Bạn có thể thành công trong việc thích nghi với cuộc sống ở một đất nước mới?

Một nghiên cứu mới xác định các yếu tố có thể dự đoán khả năng điều chỉnh của con người tốt đến đâu...

Vào năm 2008, tôi sống ở Fez – cội nguồn tâm linh của Morocco – trong lúc điều hành một chương trình du học cho học sinh Mỹ. Đây là lần thứ 5 tôi ở đây, và vì cũng biết chút ít tiếng Pháp nên sống và làm việc ở đó cũng tương đối dễ chịu.


Không lâu sau khi tôi đến, một cặp đôi trung tuổi người Nhật đến với khu căn hộ tôi đang ở. Họ đến Fez để làm tình nguyện cho một phòng khám hỗ trợ chăm sóc trẻ em tàn tật trong một năm. Đó là lần đầu tiên họ ở Morocco. Họ có biết đôi chút tiếng Anh và không hiểu tý gì về tiếng Ả Rập hay Pháp cả.

Tôi nhớ mình đã từng tự nhủ, “Những con người tốt bụng đó sẽ gặp khó khăn bộn bề đây. Họ sẽ không có khả năng thích nghi. Họ sẽ sớm trở về nhà hoặc hối tiếc về quyết định chọn ở đây trong một năm.” Hai tháng sau, tôi phải thừa nhận rằng mình đã hoàn toàn nhầm về cặp đôi người Nhật này. Họ thích nghi rất tốt với cuộc sống, và thực sự là tôi nghĩ họ làm thế tốt hơn mình.


Khi mọi người sắp xếp để học tập hay làm việc ở nước ngoài, liệu có thể dự đoán trước được người nào sẽ hòa nhập thành công với môi trường mới và người nào không?


Một người lưu lại là ai đó sống và làm việc ở nước ngoài trong một khoảng thời gian kéo dài, có thể hơn dự tính. Những du học sinh trao đổi cũng là một kiểu người lưu lại. Các du khách thì không. Các nhà tâm lý học và khoa học khác đã nghiên cứu sự thích ứng của người như vậy trong nhiều năm, không lâu sau khi Peace Corps được thành lập vào năm 1961. Sự lưu trú thành công thường được định nghĩa như là “thích ứng về mặt tâm lý (sống tốt) và mặt văn hóa xã hội (làm việc tốt) (theo Geeraert và những người khác, 2019, trang 333).


Một số nghiên cứu ban đầu thường đánh giá tác động của các yếu tố tính cách và hiểu biết về văn hóa lên khả năng đối mặt với sốc văn hóa và áp lực từ sự xa lạ. Nhưng, đến gần đây, các nhà nghiên cứu mới bắt đầu nghiên cứu tác động của các tiêu chuẩn xã hội lên trạng thái của những người lưu trú. Những ai từng đi du lịch nhiều biết rằng các tiêu chuẩn xã hội có vai trò lớn trong việc định hình trải nghiệm của một du khách. Không dễ dàng để học và làm theo các tiêu chuẩn xã hội được sử dụng để kiểm soát các hành vi, đặc biệt là cách ứng xử tại nơi công cộng. Thử tượng tượng một phụ nữ trẻ lớn lên ở Nam Carolina. Có lẽ cô ấy không nghĩ gì về việc đi dạo trên phố với quần ngắn và áo cộc tay cả. Nhưng ở nhiều nước, phụ nữ làm như vậy có thể trở thành đối tượng bị xử phạt bởi các tiêu chuẩn xã hội đã được thống nhất. Hành vi của cô ấy đã vi phạm, thậm chí có thể coi là xúc phạm, các tiêu chuẩn xã hội.


Tháng 3 năm 2019, nhà tâm lý học Nicolas Geeraert tại Đại học Essex và đồng nghiệp đã xuất bản một báo cáo lên tạp chí Khoa học Tâm lý. Nghiên cứu của họ đánh giá sự tác động của tiêu chuẩn xã hội lên nét tính cách trong quá trình thích nghi cuộc sống của một người lưu trú. Geeraert và đồng nghiệp giả thuyết rằng những người lưu trú sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi điều chỉnh cuộc sống tại những quốc gia có bộ tiêu

chuẩn cứng nhắc – những nơi như vậy được gọi là “nghiêm ngặt”. Các quốc gia “nghiêm ngặt” có nhiều tiêu chuẩn liên quan tới hành vi đúng đắn và không nương tay đối với những người vi phạm chúng. Những nước còn lại được coi là “mềm mỏng”, với các tiêu chuẩn nhẹ nhàng và linh hoạt hơn, đồng thời cũng nhẹ tay hơn khi xử phạt những người phá luật.


Đội của Geeraert cũng cho rằng người lưu trú trong một nền văn hóa “nghiêm ngặt” sẽ thấy thích nghi với cuộc sống mới dễ dàng hơn. Những người như vậy thường có xu hướng sở hữu một thứ dễ dàng điều chỉnh gọi là “radar tiêu chuẩn”. Họ có thể phát hiện sự tồn tại và sức mạnh của tiêu chuẩn xã hội lân cận – và họ có thể tự sửa đổi hành vi của mình theo hướng đó khi cần thiết.


Cuối cùng, đội của Geeraert nghĩ rằng tác động tiêu cực của tính chặt chẽ trong văn hóa sẽ bớt gay gắt với những người sẵn sàng tán thành (vì họ muốn hòa nhập và hợp tác với người khác) và những người khiêm tốn thật thà (vì họ không trông mong được đối xử đặc biệt và cũng không bị cám dỗ bởi việc lách luật).



Để kiểm tra những giả thuyết trên, đội của Geeraert đã tiến hành nghiên cứu trên 889 học sinh trung học trong vòng 18 tháng. Tất cả những học sinh tham gia đều nằm trong một chương trình trao đổi quốc tế, sống chung với một gia đình chủ nhà và học tại một trường trung học trong khu vực. Những học sinh này hoàn thành các bộ câu hỏi tại hai thời điểm khác nhau, một lần trước khi chương trình bắt đầu và một lần nữa sau khi hơn nửa khoảng thời gian đã trôi qua, khoảng 8-10 tháng. Các bộ câu hỏi đo lại mức độ thích ứng văn hóa xã hội và tâm lý cùng với sáu nét tính cách (sự khiêm tốn, thật thà, tính đa cảm, tính hướng ngoại, tính chấp nhận, sự tận tâm và cuối cùng là cởi mở với trải nghiệm).


23 nước khác nhau trên thế giới gửi và nhận học sinh có trong nghiên cứu này. Một nghiên cứu trước đó đã xác định một số nước có nền văn hóa thiết chặt (như Malaysia và Ấn Độ) trong khi có những nước khác lại khá dễ chịu (Hungary và Brazil). Một số nước tương đối chặt chẽ (Nhật,

Trung Quốc) hoặc tương đối lỏng lẻo (New Zealand và Mỹ).


Sau khi phân tích dữ liệu, Geerart và đồng nghiệp đã có một số nhận định sau:

1 - Về cơ bản, người lưu trú đến một đất nước có quy tắc “mềm mỏng” sẽ thích nghi thành công hơn người đến nước “nghiêm ngặt”.

2 - Người lưu trú lớn lên trong một nền văn hóa “nghiêm ngặt” thích nghi thành công hơn người ở trong văn hóa “mềm mỏng”.

3 - Mối quan hệ tiêu cực giữa sự chặt chẽ của nước chủ nhà với khả năng thích nghi của người lưu trú nhỏ hơn với những người sẵn sàng đồng ý và những người khiêm tốn và thật thà.


Nói ngắn gọn, nghiên cứu này cung cấp một số bằng chứng về việc các yếu tố của cả văn hóa và tính cách có thể giúp dự đoán người nào sẽ thành

công trong thích ứng với sống và làm việc ở một đất nước mới.


Trở lại với nhận định sai lầm của tôi về cặp đôi người Nhật ở trên, rõ ràng là tôi đã thất bại trong việc xét cả đến một số yếu tố liên quan tiềm tàng trong lúc xây dựng dự đoán của mình. Đầu tiên, họ lớn lên ở một môi trường “nghiêm ngặt”. Họ có thể đã có một “radar tiêu chuẩn” hiệu quả giúp phát hiện và điều chỉnh theo những quy tắc bản địa của Morocco. Thứ hai, tôi nhận ra đôi người hàng xóm Nhật này cực kỳ khiêm tốn, thật thà và dễ chịu. Họ không có mong muốn chất vấn hay vi phạm các quy tắc cộng đồng, kể cả với những thứ mà họ không chấp nhận trong thâm tâm. Thay vào đó, họ muốn hòa nhập và không trông mong người khác đối xử với họ theo cách đặc biệt.


Vậy liệu bạn có thể thích nghi tốt với cuộc sống ở một đất nước mới không? Điều này có thể sẽ dựa vào nhiều thứ, nơi bạn đang tới, bạn đến từ đâu, và bạn là kiểu người như thế nào.


Dịch bởi: #DeathBlossom

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/culture-conscious/201904/can-you-adapt-successfully-living-in-new-country


(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan