Bí Mật Ẩn Sâu: Sự Thật Đằng Sau Hành Động Ngược Đãi Bản Thân (Self-Harm)

Phá bỏ những định kiến và khuôn mẫu liên quan đến hành động ngược đãi bản thân. Emma ngồi trong phòng tắm, khóa trái cửa với một lưỡi dao cạo trong tay, máu chảy dọc theo cánh tay nhỏ xuống …

Phá bỏ những định kiến và khuôn mẫu liên quan đến hành động ngược đãi bản thân.

Emma ngồi trong phòng tắm, khóa trái cửa với một lưỡi dao cạo trong tay, máu chảy dọc theo cánh tay nhỏ xuống sàn nhà. Nước mắt cô lăn dài trên má khi nhận ra mình cần ai đó giúp đỡ, nhưng cô lại sợ nói ra điều đó. Mọi người sẽ nghĩ gì về cô? Liệu họ có nghĩ cô bị điên? Họ có nghĩ cô chỉ đang cố tình gây sự chú ý? Hay tồi tệ hơn nữa, liệu họ có nghĩ cô là một kẻ dị hợm? Mọi người sẽ nói gì về cô? Chính những suy nghĩ ấy đã ngăn cản Emma cầu xin sự giúp đỡ. Emma gạt đi nước mắt, lau mũi và khoác lên mình chiếc áo len có mũ trùm đầu ngoại cỡ của mình. Cô ấy cẩn thận cất giấu con dao vào vị trí của nó. Với lấy tay nắm cửa, Emma chỉnh trang lại bản thân và đi ra khỏi phòng tắm một cách bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra.

Theo như số liệu thống kê được, cứ 1 trên 12 thanh thiếu niên, phần lớn là con gái, tự làm tổn thương bản thân và 10%  những cô gái đó vẫn cố tình tự làm bản thân bị thương cho đến gần độ tuổi trưởng thành. Rất nhiều trong số những thanh thiếu niên này cần tới sự giúp đỡ từ người khác tuy nhiên lại e sợ khi phải nói ra. Một lý do có thể giải thích cho sự miễn cưỡng này đó chính là những định kiến của xã hội về hành vi ngược đãi bản thân cũng như về sức khỏe tâm lý.

Định kiến/ Khuôn mẫu xã hội về sức khỏe tâm lý:

Trong xã hội có rất nhiều những định kiến và khuôn mẫu về vấn đề sức khỏe tâm thần. Phần lớn những khuôn mẫu đề ra được cho là do thiếu sự thấu hiểu. Mọi người thường lo ngại về những gì mà họ cảm thấy không chắc chắn hoặc không hiểu, không biết. Thật không may, thiếu đi sự thấu hiểu và kiến thức có thể dẫn đến những định kiến và khuôn mẫu về người khác, và chính những điều đó có thể gây tổn thương và thậm chí ngăn cản những con người đang gặp khó khăn tìm kiếm sự giúp đỡ. Những khuôn mẫu được đặt ra trong xã hội có thể dẫn đến nguy cơ về phân biệt đối xử, quấy rối và thiếu tự tin vào bản thân.

Dưới góc độ lâm sàng, nếu như một người đã từng tự làm đau bản thân làm việc chung với một chuyên gia tư vấn, thì anh/cô ấy có thể hỗ trợ trong việc giúp đỡ các thân chủ đối mặt với những định kiến xã hội có liên quan tới bệnh tâm lý và giải quyết những định kiến này. Điều cuối cùng mà một bệnh nhân cần phải lo lắng chính là ánh mắt mà mọi người nhìn họ sẽ ra sao, đặc biệt khi họ đang phải đối mặt với một căn bệnh tâm lý nào đó. Tư vấn cho các gia đình cũng có thể được thực hiện để giúp đỡ những thành viên trong gia đình bệnh nhân hiểu rõ hơn về hành động ngược đãi bản thân.

Cần tới sự giúp đỡ về sức khỏe tâm thần chẳng có gì sai trái trái cả. Trên thực tế, sẽ càng nhiều người có lợi từ việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ những chuyên gia về sức khỏe tâm lý. Phải chăng, nếu như những định kiến này không tồn tại, sẽ có nhiều người sẵn sàng chấp nhận và tìm kiếm sự giúp đỡ mà họ cần.  

Ngược đãi bản thân không phải là một phần của tuổi mới lớn:

Những năm tháng dậy thì thường được miêu tả với cụm từ hỗn loạn. Các chàng trai cô gái mới lớn điển hình thường rất đa sầu đa cảm, dễ cáu kỉnh, kịch tính quá mức, luôn muốn tìm tòi cái mới, v.v.. Rất khó để khiến cho nhiều người tin rằng cuộc sống của thiếu niên có thể tồi tệ đến nỗi chúng muốn tự kết liễu cuộc đời mình hay tin rằng chúng có rất nhiều những rối loạn nội tâm buộc chúng phải có những hành động tự bản thân bị thương. Mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn khi ta coi những vấn đề về sức khỏe tâm thần là một phần trong cuộc sống của lứa tuổi mới lớn. Thật không may là những quan điểm sai lầm này lại chỉ giúp kiểm chứng những định kiến về bệnh tâm lý.

Sự thực là thiếu niên luôn phải đối mặt với vô vàn những căng thẳng và áp lực. Từ việc học tập cho đến cuộc sống ngoài xã hội của chúng, nhiều thiếu niên phải đối mặt với nhiều chuyển tiếp khó khăn trong cuộc sống. Và tất nhiên, để hoàn thiện các quá trình chuyển tiếp này, chúng phải trải qua giai đoạn dậy thì. Lứa tuổi mới lớn này không phải dễ dàng với chính bản thân họ và cha mẹ của họ. Đối với tuổi mới lớn, việc có một môi trường phù hợp để thể hiện cảm xúc và những mối quan tâm của chúng là vô cùng quan trọng. Có thể việc tồi tệ nhất mà chúng ta làm đó là coi như không có chuyện gì xảy ra trong khi con trẻ của mình thực sự có vấn đề. Tâm lý và cảm giác hạnh phúc của tuổi mới lớn rất quan trọng và nó nên được xem xét một cách thật sự nghiêm túc.

Nhận biết những dấu hiệu cảnh báo:

  • Có nhiều vết cắt hoặc vết bỏng trên cổ tay, cánh tay, chân, lưng, hông hoặc bụng
  • Mặc quần áo rộng thùng thình (ví dụ: áo nỉ có mũ trùm hay áo dài tay trong những ngày nóng để che giấu những vết thương) 
  • Luôn viện lý do cho những vết cắt, dấu ấn hay vết thương trên cơ thể mình
  • Tìm thấy dao cạo, kéo, bật lửa hay dao ở những chỗ lạ (ví dụ: trong ngăn kéo tủ hoặc dưới gầm giường)
  • Tự khóa mình lâu ở trong phòng hoặc phòng tắm
  • Tự cô lập bản thân và xa lánh xã hội

Nếu như bạn có ý định ngược đãi bản thân:

y luôn nhớ rằng mọi người quan tâm đến bạn và bạn không hề cô độc. Luôn có những người và những chuyên gia có thể giúp bạn học hỏi liên tục những cách đối phó để bạn không phải buộc mình phải làm đau bản thân. Hãy mở lời với họ và tìm kiếm sự giúp đỡ.

Nếu bạn biết ai đó đang ngược đãi bản thân:

Ngược đãi bản thân chính là lời kêu cứu giúp đỡ. Những người làm đau bản thân có thể sẽ cảm thấy bản thân không có môi trường an toàn và phù hợp để bộc lộ những cơn đau về cảm xúc và phải đối mặt với lo âu phiền muộn. Họ không làm vậy để gây chú ý, họ làm vậy là để thoát ra khỏi những cuộc đấu tranh trong chính cuộc sống hàng ngày của họ. Nếu như bạn biết ai đó có liên quan đến những hành vi tự làm đau bản thân, hay đưa cánh tay ra với họ. Hãy cho họ biết rằng bạn có quan tâm đến họ bằng cách giúp đỡ khi họ cần bạn nhất.

Dịch: Nhật Hà

Biên tập: Hương

Minh họa: Ngọc Anh

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/blog/teen-angst/201210/deep-secrets-the-truth-behind-self-harm

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan