Bàn về tự do ngôn luận

Sự bảo vệ to lớn của lý tưởng tự do đặt ra câu hỏi: độc lập với cái gì và từ ai?

Người Mỹ xưa giờ vẫn luôn tự hào về nền dân chủ đậm chất “thương hiệu” bởi lý giải đây là mấu chốt tạo nên điểm đến trong mơ của bao người. Người Việt lại mỉa mai lối sống phóng khoáng vô phép tắc và cho rằng đó là lý do khiến Mỹ khốn đốn mãi trong đại dịch Covid-19. Phát sinh nhiều bất cập giữa hai tư tưởng cùng sự đổ bộ ồ ạt của thông tin sai lệch trên các kênh đại chúng, liệu rằng đâu mới là cách giải quyết ổn thỏa nhất ngay lúc này?


TỪ THẾ GIỚI ẢO BƯỚC VÀO ĐỜI THỰC


Tin tức giả giữa thời đại kỹ thuật số là hàng loạt đợt sóng ngầm phá huỷ trật tự vốn có của xã hội, tác động trực diện lên những giá trị có thực. Chẳng hạn như việc đeo khẩu trang vốn để ngăn chặn sự lây lan của vi rút, cuối cùng lại được một bộ phận tiếp nhận đồn đại là cuộc tấn công vào quyền tự do. Sự trượt nghĩa này dấy lên làn sóng dư luận vô cùng phẫn nộ ở phương Tây: các cuộc biểu tình, tranh cãi đến bất tận nhằm bãi bỏ khẩu trang.


Trước sự phổ biến của thông tin sai lệch về đại dịch coronavirus, Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng Giám đốc Tổ chức WHO cảnh báo rằng: Chúng ta không chỉ chiến đấu với “pandemic” (đại bệnh); chúng ta đang chiến đấu với một “infodemic” (đại dịch thông tin). Infodemic được định nghĩa là sự “nhiễu” thông tin, khiến xói mòn lòng tin và không thể đưa ra quyết định sáng suốt. Theo khảo sát của Viện Reuters (2020), 38% người nói rằng họ luôn tin tưởng vào hầu hết các tin tức - mức độ tin cậy thấp nhất trên toàn cầu nói chung từ trước đến nay. 


Những con số không biết nói dối và mạng xã hội với đặc trưng là tính tương tác cao, đã và đang dần thao túng thế giới từ vị trí căn bản là chiếc bàn phím và cú click chuột. 



DÂY THỪNG


Ở Tunisia, hai blogger chỉ trích phản ứng của chính phủ đối với COVID-19 đã bị bắt. Ở Mauritius, một phụ nữ đăng meme mỉa mai chống lại chính phủ đã bị bắt vì tung tin giả. Thoạt nhìn, cách chính phủ “gỡ rối” những phát sinh “khó nuốt” trông vô cùng chuyên nghiệp và triệt để. Tuy nhiên, điều này lại không được lòng công chúng với lý do “thái quá”. Được biết, ngay cả trước COVID-19, nhiều quốc gia châu Phi (Ethiopia, Ai Cập,...) đã sử dụng luật bôi nhọ và phỉ báng, đồng thời đóng cửa internet để hạn chế quyền tự do ngôn luận của công dân và giới truyền thông. 


Có thể thấy, sinh ra trong xã hội kiểu mẫu, “dây thừng” dường như trở thành một công cụ tất yếu cho sự phát triển trọn vẹn nhất, tránh để chệch hướng vào những ngõ cụt. Phương pháp này quả thực không sai nhưng xét về cốt lõi cũng chẳng đúng, chính xác hơn là không thích hợp bởi nó đang trói chân con người vào một lối đi thụ động. 


Biết là vậy, thay đổi không hẳn là điều gì đó dễ dàng.

-----



Theo báo cáo năm 2019, nhiều cá nhân, tổ chức quốc tế, báo chí nước ngoài và không ít trang web rêu rao rằng: “Việt Nam kiểm soát và bóp nghẹt quyền tự do internet”; Hà Nội “bắt bớ nhiều blogger”... Nhiều năm trước, một nhóm người tự nhận là "đại diện giới blogger Việt Nam" đã đưa ra "tuyên bố 258" với mong muốn áp dụng hình mẫu tự do ngôn luận kiểu phương Tây vào Việt Nam. Tuy nhiên, “báo của Bộ Công an Việt Nam đã đăng bài chỉ trích Tuyên bố 258 của các blogger.” (BBC, 2013).


CHIẾC ÁO VỪA VỚI MÌNH, CÓ KHI LẠI CHẬT VỚI NGƯỜI KHÁC



“Nếu báo chí là một lực lượng có tầm ảnh hưởng to lớn - và tôi nghĩ là như vậy, và nên như vậy - thì nó chắc chắn đáng được xem xét kỹ lưỡng.” (Alan Rusbridger - cựu tổng biên tập tờ The Guardian, 2018)


Nối gót theo tư bản, các quốc gia đều khẳng định rằng quyền tự do và độc lập của các phương tiện thông tin phải được bảo vệ bằng mọi giá. Dòng lập luận này đôi khi được đặt đúng chỗ. Nhưng vào những lúc khác, nó hoàn toàn mang tính thao túng và vô ích. Việc thường xuyên phê bình chân thực hoặc giám sát bị đánh đồng một cách phi lý với sự tấn công của các thế lực nham hiểm có ý định tổn hại nghiêm trọng.


KHI THẾ BỊ ĐỘNG TRỞ THÀNH NGƯỜI CHỦ ĐỘNG



Chưa biết tự do ngôn luận mang lại lợi hay hại, chỉ biết cuộc sống luôn hiện diện tốt xấu và đó là lẽ tất yếu. Ta không thể cứ mãi phô bày những đẹp đẽ, như vậy chẳng khác nào một hình thức xuyên tạc trá hình nhằm che khuất sự thật. Trái ngược với cách mà nó đã được thần thoại hóa, lời “vàng ngọc” không phải là một cây đũa thần.

—————


Tổng thống Trump gần đây đã phàn nàn rằng các tìm kiếm trên Google có thành kiến ​​với đảng Cộng hòa và phe bảo thủ. Nhiều người tin rằng chính phủ nên tích cực kiểm duyệt các nền tảng truyền thông xã hội để đạt được sự công bằng, cân bằng các giá trị khác.


Tuy nhiên, như phần nổi của tảng băng chìm, song song với việc kiểm soát chặt chẽ là rầm rộ vô vàn ứng dụng chuyên bán thông tin cá nhân, ví dụ nổi đình nổi đám gần đây ắt phải nhắc tới nghi vấn Tik Tok sử dụng dữ liệu khách hàng cho hàng loạt vụ trao đổi tăng doanh thu. (The Washington Post, 2020) Quả thật, tự do đắt lắm, sao có thể vì vài thành phần không đáng mà bán rẻ chứ. Tiên phong mang danh Hoa Kỳ với luật pháp hạn chế mạnh mẽ việc điều chỉnh lời nói trên internet, nhanh chóng hầu hết đều “say no” với sự can thiệp.


TỰ DO TRONG KHUÔN KHỔ 


Sự bảo vệ to lớn của lý tưởng tự do đặt ra câu hỏi: độc lập với cái gì và từ ai? 

—————


Nhân quyền về cơ bản, vô cùng quý giá đến mức bất kỳ sự "can thiệp" nào đều bị nhận định là sai lầm nghiêm trọng. Quan điểm đơn giản và ngây thơ này khiến tự do ngôn luận đóng vai trò như một liều thuốc, nếu sử dụng quá đà sẽ làm phản tác dụng.


Tự do ngôn luận tuyệt đối nhất thiết phải dẫn đến sự hạn chế ngôn luận. Do nếu ta không chừa chỗ cho một vài vùng cấm, sự tự do ngôn luận của toàn thể sẽ bị phá hủy trong vòng một nốt nhạc bởi một vài cá nhân lợi dụng chúng. Thực chất, dư luận có thể bị phê bình mà quyền của nó không bị xâm phạm. Thay vào đó, hãy nói về sự phù hợp. Hãy xem xét mức độ của sự tự do ở mỗi vùng đất liệu có phù hợp với con người, lịch sử, văn hóa của họ hay không.

-----

Tác giả: Cát Phương

Ảnh: Unplash

BẢN THẢO
Bài viết liên quan