Cách để có những cuộc nói chuyện ý nghĩa (có ví dụ đi kèm)

“Làm thế nào để tôi có những cuộc nói chuyện thật sự sâu sắc với những người bạn của mình? Tôi cảm thấy giống như tôi luôn bị mắc kẹt trong những cuộc nói chuyện bình thường mà không có gì đáng để suy ngẫm.”


Như tiêu đề đã đề cập đến, tôi sẽ đưa ra những cách để bắt đầu và duy trì những cuộc trò chuyện sâu sắc, khiến mọi người cảm thấy có ý nghĩa hơn là những cuộc tán gẫu tầm phào.


1. Bắt đầu với những câu chuyện nhỏ như thường ngày và dần dần nói sâu hơn về những vấn đề đó


Bạn có thể vừa bắt gặp trên mạng một danh sách ghi là “Những cách bắt đầu một cuộc trò chuyện sâu sắc”, nhưng giả sử, khi bạn bất ngờ có một cuộc trò chuyện mà bạn thật sự rất muốn nó trở nên ấn tượng, bạn sẽ bị rơi vào trạng thái căng thẳng khi không biết phải làm gì cả. Chính những lúc như vậy, những câu chuyện bình thường sẽ giống như một màn khởi động xã giao, sẵn sàng cho những cuộc bàn luận sâu hơn. 

Tạo nên sự chuyển đổi từ những câu chuyện nhỏ nhắn đời thường sang những vấn đề có chiều sâu một cách tự nhiên nhất bằng những câu hỏi và những câu bình luận có ý nghĩa. Ví dụ, hầu hết mọi người đều cảm thấy rất tự nhiên để chia sẻ suy nghĩ cá nhân sau màn dạo đầu của những câu chuyện bên lề và nói về những chủ đề lớn hơn sau vài buổi gặp mặt. 


2. Hãy chọn địa điểm gặp mặt tạo cảm giác thư giãn và gần gũi


Nếu bạn muốn có một cuộc nói chuyện ấn tượng với đối phương, hãy tránh những nơi ồn ào và náo nhiệt, hay những khi bạn đang có một buổi hoạt động nhóm. Trong những tình huống đó, mọi người thường bị thu hút bởi những thú vui bên ngoài hơn là dành tâm trí cho những điều gì đó sâu sắc và cần sự tập trung cao. 


Những buổi nói chuyện thân mật thường diễn ra tốt nhất trong nhóm bạn nhỏ, những người mà thực sự cảm thấy thoải mái với nhau. Mỗi người cần có những tâm trạng thích hợp để sẵn sàng nói chuyện với nhau một cách có ý nghĩa, nếu không cuộc nói chuyện sẽ nhanh chóng đi vào ngõ cụt. 


3. Nhắc đến một đề tài thú vị mà bạn thích


Hãy nhắc đến một chủ đề nói chuyện sâu sắc liên quan đến bất kỳ thứ gì bạn đang nói.

Ví dụ:

  • Khi bạn nói về sự nghiệp: Vâng, Tôi nghĩ là mục tiêu cuối cùng là tìm được thứ gì đó có ý nghĩa với mỗi người. Điều gì có ý nghĩa đối với bạn?
  • Khi nói chuyện về thời tiết: Tôi nghĩ khi thời tiết thay đổi liên tục, điều đó thực sự giúp tôi nhớ về những kỷ niệm đã trôi qua, thậm chí, tôi còn thích những ngày tồi tệ nhất trong năm. Còn bạn, sự thay đổi trong cuộc sống đối với bạn có quan trọng không?
  • Khi nói về truyền thông xã hội: Tôi tự hỏi là liệu những ứng dụng truyền thông mang đến cho xã hội những ưu đãi hay nó chỉ tạo ra những vấn đề mới. Bạn nghĩ sao về việc này?
  • Khi nói chuyện về máy tính và công nghệ thông tin: Nhân tiện, tôi đã đọc về một lý thuyết nói về việc rất có thể chúng ta đang sống trong một thế giới được mô phỏng bởi máy tính. Bạn có bao giờ nghĩ về vấn đề này không?
  • Khi nói về mùa xuân: Nói đến mùa xuân và cách mà mọi thứ dần dần phát triển, tôi đã xem một bộ phim tài liệu về cách mà thực vật liên lạc với những tín hiệu bên ngoài thông qua hệ thống rễ của chúng. Thật sự rất thú vị, qua những bộ phim như vậy chúng ta mới biết rằng chúng ta biết quá ít về trái đất.


Nếu bạn có những phản ứng tích cực từ đối phương, bạn có thể đào sâu hơn vào chủ đề đó. Nếu không, hãy thử lại lần nữa vào lúc sau. Điều này sẽ cần một chút cố gắng để tìm ra chủ đề mà cả hai bạn đều thích. 


4. Tìm những người cùng chí hướng


Buồn thay, có nhiều người không thích những cuộc nói chuyện có chiều sâu, và những người khác, đơn giản có thể là họ không biết cách để có một cuộc nói chuyện ấn tượng. 


Lúc này, việc tìm kiếm những người có cùng sở thích hoặc mối quan tâm với bạn có thể trở nên hữu ích. Cố gắng tìm kiếm những buổi gặp mặt thường xuyên ở địa phương hoặc lớp học, đây là cơ hội tốt để bạn tìm ra những người có thể sẽ thích nói về những điều mà bạn cảm thấy hứng thú. 


5. Hỏi câu hỏi cá nhân về chủ đề đó


Hỏi điều gì đó nhẹ nhàng mang tính cá nhân về chủ đề có thể làm cho cuộc trò chuyện trở nên thú vị và gây ấn tượng hơn, điều này cũng sẽ khiến mọi thứ tự nhiên hơn khi các bạn bắt đầu tìm hiểu về nhau vào phần sau của cuộc nói chuyện. 


Đây là những câu hỏi ví dụ nếu bạn đang mắc kẹt rất lâu trong cuộc nói chuyện phiếm mà không biết đi sâu vào chủ đề như thế nào:

  • Nếu bạn đang bí khi nói về khó khăn khi tìm kiếm một căn hộ ngày nay, hãy hỏi nơi họ muốn sống nhất khi tiền bạc không phải là vấn đề lớn đối với họ, và tại sao. 
  • Nếu bạn không biết phải chuyển hướng như thế nào khi nói về những vấn đề trong xã hội, hãy hỏi họ rằng liệu họ có ước mơ được sống ở một nơi nào khác không, và lý do cho ước mơ đó là gì. 
  • Nếu các bạn đang nói về công việc, hãy hỏi họ muốn làm gì nếu họ có cơ hội để khởi nghiệp, và tại sao.
  • Nếu bạn đang nói về việc thời gian trôi quá là nhanh, hỏi xem họ nghĩ thế nào về sự thay đổi của bản thân qua bao nhiêu năm, và điều gì khiến họ thay đổi đến vậy.


6. Chia sẻ chút gì đó về chính bản thân bạn


Bất cứ khi nào bạn hỏi những câu hỏi có chiều sâu hoặc mang tính cá nhân, hãy chia sẻ một chút về bạn. Nếu bạn hỏi một loạt câu hỏi mà ngược lại, bạn không nói bất kỳ thứ gì về bản thân, người con lại sẽ cảm thấy như là bạn đang cố gắng chất vấn họ. 

Tuy nhiên, đôi lúc đừng cắt ngang người khác khi họ đang nói chỉ vì bạn muốn đóng góp vào cuộc trò chuyện. Đôi lúc bạn nên để người đó nói hết những điều họ muốn nói, dù đó là những câu chuyện dài. 


Cố gắng giữ cuộc trò chuyện cân bằng, để bạn và đối phương có thể chia sẻ một lượng thông tin tương đối bằng nhau.


  • Ví dụ, nếu ai đó đề cập ngắn gọn tới việc họ nghĩ thế nào về công việc của họ, bạn cũng có thể nói tương tự như vậy. 


Lúc đó, bạn sẽ tránh được việc chia sẻ quá nhiều. Khi bạn chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân với người khác sẽ khiến họ cảm thấy không thoải mái và có thể khiến cuộc trò chuyện trở nên kì lạ. Nếu bạn không chắc liệu bạn có đang chia sẻ quá nhiều hay không, hãy tự hỏi “Điều này có phù hợp với cuộc trò chuyện hay không? Liệu nó có giúp tạo mối liên kết giữa mình và bạn ấy hay không?”


7. Hỏi những câu hỏi thêm


Những câu hỏi được hỏi thêm có thể chuyển những chủ đề bình thường, thậm chí có phần tẻ nhạt sang thành những câu chuyện được khai thác sâu và có ý nghĩa hơn. Trong lúc hỏi những câu hỏi thêm, bạn có thể chia sẻ một số điều về bản thân bạn. 


Thỉnh thoảng, những câu hỏi này cần một số sự trao đổi trước khi bạn và người kia thực sự cảm thấy thoải mái để chia sẻ những suy nghĩ và ý kiến với nhau.


Ví dụ, đây là một đoạn nói chuyện mà tôi và một người nào đó nói với nhau trong suốt một đêm:

Tôi: Lý do gì khiến bạn nghĩ đến việc bạn muốn trở thành một kỹ sư? 

Anh ấy: Đây là một công việc mang lại nhiều cơ hội việc làm cho tôi. (Một câu trả lời có vẻ hơi hời hợt)

Tôi, sau khi chia sẻ về bản thân mình: Bạn nói rằng vì công việc này mang đến nhiều cơ hội cho bạn, nhưng chắc hẳn còn điều gì đó riêng biệt khiến bạn muốn làm một kỹ sư, đúng chứ?

Anh ấy: Ồ, vâng, đúng vậy! Tôi nghĩ lý do là vì tôi luôn thích tự mình xây dựng mọi thứ.

Tôi: À, tôi hiểu. Tại sao bạn lại nghĩ vậy?

Anh ấy: Hmmm… Tôi đoán…. Đó là cảm giác khi tôi có cơ hội tạo nên một thứ gì đó có thật.

Tôi, sau khi chia sẻ về bản thân một lần nữa: Điều đó thật thú vị, trước đó bạn đã nói về cảm giác khi tạo nên một thứ gì đó có thật. [Sau đó, tôi chia sẻ cảm nghĩ của mình về việc này]. Chính xác thì bạn thích điều gì khi bạn có thể tạo ra những thứ có thật.?

Anh ấy: Có lẽ tôi có một số thứ muốn làm, giống như là, nếu tôi xây dựng lên một thứ gì đó thật, nó có thể sẽ ở đó mãi mãi, thậm chí khi tôi rời khỏi thế gian này. 


8. Cho người đó thấy rằng bạn đang lắng nghe họ


Nếu bạn chỉ cho họ biết bạn là người giải lắng nghe, điều đó vẫn chưa đủ, bạn cũng cần phải cho họ biết được bạn đang có mặt trong cuộc trò chuyện mọi lúc. Khi mọi người cảm thấy rằng bạn đang thực sự tập trung vào cuộc trò chuyện, họ sẽ dũng cảm để mở lòng hơn. Điều đó giúp cho những cuộc trò chuyện của bạn trở nên ý nghĩa hơn. 


Nếu bạn nhận ra bạn đang nghĩ về những gì bạn nói khi người khác nói xong, hãy quay trở lại tập trung vào những gì họ đang nói ngay lúc này. 

Hãy duy trì những mối liên kết và sự giao tiếp bằng ánh mắt khi người khác đang nói, trừ khi họ dừng lại và điều chỉnh lại suy nghĩ của họ. 

Hãy phản hồi lại bằng những câu như “hmm” hoặc “ ” và nhiều biểu cảm tương tự như vậy. (Hãy thể hiện chúng một cách thật nhất, đừng làm mọi biểu cảm trở lên quá đà.”


Hãy điều chỉnh biểu cảm trên gương mặt bạn trở lên chân thật. Hãy để người khác thấy được bạn cảm thấy như thế nào.

Tóm tắt những gì người khác đang nói bằng ngôn từ của chính bạn. Điều này cho đối phương thấy bạn đã hiểu những gì họ nói.


Ví dụ:

Họ nói rằng: Tôi muốn làm ở một nơi nào đó mà tôi có thể giao tiếp với nhiều người. 

Bạn sẽ nói lại rằng: Ý bạn là bạn muốn làm việc ở nơi có nhiều người?

Họ: Chính xác là như vậy!


9. Giao tiếp qua nền tảng trực tuyến 


Những diễn đàn trực tuyến là nơi tuyệt vời để tìm những người có cùng sở thích, người mà có thể phù hợp với những cuộc nói chuyện ý nghĩa và sâu sắc. 


Tôi thích tìm kiếm những người có cùng chí hướng ở xung quanh tôi. Nhưng nếu tôi không tìm được bằng những buổi gặp trực tiếp, những diễn đàn trực tuyến có thể giúp tôi tìm những người đó. 


10. Dám mở lòng chia sẻ những tổn thương nhỏ mà bạn đang giữ


Hãy cho đối phương biết rằng bạn cũng là con người, bạn dễ gần và dễ bị tổn thương bằng cách chia sẻ những nỗi sợ nhỏ. Điều đó có thể giúp bạn thoải mái hơn với việc cởi mở những nút thắt trong lòng.


Ví dụ, nếu bạn nói về việc các công ty đang sáp nhập với nhau, bạn có thể nói, “ Tôi thực sự không thoải mái chút nào khi tôi phải gặp những người đồng nghiệp mới”


Khi bạn chia sẻ sự khó chịu trong lòng bạn, bạn tạo một khoảng cách an toàn giữa bạn và người khác để có thể vượt qua sự tương tác bình thường, thậm chí là hời hợt. Sau đó các bạn có thể tìm hiểu lẫn nhau ở một mức độ thân thiết hơn. Đây là nền tảng cho những cuộc trò chuyện cá nhân và có ý nghĩa với cả hai người. 



11. Nói về những thứ mang tính cá nhân một cách dần dần


Khi bạn nói chuyện với ai đó trong thời gian dài, bạn có thể nói về những chủ đề cá nhân nhiều hơn. 


Ví dụ, khi bạn mới quen ái đó, bạn có thể hỏi những vấn đề cá nhân một cách nhẹ nhàng như: “Bạn đã bao giờ diễn tập trước những gì bạn sẽ nói trong đầu trước khi bạn gọi điện thoại không?”


Khi các bạn đã dần thân với nhau hơn, bạn có thể dần dần chuyển sang những điều mang tính cá nhân nhiều hơn. Sau một số lần như vậy, các bạn có thể nói về những trải nghiệm thân mật hoặc những kinh nghiệm khiến bạn cảm thấy dễ bị tổn thương. 


Những nhà tâm lý học tìm ra rằng nói chuyện về những vấn đề cá nhân càng nhiều thì sẽ khiến mọi người càng cảm thấy gần nhau hơn, và những sự chia sẻ đó chính là chìa khóa nếu bạn muốn phát triển một tình bạn thân thiết. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có những cuộc nói chuyện sâu sắc và nói về những thứ quan trọng với người khác sẽ khiến con người cảm thấy hạnh phúc hơn. 


12. Xử lý những chủ đề dễ gây tranh cãi một cách tinh tế


Bạn nên tránh những chủ đề dễ gây tranh cãi trong những cuộc nói chuyện bình thường, như là chính trị, tôn giáo và tình dục. Nhưng nếu các bạn thực sự hiểu nhau, hãy nói về những chủ đề như vậy một cách thoải mái. 


Nếu bạn thể hiện một quan điểm dưới góc nhìn là người thứ ba, bạn có thể dừng đối phương khi họ đã ở tư thế phòng thủ. 


Ví dụ: 


Tôi nghe một số người nói rằng những chiếc xe máy điện nên bị cấm bởi vì chúng gây ra rất nhiều vụ tai nạn, nhưng một số người lại nói rằng đó là do lỗi của cơ quan chức năng trong thành phố, vì họ không thành lập đường ưu tiên cho xe đạp. Bạn nghĩ sao về vấn đề này?


Hãy chuẩn bị để thay đổi chủ đề nếu người kia có vẻ khó chịu. Hãy quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ. Liệu họ có nắm chặt bàn tay, cau mày hay quay lưng lại với bạn, lúc đó, hãy nói những thứ khác thay vì duy trì mãi ở chủ đề đó.


13. Nói về những ước mơ


Ước mơ của một người sẽ nói lên nhiều điều về người đó. Hãy hỏi những câu hỏi và đề cập đến những chuyện dễ chuyển cuộc trò chuyện sang chủ đề mà họ thích. 


Ví dụ: 

Khi bạn nói về công việc:

  • Ước mơ của bạn là gì? hoặc, Bạn sẽ làm gì nếu bạn có rất nhiều tiền và không phải đi làm việc?

Khi bạn nói về du lịch:

  • Nếu bạn không phải lo về những khoản chi thì bạn muốn đi nơi nào nhất?


Hãy chia sẻ giấc mơ của riêng bạn để giữ cho cuộc trò chuyện cân bằng.


14. Hãy hỏi những câu hỏi mở


Hỏi những câu hỏi mở để khơi nguồn cảm hứng cho những trả lời dài, thay vì chỉ “Có” hoặc “Không”

Thay vì hỏi những câu hỏi đóng như: Bạn có thích công việc của bạn không? thì bạn có thể chuyển sang câu hỏi mở: Bạn cảm thấy công việc của bạn như thế nào?


Mở đầu những câu hỏi mở thường là “Như thế nào”, “Tại sao”, “Ai”, hoặc “Cái gì”.


15. Tò mò về những động lực tiềm ẩn


Nếu ai đó nói với bạn về những gì họ vừa mới làm xong hoặc muốn làm, bạn có thể hỏi họ những câu hỏi để họ tiết lộ những động lực đằng sau khiến họ làm những điều đó. Hãy trở nên tích cực để người khác không nghĩ rằng bạn đang chỉ trích những quyết định của họ.


Ví dụ 1: 

Họ: Tôi muốn tới hy lạp vào kỳ nghỉ.

Bạn. Ồ, có vẻ hay đấy! điều gì đã khơi nguồn cảm hứng cho bạn chọn Hy Lạp để đến vào kỳ nghỉ?

Ví dụ 2:

Họ: Tôi đang nghĩ về việc chuyển tới thành phố nhỏ.

Bạn: Oh! Tuyệt vời luôn! Điều gì đã khiến bạn muốn chuyển thành phố vậy?

Họ: À, đó là sống ở một thị trấn rẻ hơn, và tôi muốn tiết kiệm tiền để tôi có thể đi du lịch.

Bạn: Nghe có vẻ rất tuyệt! Bạn muốn đi nơi nào nhất?

Họ: Tôi luôn ước mơ rằng tôi sẽ đi….


16. Chia sẻ cảm xúc của bạn về một chủ đề


Hãy vượt qua những thực tế và chia sẻ những gì bạn cảm thấy. Điều này có thể là một bàn đạp cho một cuộc nói chuyện sâu hơn về chủ đề đó.


Ví dụ, Nếu ai đó nói về việc chuyển ra nước ngoài, bạn có thể nói “Tôi vừa vui mừng vừa lo lắng khi tôi nghĩ đến cảnh tôi chuyển ra nước ngoài. CÒn bạn thì sao?”


17. Đề cập đến những thứ có thể hấp dẫn bạn.


Khi bạn có cơ hội, đề cập đến những điều bạn vừa mới làm hoặc nhìn thấy và bạn muốn nói về những điều đó. Nếu người kia hỏi những câu hỏi thêm, bạn có thể đào sâu vào chủ đề đó. 


Ví dụ:

Họ: Cuối tuần của bạn thế nào?

Bạn: Tốt lắm! Tôi đã xem một bộ phim tài liệu khá là hay về robot. Có một phần nói về thế hệ của chúng ta sẽ hầu hết có những chú robot được lập trình để chăm sóc chúng ta khi chúng ta về già. 

Họ: Thật sao? Nếu như vậy, những hộ lý robot sẽ trở nên phổ biến kể cả với những người bình thường chứ?

Bạn: Chắc chắn rồi. Có một người ở trong phim tài liệu đã nói về họ sẽ giống như những người bạn đến mức nào, không chỉ là những người giúp đỡ. 

Họ: Tôi nghĩ điều này thật ngầu! Nhưng mà tôi cũng nghĩ khi tôi già, tôi muốn dành nhiều thời gian hơn để nói chuyện với mọi người hơn vì…. (tiếp tục chia sẻ suy nghĩ cá nhân)


18. Hãy hỏi những câu hỏi sâu sắc khi cả hai cùng im lặng. 


Bắt đầu một buổi nói chuyện sâu sắc với ai đó mà bạn không biết nhiều về người đó có thể khiến bạn trở thành một người không có kỹ năng về mặt xã hội. Nhưng nếu ai đó sẵn sàng làm một người quen, hoặc một người bạn, bạn có thể hỏi những câu hỏi sâu sắc một cách bất ngờ, nếu những câu hỏi đó nằm sẵn trong đầu bạn. 


Ví dụ:

[Sau một khoảnh khắc yên tĩnh]

Bạn: Gần đây tôi đã nghĩ rất nhiều về….


19. Hỏi lời khuyên


Nếu bạn hỏi ai đó về lời khuyên, bạn sẽ tạo cho họ một cách đơn giản để chia sẻ về kinh nghiệm cá nhân, điều này có thể góp phần tạo ra những cuộc nói chuyện sâu sắc mang tính cá nhân.


Ví dụ:

Họ: Tôi đã tham gia lại khóa đào tạo y tá sau một khoảng thời gian 10 năm làm một kỹ sư. Đây thực sự là một bước ngoặt lớn trong đời của tôi. 

Bạn: Thật ngầu! Thực tếm có thể tôi sẽ cần lời khuyên của bạn đó. Tôi có thể hỏi một số thứ về việc chuyển đổi sự nghiệp không? 

Họ: Chắc chắn rồi? Chuyện gì vậy?

Bạn: Tôi đang nghĩ về việc tham gia lại một khóa học để trở thành một nhà trị liệu, nhưng tôi cảm thấy thực sự rất lo lắng về việc tôi sẽ phải quay trở lại trường ở độ tuổi 30. Có điều gì khó khăn đối với bạn không?

Họ: Đầu tiên thì có đấy. Nghĩa là khi tôi học để trở thành kỹ sư, hiển nhiên là lúc đó tôi còn trẻ, và quan điểm của tôi về giáo dục …. (tiếp tục chia sẻ về câu chuyện của họ)

Chỉ hỏi lời khuyên khi bạn thực sự muốn và cần nó. Nếu không bạn có thể bị người khác gán là bạn không chân thành với họ, và xem nhẹ những tâm huyết của họ khi cố gắng cho bạn lời khuyên. 


20. Đừng cố gắng đặt quan điểm của bạn lên người khác


Nếu bạn cố gắng chuyển cách suy nghĩ của ai đó, họ sẽ ngay lập tức dừng việc chia sẻ với bạn, đặc biệt nếu họ có ý kiến trái ngược với bạn. 

Thay vì giải thích tại sao họ nghĩ thế là sai, cố gắng hiểu tại sao họ nghĩ vậy bằng cách hỏi những câu hỏi và lắng nghe những phản ứng của họ. 


Ví dụ:

  • Đó thực sự là một quan điểm thú vị. Tại sao bạn lại nghĩ vậy?
  • Bạn nghĩ những quan điểm của bạn về đề tài này sẽ thay đổi theo thời gian như thế nào?



Thậm chí nếu bạn hoàn toàn không đồng ý với ai đó, bạn vẫn có thể có những cuộc nói chuyện đáng nhớ và bổ ích nếu cách bạn tôn trọng lẫn nhau. 


Nếu cuộc bàn luận trở nên quá căng thẳng và không còn sự thú vị nữa, hãy kết thúc nó một cách tử tế. Bạn có thể nói “Thật thú vị khi được nghe quan điểm của bạn. Hay chúng ta để chuyện này sang một bên nhé.” và đổi chủ đề. Hoặc bạn có thể nói “Thật vui khi được nghe những quan điểm hoàn toàn khác nhau về vấn đề này. Tôi không đồng ý lắm, nhưng vẫn thật tuyệt khi có một cuộc trò chuyện về điều này.”

____

Dịch bởi: Trang Thu

Nguồn: How To Have Deep Conversations (With Examples)

____

BẢN THẢO
Bài viết liên quan