Bàn về nhân cách (Phần 1. Freud và Tâm động học)

Sigmund Freud là người đầu tiên nghiên cứu và lý thuyết hóa hoạt động của tâm trí vô thức một cách có hệ thống theo cách mà chúng ta có thể kết hợp với tâm lý học hiện đại.

Phần 1. Freud và Tâm động học


Sigmund Freud (1856–1939) có lẽ là nhà lý thuyết tâm lý gây tranh cãi và gây hiểu lầm nhiều nhất. Khi đọc lý thuyết của Freud, điều quan trọng cần nhớ là ông vốn dĩ là một bác sĩ y khoa, không phải một nhà tâm lý học. Không có cái gì gọi là bằng cấp về tâm lý học vào thời điểm ông được học, điều này có thể giúp chúng ta hiểu một số tranh cãi về lý thuyết của ông ngày nay. Tuy nhiên, Freud là người đầu tiên nghiên cứu và lý thuyết hóa hoạt động của tâm trí vô thức một cách có hệ thống theo cách mà chúng ta có thể kết hợp với tâm lý học hiện đại.


Trong những năm đầu của sự nghiệp, Freud đã làm việc với Josef Breuer, một bác sĩ người Vienna. Trong thời gian này, Freud bị hấp dẫn bởi câu chuyện về một trong những bệnh nhân của Breuer, Bertha Pappenheim, người được gọi bằng bút danh Anna O. (Launer, 2005). Anna O. đã chăm sóc cho người cha sắp qua đời của mình và cô bắt đầu có các triệu chứng như liệt một phần, đau đầu, mờ mắt, mất trí nhớ và ảo giác (Launer, 2005). Vào thời của Freud, những triệu chứng này thường được gọi là chứng cuồng loạn [hysteria]. Anna O. D. đã quay lại Breuer để được giúp đỡ. Ông đã dành 2 năm (1880 – 1882) để điều trị cho Anna O. và phát hiện ra rằng việc cho phép cô ấy kể về những trải nghiệm của mình dường như giúp giảm bớt các triệu chứng của cô ấy. Anna O. gọi phương pháp điều trị của mình là “phương pháp chữa bệnh qua nói chuyện” (Launer, 2005). Bất chấp thực tế là Freud chưa bao giờ gặp Anna O., câu chuyện của cô là nền tảng cho cuốn sách năm 1895, Nghiên cứu về chứng cuồng loạn, mà ông là đồng tác giả của Breuer. Dựa trên mô tả của Breuer về việc điều trị cho Anna O., Freud kết luận rằng chứng cuồng loạn là kết quả của việc lạm dụng tình dục thời thơ ấu và những trải nghiệm đau thương này đã bị che giấu khỏi ý thức. Breuer không đồng ý với Freud, điều này sớm kết thúc sự hợp tác giữa hai người. Tuy nhiên, Freud vẫn tiếp tục làm việc để cải tiến liệu pháp trò chuyện và xây dựng lý thuyết của mình về nhân cách.


Bậc của ý thức


Để giải thích khái niệm trải nghiệm có ý thức và vô thức, Freud đã so sánh tâm lý với một tảng băng (Hình 1). Ông nói rằng chỉ khoảng một phần mười chúng ta nhận diện có ý thức về tâm lý của mình, và phần còn lại vô thức. Vô thức của chúng ta đề cập đến hoạt động tâm lý mà chúng ta không nhận diện và không thể tiếp cận được (Freud, 1923). Theo Freud, những thôi thúc và mong muốn được coi là không chấp nhận, nó được giữ trong vô thức của chúng ta thông qua một quá trình được gọi là kìm nén. Ví dụ: đôi khi chúng ta nói những điều mà chúng ta không định nói bằng cách vô tình thay thế một từ khác cho từ mà chúng ta muốn nói. Bạn có thể đã nghe nói về hình ảnh trượt ngã [Freudian slip], thuật ngữ được sử dụng để mô tả điều này. Freud cho rằng lỡ lời là biểu hiện của những thôi thôi thúc tính dục hoặc hung hăng, mà nó vô tình thoát ra khỏi vô thức của chúng ta mà chúng ta không kiểm soát hoặc không hiểu tại sao mình lại lỡ lời như vậy. Những lỗi diễn đạt như thế này khá phổ biến. Nếu xem xét chúng như là sự phản ánh của những ham muốn vô thức, các nhà ngôn ngữ học ngày nay đã phát hiện ra rằng lỡ lời có xu hướng xảy ra khi chúng ta mệt mỏi, lo lắng hoặc không ở mức độ hoạt động nhận thức tối ưu (Motley, 2002).


Theo Freud, nhân cách của chúng ta phát triển từ sự xung đột giữa hai lực lượng: những động lực hiếu chiến và khoái cảm tính dục của chúng ta so với sự kiểm soát bên trong (xã hội hóa) của mình đối với những động lực này. Nhân cách của chúng ta là kết quả của những nỗ lực để cân bằng hai lực lượng lúc nào cũng đấu tranh này này. Freud gợi ý rằng chúng ta có thể hiểu điều này bằng cách tưởng tượng ra ba hệ thống tương tác trong tâm lý. Ông gọi chúng là id (cái ấy), ego (cái tôi), và superego (cái siêu tôi) (Hình 2).

Cái ấy vô thức chứa các động lực hoặc thúc đẩy nguyên thủy nhất của chúng ta và có mặt từ khi mới sinh ra. Nó dẫn đến các xung động cho cảm giác đói, khát và tình dục. Freud tin rằng bản năng hoạt động dựa trên cái mà ông gọi là “nguyên tắc khoái cảm”, trong đó cái ấy tìm kiếm sự hài lòng ngay lập tức. Thông qua tương tác xã hội với cha mẹ và những người khác trong môi trường của trẻ, cái tôi và cái siêu tôi phát triển để giúp kiểm soát cái ấy. Cái siêu tôi phát triển khi một đứa trẻ tương tác với những người khác, học các quy tắc xã hội về đúng và sai. Cái siêu tôi hoạt động như lương tâm của chúng ta; nó là la bàn đạo đức của chúng ta cho chúng ta biết nên cư xử như thế nào. Nó phấn đấu cho sự hoàn hảo và phán xét hành vi của chúng ta, dẫn đến cảm giác tự hào hoặc khi chúng ta không đạt được lý tưởng thì nó sẽ gây ra cảm giác tội lỗi. Trái ngược với cái ấy, cái siêu tôi dựa trên các quy tắc thì cái tôi là phần lý tính của nhân cách. Đó là điều Freud coi là “chính mình” và đó là một phần nhân cách của chúng ta được người khác nhìn nhận. Công việc của nó là cân bằng nhu cầu của cái ấy và cái siêu tôi trong bối cảnh thực tế; do đó, nó hoạt động dựa trên cái mà Freud gọi là “nguyên lý thực tại”. Cái tôi giúp cái ấy thỏa mãn mong muốn của mình một cách thực tế.


Cái ấy và cái siêu tôi luôn xung đột, vì cái ấy muốn thỏa mãn tức thì bất kể hậu quả ra sao, nhưng cái siêu tôi nói với chúng ta rằng chúng ta phải cư xử theo những cách được xã hội chấp nhận. Vì vậy, công việc của cái tôi là tìm ra điểm trung gian. Nó giúp thỏa mãn mong muốn của bản năng một cách hợp lý mà sẽ không dẫn chúng ta đến cảm giác tội lỗi. Theo Freud, một người có cái tôi mạnh mẽ, có thể cân bằng giữa nhu cầu của cái ấy và cái siêu tôi, có một nhân cách lành mạnh. Freud cho rằng sự mất cân bằng trong hệ thống có thể dẫn đến chứng loạn thần kinh [neurosis] (xu hướng trải qua cảm xúc tiêu cực), rối loạn lo âu hoặc hành vi không lành mạnh. Ví dụ, một người bị chi phối bởi lý trí của họ có thể tự ái và bốc đồng. Một người vượt trội về mặt cái siêu tôi có thể bị kiểm soát bởi cảm giác tội lỗi và từ chối ngay cả những thú vui được xã hội chấp nhận; ngược lại, nếu cái siêu tôi yếu hoặc không có, một người có thể trở thành một phản xã hội [psychopath]. Cái siêu tôi quá mức có thể xuất hiện ở một cá nhân bị kiểm soát quá mức, người có lý trí nắm bắt thực tế mạnh đến mức họ không nhận thức được nhu cầu cảm xúc của mình, hoặc ở một người thần kinh quá mức phòng thủ (lạm dụng cơ chế bảo vệ của cái tôi).


Cơ chế phòng vệ


Freud tin rằng cảm giác lo âu là kết quả của việc cái tôi không có khả năng làm trung gian hòa giải xung đột giữa cái ấy và cái siêu tôi. Khi điều này xảy ra, Freud tin rằng cái tôi tìm cách khôi phục sự cân bằng thông qua các biện pháp bảo vệ khác nhau được gọi là cơ chế phòng vệ (Hình 3). Trong một số trường hợp, cảm giác hoặc khao khát nhất định gây ra lo lắng cho cá nhân, thì cá nhân đó muốn giảm bớt lo lắng đó. Để làm được điều đó, trong vô thức, chúng ta sử dụng những cơ chế phòng vệ, hành vi bảo vệ vô thức nhằm mục đích giảm lo lắng. Cái tôi, thường là có ý thức, sử dụng những nỗ lực vô thức để bảo vệ cái tôi khỏi bị lo lắng lấn át. Khi chúng ta sử dụng các cơ chế phòng vệ, chúng ta không biết rằng chúng ta đang sử dụng chúng. Hơn nữa, chúng hoạt động theo nhiều cách khác nhau làm sai lệch thực tế. Theo Freud, tất cả chúng ta đều sử dụng cơ chế phòng vệ.


Trong khi mọi người đều sử dụng các cơ chế phòng vệ, Freud tin rằng việc lạm dụng chúng có thể gây ra vấn đề. Ví dụ: giả sử Đạt là một cầu thủ bóng đá ở trường trung học. Trong sâu thẳm, Đạt cảm thấy bị thu hút bởi những người đàn ông. Niềm tin có ý thức của anh ấy là đồng tính là vô đạo đức và nếu anh ấy là người đồng tính, gia đình anh ấy sẽ xé tên anh trong sổ hộ khẩu và anh ấy sẽ bị tẩy chay, trêu chọc bởi những người bạn của mình. Do đó, có một xung đột giữa niềm tin có ý thức của anh ta (đồng tính là sai và sẽ bị tẩy chay) và sự thôi thúc vô thức của anh ta (sự hấp dẫn đối với nam giới). Ý nghĩ rằng anh ấy có thể là người đồng tính khiến Đạt có cảm giác lo lắng. Làm thế nào anh ta có thể giảm bớt lo lắng của mình? Đạt có thể thấy mình hành động rất “đàn ông”, pha trò cười với một bạn học đồng tính. Bằng cách này, những thôi thúc vô thức của Đạt càng bị nhấn chìm.


Có một số loại cơ chế phòng vệ khác nhau. Ví dụ, khi kìm nén, những ký ức hay những điều gây lo âu từ ý thức bị chặn lại. Tương tự, giả sử xe của bạn phát ra tiếng động lạ, nhưng vì không có tiền sửa nên bạn chỉ cần vặn radio lên để không còn nghe thấy tiếng động lạ nữa. Cuối cùng bạn quên nó đi. Tương tự, trong tâm lý con người, nếu một ký ức quá áp đảo khó giải quyết, nó có thể bị kìm nén và loại bỏ khỏi nhận thức có ý thức (Freud, 1920). Trí nhớ bị kìm nén này có thể gây ra các triệu chứng ở các vùng chức năng khác nhau của cơ thể.


Một cơ chế phòng vệ khác là hình thành phản ứng [reaction formation], đó là việc ai đó thể hiện cảm xúc, suy nghĩ và hành vi trái ngược với khuynh hướng của mình. Trong ví dụ trên, Đạt đã chế giễu một người đồng tính nam trong khi bản thân bị thu hút bởi nam giới. Còn khi thoái lui [regression], một cá nhân có thể hành động như lúc mình còn trẻ (con) so với tuổi hiện tại của họ. Ví dụ, một đứa trẻ bốn tuổi không hài lòng với sự xuất hiện của người em mới sinh có thể hành động như một đứa trẻ vẫn đang bú sữa mẹ và uống hết sữa trong bình. Trong phóng chiếu, một người từ chối thừa nhận những cảm xúc vô thức của chính mình và thay vào đó nhìn thấy những cảm xúc ấy (mà họ từ chối) nơi người khác. Các cơ chế phòng vệ khác bao gồm hợp lý hóa [rationalization], chuyển dịch [displacement] và thăng hoa [sublimation].


Các giai đoạn phát triển tâm lý tính dục


Freud tin rằng nhân cách phát triển trong thời thơ ấu: Trải nghiệm thời thơ ấu hình thành tính cách cũng như hành vi của chúng ta khi trưởng thành. Ông khẳng định rằng chúng ta phát triển qua một loạt các giai đoạn trong thời thơ ấu. Mỗi người chúng ta đều phải trải qua những giai đoạn thơ ấu này, và nếu chúng ta không được nuôi dưỡng và dạy dỗ đúng cách trong một giai đoạn, chúng ta sẽ bị mắc kẹt hoặc cố định (cắm chốt) [fixed] trong giai đoạn đó, ngay cả khi trưởng thành.


Trong mỗi giai đoạn phát triển của cái được gọi là tâm lý tính dục [psychosexual], sự thôi thúc tìm kiếm khoái lạc của đứa trẻ đến từ cái ấy, tập trung vào mỗi vùng khác nhau trên cơ thể, được gọi là khu vực sinh dục. Các giai đoạn lần lượt là môi miệng [oral], hậu môn [anal], tình dục [phallic] tượng trưng, tiềm ẩn [latency] và phát dục [genital ] (Bảng 1).



Để hiểu nguồn gốc của lý thuyết, sẽ rất hữu ích nếu bạn hiểu rõ về những ảnh hưởng chính trị, xã hội và văn hóa của ngày Freud ở Vienna vào đầu thế kỷ 20. Trong thời đại này, bầu không khí đàn áp tình dục, kết hợp với sự hiểu biết và giáo dục hạn chế về tình dục của con người, đã ảnh hưởng nặng nề đến quan điểm của Freud. Freud cho rằng tình dục là một chủ đề cấm kỵ và các trạng thái cảm xúc tiêu cực (loạn thần kinh [neuroses]) bắt nguồn từ việc ức chế các ham muốn tình dục và hung hăng vô thức. Đối với Freud, những hồi ức và diễn giải của chính ông về trải nghiệm và giấc mơ của bệnh nhân là bằng chứng đầy đủ cho thấy các giai đoạn tâm lý tính dục là những sự kiện phổ biến trong thời thơ ấu.


  • Giai đoạn môi miệng:


Trong giai đoạn miệng (sơ sinh 1 tuổi), khoái cảm tập trung vào miệng. Ăn uống và cảm giác thích thú khi bú (núm vú, núm vú giả và ngón tay cái) đóng một vai trò quan trọng trong năm đầu đời của trẻ. Vào khoảng 1 tuổi, trẻ được cai sữa bằng bình sữa hoặc vú mẹ và quá trình này có thể tạo ra xung đột nếu người chăm sóc không xử lý đúng cách. Theo Freud, một người trưởng thành hút thuốc, uống rượu, ăn uống quá độ hoặc cắn móng tay của cô ấy được cố định trong giai đoạn phát triển tâm lý tính dục của cô bằng miệng; cô ấy có thể đã cai sữa quá sớm hoặc quá muộn, dẫn đến những khuynh hướng cố định này, tất cả đều tìm cách giảm bớt lo âu.


  • Giai đoạn hậu môn:


Sau khi vượt qua giai đoạn miệng, trẻ em bước vào giai đoạn mà Freud gọi là giai đoạn hậu môn (1 – 3 tuổi). Trong giai đoạn này, trẻ cảm thấy thích thú khi đi tè, do đó, mâu thuẫn trong giai đoạn này chính là việc tập đi vệ sinh. Trong giai đoạn phát triển này, trẻ được học cách và làm chủ trong việc kiểm soát bản thân. Freud cho rằng thành công ở giai đoạn hậu môn phụ thuộc vào cách cha mẹ xử lý việc rèn luyện cách đi vệ sinh đúng đắn cho trẻ. Cha mẹ khen ngợi và khen thưởng sẽ khuyến khích kết quả tích cực và có thể giúp trẻ cảm thấy có năng lực. Nếu cha mẹ quá khắt khe trong việc huấn luyện đi vệ sinh có thể khiến trẻ trở nên sợ bẩn đến mức kiểm soát quá mức và trở nên cố định ở giai đoạn hậu môn, dẫn đến sự phát triển nhân cách theo hướng quan trọng hóa sự cẩn thận và ngăn nắp. Nhân cách khu trú hậu môn [anal-retentive] này thì keo kiệt và bướng bỉnh, có nhu cầu bắt buộc về trật tự và sự ngăn nắp, và có thể được coi là một người cầu toàn. Nếu cha mẹ quá khoan dung hay dễ dãi trong việc rèn luyện việc đi vệ sinh, trẻ có thể không phát triển đủ khả năng tự chủ, trở nên cố định ở giai đoạn này và phát triển tính nhân cách hậu môn xâm lấn [anal-expulsive]. Nhân cách này thì hay lộn xộn, bất cẩn, vô tổ chức và dễ bộc phát cảm xúc.


  • Giai đoạn tình dục tượng trưng:


Giai đoạn phát triển tâm lý thứ ba của Freud là giai đoạn tình dục tượng trưng (3 – 6 tuổi), tương ứng với độ tuổi mà trẻ em nhận thức được cơ thể của mình và nhận ra sự khác biệt giữa con trai và con gái. Vùng nhạy kích thích tình dục trong giai đoạn này là bộ phận sinh dục. Xung đột nảy sinh khi đứa trẻ cảm thấy khao khát cha/mẹ khác giới, và ghen tị và thù hận với cha/mẹ cùng giới tính với nó. Đối với các cậu bé, đây được gọi phức cảm Oedipus, liên quan đến mong muốn của một cậu bé đối với mẹ của mình và sự thôi thúc của cậu bé được thay thế cha của mình, người được coi là đối thủ nhằm tìm kiếm được sự chú ý của người mẹ. Đồng thời, cậu bé sợ cha mình trừng phạt vì tình cảm của mình nên cậu ta trải qua nỗi lo bị thiến. Phức cảm Oedipus được giải quyết thành công khi cậu bé bắt đầu xác định với cha mình như một cách gián tiếp để có mẹ. Nếu không giải quyết được phức cảm Oedipus có thể dẫn đến việc định hình và phát triển nhân cách điều đó có thể được mô tả là viển vông và quá tham vọng. Những bé gái trải qua giai đoạn này với một phức cảm tương tự gọi là phức cảm Electra. Phức cảm Electra, trong khi thường được gán cho Freud, nhưng người thực sự được đề xuất này là Carl Jung (Jung & Kerenyi, 1963). Bé gái mong muốn sự chú ý của cha mình và muốn thay thế vị trí của mẹ mình. Jung cũng nói rằng các bé gái giận dữ với người mẹ vì không cung cấp cho họ dương vật, do đó có thuật ngữ ghen tị dương vật [penis envy]. Lúc đầu thì Freud nhiệt tình chấp nhận phức cảm Electra như một sự song song với phức cảm Oedipus, sau đó ông đã bác bỏ nó, nhưng nó vẫn là nền tảng của lý thuyết Freud, một phần nhờ vào các học giả trong lĩnh vực này (Freud, 1931/1968; Scott, 2005).


  • Giai đoạn tiềm tàng:


Tiếp theo là giai đoạn tiềm tàng (6 tuổi đến tuổi dậy thì). Quá trình phát triển này không được coi là một giai đoạn vì cảm xúc tính dục không hoạt động khi trẻ tập trung vào các mục tiêu khác, chẳng hạn như trường học, tình bạn, sở thích và thể thao. Trẻ em thường tham gia vào các hoạt động với các bạn cùng giới tính, điều này giúp củng cố nhận dạng giới của trẻ.


  • Giai đoạn phát dục:


Cuối cùng là giai đoạn phát dục (từ tuổi dậy thì trở đi). Trong giai đoạn này, có một sự đánh thức lại tính dục khi sự loạn luân thôi thúc nổi lên. Người trẻ chuyển hướng những lời thúc giục này đến những người bạn đời khác, được xã hội chấp nhận hơn (những người thường giống cha mẹ của chúng). Những người trong giai đoạn này có sở thích tính dục trưởng thành, đối với Freud có nghĩa là ham muốn mạnh mẽ đối với người khác giới. Những cá nhân hoàn thành tốt các giai đoạn trước, đạt đến giai đoạn sinh dục không có cố định, được cho là người trưởng thành cân đối, khỏe mạnh.


Mặc dù hầu hết các ý tưởng của Freud trong nghiên cứu hiện đại không được ủng hộ. Song chúng ta không thể đánh giá thấp những đóng góp mà Freud đã cung cấp cho lĩnh vực tâm lý học. Chính Freud đã chỉ ra rằng một phần lớn đời sống tâm lý của chúng ta bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm của thời thơ ấu và diễn ra bên ngoài nhận thức có ý thức và lý thuyết của ông đã mở đường cho những người khác.

Trong khi Freud tập trung vào các động lực sinh học đã dẫn đến việc ông nhấn mạnh tác động của các yếu tố văn hóa xã hội đối với sự phát triển nhân cách, những người theo ông nhanh chóng nhận ra rằng, nếu chỉ có các động lực sinh học không thể giải thích sự đa dạng mà họ gặp phải khi thực hành phân tâm đang lan rộng trong thời gian xảy ra thời điểm Đức Quốc xã đang thảm sát. Chủ nghĩa bài Do Thái thịnh hành trong thời kỳ này có thể đã khiến các nhà phân tâm học chính thống tập trung chủ yếu vào tính phổ quát của các cấu trúc của tâm lý.


Nguồn: https://nhapmontamly.com/tam-ly-nguoi/nhan-cach-ca-nhan/ban-ve-nhan-cach.html

BẢN THẢO
Bài viết liên quan