell và các đồng nghiệp của cô đã cho thấy sự củng cố ấn tượng cho lý thuyết này. Họ phát hiện ra rằng các nguồn ý nghĩa trong cuộc sống của một người có liên quan mạnh mẽ nhất đến ý thức của sự có ý nghĩa bao gồm những thứ tích hợp từ sự thể hiện bản thân với sự siêu việt, như sự rộng lượng, đánh giá cao, hòa hợp bên trong, tăng trưởng, giá trị, tâm linh, sáng tạo, chăm sóc, và tình yêu. Thấp hơn trong danh sách là những thứ như niềm vui, chủ nghĩa cá nhân, thành tích, truyền thống, trật tự và thoải mái.

Khi thay đổi các ưu tiên của mình theo các cấp độ ý nghĩa cao hơn, các cấp độ ý nghĩa tích hợp hơn, chúng ta thấy một sự thay đổi đáng kể về chiều sâu ý nghĩa, được tạo điều kiện bởi nhận thức về cái chết, cũng như sự phát triển bản chất con người của chính chúng ta.

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: https://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

Nguồn:  https://blogs.scientificamerican.com/beautiful-minds/embracing-the-ultimate-unknown/

Nguồn ảnh: http://juliasarda.blogspot.com/

Dịch: ONG TRUM

Biên tập: Hương

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan