Bạn Biết Gì Về Déjà Vu? – 4 Cách Lí Giải Cho Hiện Tượng Déjà Vu

Déjà Vu là thuật ngữ chỉ cảm giác “đã từng trải qua” điều gì đó đang xảy ra với bạn ngay ở hiện tại. Hiện tượng này cực kì phổ biến, bởi có tận 2 trong 3 người, bao gồm …

Déjà Vu là thuật ngữ chỉ cảm giác “đã từng trải qua” điều gì đó đang xảy ra với bạn ngay ở hiện tại. Hiện tượng này cực kì phổ biến, bởi có tận 2 trong 3 người, bao gồm cả nam lẫn nữ, đều từng gặp hiện tượng này một lúc nào đó trong đời. Hơn nữa, hiện tượng này xảy ra khoảng một năm một lần, một tần suất cao dù nó cũng có xu hướng giảm khi tuổi đời của bạn tăng lên.
Mặc dù Déjà Vu tương đối phổ biến, nhưng những nghiên cứu về nó còn khá hạn chế. Cho đến nay, chúng ta mới chỉ biết rằng, với những người không bị rối loạn tâm thần hoặc động kinh thùy thái dương, nguyên nhân gây ra Déjà Vu được chia thành bốn loại – tập trungký ứcxử lý kép và thần kinh.

Sự giải thích cho Déjà Vu liên quan đến “sự tập trung” là nhận thức đầu tiên về điều gì đó được hình thành trong khi bạn đang mất tập trung, theo sau đó là nhận thức thứ hai về nó khi bạn đã tập trung hoàn toàn. Ví dụ, bạn đang chuẩn bị mở cửa nhà, một tiếng ồn đằng xa trong giây lát phân tán ý thức của bạn, rồi khi bạn quay lại với việc đang làm, ý thức về việc mở khóa dường như đã ở sẵn đó từ lâu (khiến bạn cảm giác nó đã xảy ra kể cả khi nó vẫn chưa thực sự diễn ra). Tuy vậy, sự phân tán ngăn cách hai lần nhận thức này có thể chỉ thoáng qua trong chớp mắt.
Giải thích cho nhóm nguyên nhân liên quan đến “ký ức” đó là một số chi tiết thuộc về một trải nghiệm mới rất đỗi quen thuộc nhưng nguồn gốc của sự quen thuộc này đã trôi vào quên lãng.

Tiền đề cho lời giải thích này là con người đối mặt với nhiều sự việc xảy ra trong một ngày nhưng không để tâm tới tất cả thông tin có được. Do vậy, việc xử lý thông tin sau đó đôi lúc có thể gợi nên sự thân quen và dẫn tới Déjà Vu.
Người ta giải thích nguyên nhân liên quan đến “xử lý kép” đó là hai quá trình xử lý nhận thức, thường là đồng bộ, trở nên không đồng bộ trong giây lát. Ví dụ như sự quen thuộc và việc hồi tưởng lại trở nên rời rạc với nhau. Ngoài ra, nhận thức và ký ức cũng có thể không còn ăn khớp với nhau như trước.

Giải thích về mặt thần kinh học” của Déjà Vu quy hiện tượng này cho sự co giật thùy thái dương nhỏ ở người không bị động kinh, hoặc chậm trễ trong việc truyền xung thần kinh giữa mắt, tai hoặc các cơ quan tri giác khác và trung tâm xử lý bậc cao trong não.

Các giải thích cho “xử lý kép” đã thu hút nhiều sự quan tâm vì tính triết lý, bám sát lý thuyết và không quá máy móc, nhưng nó không thể được kiểm chứng trong phòng thí nghiệm. Tương tự, giả thuyết “thần kinh” cũng hợp lý không kém và dường như rất logic dựa trên nền tảng thần kinh học. Dù vậy, máy móc công nghệ của chúng ta chưa đủ tân tiến để kiểm chứng điều này. Do đó, giả thuyết “xử lý kép” và “thần kinh” không còn phù hợp đối với các nhà nghiên cứu nữa. Thay vào đó, lời giải thích về “tập trung” và “ký ức” được củng cố nhiều nhất bởi những gì chúng ta biết về nhận thức và có thể được kiểm tra bằng cách quan sát và làm thí nghiệm.

————————————–
Dịch: Hoàng Anh
Biên tập: Minh Phương
Minh họa: Bảo Trân
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/blog/the-red-light-district/201610/4-

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan