Bạn đang phản bội lại bản thân?

Những sang chấn tâm lý khiến chúng ta tin rằng chúng ta phải phản bội lại bản thân thì mới có được tình yêu từ người khác.

Những sang chấn tâm lý khiến chúng ta tin rằng chúng ta phải phản bội lại bản thân thì mới có được tình yêu từ người khác. (“Trauma makes us believe we must betray ourselves to receive love.” - Dr. Nicole Lepera).


Trong tâm lý học, “trauma” - nghĩa là “những sang chấn tâm lý” chính là một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến thay đổi tính cách và hành vi sống của một người trong xã hội.


Đôi khi chứng kiến một người trong gia đình phản bội lại cảm xúc của bản thân mà ở đó người ta gọi là HI SINH, ví dụ: mẹ hoặc bố của đứa trẻ cắn răng nhẫn nhịn lẫn nhau để khỏi li hôn nhưng mỗi ngày đều sống trong bầu không khí gia đình lạnh lẽo hoặc bạo lực, đứa trẻ đó sẽ lớn lên nghĩ rằng phải hi sinh bản thân thì mới là đúng và sẽ được đón nhận, quan tâm. Như vậy khi trưởng thành, thay vì học cách đặt giới hạn cho bản thân và xoa dịu chính mình, thay vì học cách giao tiếp tốt để sống vui vẻ thì những đứa trẻ ấy lại chọn cách chịu đựng người khác để giữ gìn các mối quan hệ xung quanh.


Những sang chấn tâm lý đó không cần phải quá to lớn như những vụ động đất hay sống xót qua tai nạn chết người. nó có thể ẩn dưới vỏ bọc của những lần bị bỏ mặc cảm xúc từ gia đình, hoặc những lần một người cảm thấy mình bị tổn thương. Đó có thể là những vêt thương khi bạn phải chịu đựng khi có bố hoặc mẹ luôn bắt bạn phải làm gì đó để hài lòng họ, một cách tiêu cực như so sánh hoặc chỉ trích khi bạn ko đạt được mong cầu, khiến bạn bị tổn thương (và có thể họ cũng sống với những vết thương thơ ấu kia, khiến họ làm như vậy với bạn). Sang chấn tâm lý cũng có thể là những lần bạn được dạy rằng CẢM XÚC làm bạn trở nên yếu đuối và không ai thích bạn có những cảm xúc đó. Là lớn lên trong một gia đình mà bạn không được chấp nhận làm chính mình; là trưởng thành từ bố hoặc mẹ rất quan tâm đến những vấn đề ngoại hình của bạn hơn những thứ khác (ví dụ coi trọng cơ thể đẹp, tóc tai quần áo make up của bạn hơn là dạy bạn về cách sống đẹp và đối nhân xử thế); hoặc có bố mẹ không thể tự kiểm soát cảm xúc của họ sau đó chuyển những thứ chưa giải quyết đó thành giận dữ lên bạn.


Dấu hiệu cơ bản cho thấy bạn đang phản bội lại bản thân:


1. Không tự tin vào khả năng và suy nghĩ của bản thân. Mỗi khi quyết định làm điều gì đó, bạn luôn lo lắng và sợ hãi rằng mình đang làm sai, luôn nghĩ rằng bạn cần ý kiến của người khác để được đúng.

2. Cảm thấy khó kiểm soát bản thân hoặc là chính mình đang bị mắc kẹt trong mọi chuyện, thấy mình không có khả năng thay đổi cuộc sống của mình.

3. Có mong muốn mạnh mẽ sẽ được ai đó cứu vớt, giúp đỡ trong cuộc sống (không độc lập)

4. Có những cảm xúc không hài lòng hoặc cảm giác khó chịu khi nghĩ đến những người khac mà bạn gặp.Luôn nghĩ rằng người khác luôn muốn làm tổn thương bạn.

5. Luôn luôn mong muốn được người khác chấp nhận và có một nỗi sợ sâu xa bên trong rằng bản thân sẽ bị chỉ trích, bị coi thường.

6. Tin rằng mọi chuyện sẽ thay đổi cho dù bản thân bạn chẳng cần phải thay đổi bất cứ điều gì.

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang và đã vượt qua được những vết thương kia, đang yêu bản thân đúng hướng và đúng cách:


7. Kết hôn, có sự nghiệp ổn định hoặc đạt được những điều bản thân muốn (tuy nhiên ko phải điều tốt cho cảm xúc của bản thân) có thể cứu bạn.

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang làm đúng hoặc đang đi đúng hướng để vượt qua những vết thương từ cảm xúc của bản thân:

1. Có khả năng nói không và từ chối những điều đụng chạm đến giới hạn chịu đựng của bạn. Ví dụ như từ chối những cuộc gặp gỡ không quan trọng, những quan hệ xã giao, những người ảnh hưởng xấu đến bạn,vvv..

2. Không cho phép những ý kiến của người khác làm ảnh hưởng đến lựa chọn mà bản thân mong muốn.

3. Trân trọng thời gian cô đơn, thời gian ở một mình và dùng thời gian đó đê nhìn nhận cảm xúc của bản thân.

4. Thấu hiểu rằng những hành vi và cảm xúc của người khác không liên quan gì tới mình, và không phải là lỗi của mình.

5. Có khả năng tập trung vào những điều tốt cho bản thân và tránh xa những thứ tiêu cực.

6. Nhận thức được cảm xúc của bạn diễn ra như thế nào trong cơ thể (ví dụ lúc buồn hay vui thì những cơ quan trong cơ thể sẽ thay đổi như thế nào? Nhịp tim? cảm giác ở bụng? cơ thể thoải mái hoặc mệt mỏi?)

7. Có những mối quan hệ tình yêu và xã hội tích cực, với mục đích là hỗ trợ và khiến bạn trở nên tốt hơn chứ không níu chân bạn lại.

8. Khả năng chuyển biến theo cuộc sống, không quá khó khăn với bản thân và có thể làm bất cứ điều gì bản thân muốn.

Hãy nhớ rằng khi chúng ta bắt đầu nhìn nhận vết thương của bản thân, có thể ví quá trình này như quá trình tái sinh vậy, chúng ta sẽ trải qua nỗi đau như phải chết đi để có thể sống lại mạnh mẽ hơn. Vì nhìn thấy vết thương có nghĩa là đã đến lúc phải huỷ đi một phần của bạn, một phần cảm xúc mà bạn luôn nghĩ đó là bạn và luôn theo bạn từ lúc trưởng thành. Nhưng chữa lành được nó, bạn sẽ thấy mình như được lột xác thành một người khác nhẹ nhàng hơn, hạnh phúc hơn rất nhiều.


Trưởng thành trong cảm xúc khi vượt qua vết thương tâm lý chính là thấu hiểu rằng những rắc rối đau khổ mà bạn gặp phải trong đời là một cánh cổng dẫn đến sự bình thản trong tâm hồn. Hơn nữa, bạn sẽ hiểu được rằng những rắc rối hoặc hành vi tiêu cực, khó hiểu mà người khác làm tổn thương lên bạn chính là một cánh cửa sổ để bạn nhìn vào quá khứ của người đó, chứ không phải là thứ để chúng ta dùng để tấn công họ.


Nguồn: Dr. Nicole Lepera - The holistic Psychology.

Dịch: Nguyen Le Hoai Thuong. Psychological facts - tâm lý học Việt Nam

BẢN THẢO
Bài viết liên quan