Tìm kiếm đam mê, hay bạn đang nuôi dưỡng nó?

Câu ‘châm ngôn’ nổi tiếng ‘Hãy đi tìm đam mê!’ được rao giảng khắp các buổi hướng nghiệp, các quyển sách self-help, và những buổi diễn thuyết cuối đại học có thể dẫn đến ‘lý thuyết cứng nhắc’ về niềm hứng thú - một niềm tin cho rằng hứng thú của mọi người sẽ không bao giờ thay đổi và như vậy mãi mãi. Số từ: 1088 từ

Khái niệm của việc tìm kiếm những gì bạn đang khao khát có thể ví như việc đi tìm một viên kim cương ở bãi biển. Nhưng một khu vườn có vẻ sẽ là một phép ẩn dụ chính xác hơn.


Nhà tâm lý học Paul O’Keefe của Yale, cùng với Carol Dweck và Gregory Walton của Đại học Stanford, đã kiểm tra sự ảnh hưởng của tư duy lên việc con người theo đuổi những hứng thú có thể trở thành lựa chọn nghề nghiệp và cảm giác hài lòng, mãn nguyện, không dựa vào các hoạt động cá nhân của họ. Nghiên cứu được đăng tải trên Psychological Science. 


Nghiên cứu này được xây dựng từ nền móng của một nghiên cứu về sự phát triển tư duy trong giáo dục của Dweck. Những học sinh với tư duy phát triển – có niềm tin rằng khả năng và trí thông minh thay đổi theo thời gian – cho thấy thế mạnh về động lực học tập và thành tích. Đối với họ, mắc lỗi là cơ hội để học tập. Còn tư duy cố hữu, thì mặt khác, có liên quan đến sự thiếu động lực và xu hướng coi lỗi lầm là một thất bại đơn thuần. 


Câu ‘châm ngôn’ nổi tiếng ‘đi tìm đam mê’ được rao giảng khắp các buổi hướng nghiệp, các quyển sách self-help, và những buổi diễn thuyết cuối đại học có thể dẫn đến ‘lý thuyết cứng nhắc’ về niềm hứng thú - một niềm tin rằng hứng thú của mọi người sẽ không bao giờ thay đổi và tồn tại mãi mãi. Nếu họ đã có những niềm đam mê và mục đích thực sự, khái niệm này sẽ khiến họ không muốn tìm kiếm những niềm yêu thích mới từ đó dẫn họ tới việc lảng tránh các công việc, niềm vui giải trí không liên quan đến sự nghiệp hiện tại của họ. Mặt khác, những người biết ‘lý thuyết khuếch trương’ có thể khám phá nhiều thú vui khác và đối mặt với các thử thách cũng như những vấp ngã, giúp họ học cách yêu những gì họ làm. 



Các nhà nghiên cứu thực hiện 5 thử nghiệm. Trong 2 thử nghiệm đầu, họ hỏi các sinh viên đại học xem họ tin sở thích sẽ mãi như vậy hay sẽ bị thay đổi theo thời gian. Sau đó các sinh viên này đọc 2 bài viết, một bài tập trung vào công nghệ và cái còn lại tập trung vào nghệ thuật và nhân văn. So sánh với những người tin rằng sự hứng thú thể thay đổi, những người mang tư duy cố hữu bị thu hút bởi các bài viết nằm ngoài sở thích của họ. 


Thử nghiệm thứ 3 được thiết kế để trả lời cho câu hỏi liệu tư duy có thể thay đổi hay không. Một nửa số người tham gia đọc một bài viết có nội dung rằng sở thích, thú vui là những thứ không thay đổi trong suốt cuộc đời, và nửa còn lại đọc bài viết về chuyện tư duy sẽ thay đổi. Toàn bộ sinh viên sau đó sẽ đọc hai bài viết giống thử nghiệm trước một bài tập trung vào khoa học, bài còn lại liên quan đến nghệ thuật và đánh giá sự hứng thú của họ với 2 bài viết. Những người tham gia bộc lộ rằng bài viết về niềm hứng thú cá nhân đã thay đổi cách họ tiếp cận bài viết có chủ đề khác với niềm hứng thú của họ (ví dụ một người với niềm yêu thích mãnh liệt với khoa học, sau khi đọc bài viết rằng niềm hứng thú có thể bị uốn nắn, cho thấy sự hứng thú tăng cao khi đọc bài viết có chủ đề về nghệ thuật). Điều này cho thấy niềm tin thực chất gây ra những ảnh hưởng tương tự với những gì đã được chỉ ra từ hai nghiên cứu trước.


Với nghiên cứu thứ 4 và thứ 5, các nhà nghiên cứu hi vọng rằng sẽ tìm ra ý tưởng về động lực và trở ngại sinh ra khi một người đang theo đuổi đam mê của họ. Các nhà nghiên cứu khảo sát về thái độ cố hữu và phát triển trên một nhóm học sinh khác, và một khoảng thời gian sau hỏi những người trả lời các câu hỏi mở về việc theo đuổi đam mê. Các câu hỏi bao gồm “Một khi ai đó tìm thấy đam mê, điều gì sẽ xảy ra với động lực đi kiếm tìm đam mê của họ? Liệu họ sẽ có động lực vô hạn? Và liệu họ có ngừng trì hoãn?”


Những người tin vào sự bất biến của sở thích khi trả lời khảo sát có xu hướng nói rằng đam mê cho họ một động lực vô biên và những trở ngại là rất nhỏ khi so sánh với những người tin rằng sở thích sẽ lớn lên và thay đổi theo thời gian.


Thử nghiệm cuối cùng của O’Keefe và cộng sự là làm lại các thử thách của việc theo đuổi đam mê, sở thích trong một phạm vi nhỏ. Những người tham gia thử nghiệm này sẽ đọc 1 trong 2 bài viết: một cho rằng sở thích, thú vui là bất biến và cái còn lại cho rằng sở thích, thú vui rất linh hoạt và cần được trau dồi thường xuyên. Sau đó, những người tham gia xem một video giới thiệu các thuyết về Hố đen của nhà vật lý học Stephen Hawking theo một cách thú vị và dễ tiếp cận. Kế tiếp những ai cảm thấy hứng thú đặc biệt cao với thuyết này sẽ được đọc một bản lý thuyết có cùng chủ đề nhưng khó tiếp cận hơn. Những người có tư duy cố hữu sau khi đọc bản lý thuyết sẽ giảm mức độ hứng thú của họ với thuyết này so với những người có tư duy phát triển. Khoảng cách lớn nhất là giữa những người cảm thấy bài viết này khó hiểu.


Chưa thể nói được nếu thay đổi tư duy sẽ dẫn đến những ảnh hưởng dài hạn hay vĩnh viễn. Nếu nghiên cứu trong tương lai có thể đưa ra các kết quả hỗ trợ tích cực, thì, các nhà diễn thuyết nên đi tìm một cụm khác để thay thế cho ‘đi tìm đam mê’.


Biên dịch: Oliver

Nguồn ảnh: Google Hình ảnh

Biên tập: Dan

Link: https://www.psychologicalscience.org/news/minds-business/do-you-discover-your-passion-or-cultivate-it.html

BẢN THẢO
Bài viết liên quan