Cách để tạo một cuộc đối thoại

Bạn đã từng thấy lúng túng khi câu chuyện đột nhiên ngừng và không ai biết nói gì? Bạn muốn mở rộng mối quan hệ cho công việc nhưng không biết tìm chủ đề để làm quen? Bạn muốn làm quen thêm bạn bè? Việc tìm chủ đề để tạo một cuộc trò chuyện tưởng chừng để nhưng chẳng dễ dàng, đặc biệt đối với những người hướng nội. Tuy nhiên, những vấn đề này đều sẽ được trả lời trong bài viết này.


Tôi từng vẫn luôn cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện với người xa lạ. Nhưng sau nhiều năm, tôi đã học được chính xác cách để giải quyết mỗi khi nghĩ “ Mình không biết phải nói gì.”


Đầu tiên:


Khi bạn thắc mắc “Thấy “bí” khi nói chuyện là điều bình thường?”, câu trả lời là “ĐÚNG VẬY!” Tôi đã từng lo lắng và tin rằng mình có vấn đề.


Hóa ra tôi đơn giản chỉ cần học vài cách xử lý những lúc đầu óc trở nên trống không. Bạn thấy đó, các kỹ năng xã hội không phải là bẩm sinh. Chúng chỉ là kỹ năng, có thể được luyện tập và nâng cao.


Sau đây là một số mẹo để biết nên nói gì ngay cả khi bạn không biết mở lời thế nào.



1. Ghi nhớ các câu hỏi phổ biến 



Tôi không biết nên làm gì sau khi chào hỏi. Tôi nên nói gì để bắt đầu câu chuyện?”


Khi vừa mới gặp ai đó, bạn cần tạo đoạn hội thoại nhỏ. Hãy nghĩ nó như một bài luyện tập làm nóng người để trải đường cho những cuộc tranh luận thú vị sau đó. Vậy làm cách nào để bắt đầu?


Tôi luôn có sẵn những câu hỏi trong đầu, sẵn sàng bất cứ khi nào cần. (Biết nó ở trong đầu khiến tôi thấy an toàn và thoải mái.) Đừng dùng hết chung cùng một lúc. Hãy sử dụng khi chủ đề cạn kiệt.


Câu hỏi:



  1. “Bạn nhận biết người khác bằng cách nào?”
  2. “Bạn đến từ đâu?”
  3. “Điều gì khiến bạn ở đây?”
  4. “Bạn làm nghề gì?”


Đây là những câu hỏi mở, chúng giúp mọi người trả lời “sâu” hơn thay vì “Có” hay “Không”.


Hãy cẩn thận đừng khiến người ngập đầu bởi các câu hỏi. Bạn không muốn thẩm vấn họ đâu nhỉ. Điều quan trọng ở đây là chia sẻ lượng thông tin tương đương về bạn. Điều này đưa ta đến mẹo tiếp theo.



2. Chuyển đổi giữa việc chia sẻ và đề câu hỏi 



Tại sao tôi không biết nên nói gì tiếp khi người khác đã trả lời? Thật khó khi giữ đối thoại mà không “thẩm vấn” người khác.”


Bạn đã từng gặp ai đó liên tục đặt câu hỏi chưa? Thật phiền. Hay ai đó KHÔNG BAO GIỜ đặt câu hỏi? Chỉ biết mình mình. Trong rất nhiều năm, tôi từng tự hỏi làm cách nào để cân bằng giữa việc nói về mình và đặt câu hỏi. Chúng ta không muốn liên tiếp đưa ra câu hỏi hay liên tục nói về chính mình. Phương pháp IFR là câu trả lời. Nó là:


Hỏi: Hỏi một câu hỏi chân thành.

Tiếp tục: Hỏi tiếp một câu hỏi khác.

Liên kết: Chia sẻ điều gì đó về bạn liên quan đến câu trả lời của người ta.


Sau đó bạn có thể lặp lại trình tự này để tiếp tục cuộc đối thoại. Dưới đây là một ví dụ. Hôm đó tôi đang nói chuyện với một nhà làm phim. Cuộc đối thoại đó như thế này:


Hỏi: Cô làm phim tài liệu về chủ đề gì đó?

Cô ấy: Hiện tại tôi đang làm một bộ về cửa hàng rượu vang ở New York.

Tiếp tục: Ồ, thú vị đấy. Cô có gì rồi?

Cô ấy: Hầu hết các cửa hàng rượu vang đều có mèo!

Liên kết: Ha ha, tôi cũng thấy thế. Cửa hàng gần chỗ tôi ở có một con mèo lúc nào cũng ngồi trên quầy.


Và sau đó tôi lại hỏi tiếp, lặp lại trình tự IFR: 


Hỏi: Cô thích mèo chứ?


Hãy cố khiến cuộc đối thoại lặp đi lặp lại như vậy. Kiểu mẫu là như thế này: họ nói một chút về mình, chúng ta nói về chúng ta, sau đó để họ nói tiếp và cứ tiếp tục như vậy.


Bạn có để ý thấy khi sử dụng phương pháp IFR , bạn dễ tìm thấy chủ đề hơn không.


  1. Nếu bạn nghĩ, “tôi không biết phải nói gì” sau khi hỏi một câu hỏi, hãy nối tiếp điều vừa mới hỏi.
  2. Nếu bạn không biết nói gì tiếp sau đó, hãy nói gì đó liên quan đến điều bạn vừa hỏi.
  3. Nếu bạn không biết nói gì tiếp sau khi đã sử dụng câu trả lời của người đó, hãy đặt câu hỏi về điều bạn vừa nói.


3. Đầu nhập vào cuộc đối thoại.



Tôi không biết nói gì trong các cuộc đối thoại bởi vì lo nghĩ đến điều người ta nghĩ về mình. Làm cách nào để nói chuyện khi ở trong hoàn cảnh này?”


Khi bác sĩ trị liệu chữa trị những người nhút nhát, có hội chứng sợ xã hội và những người hoàn toàn “tự bế” trong đối thoại, họ sử dụng phương pháp gọi là Di rời sự chú ý . Bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng của họ tập trung vào cuộc đối thoại đang có thay vì suy nghĩ cách để họ vượt qua hay nên nói gì tiếp.


(Điều này khá khó, đặc biệt lúc bắt đầu, nhưng sẽ dễ dàng hơn khi luyện tập.)


(https://socialpronow.com/wp-content/uploads/2019/04/Anxiety-Level-Depending-on-Focus.png?ezimgfmt=ng:webp/ngcb26)

Biểu đồ: Những người tập trung vào đối thoại thay vì chính mình thấy bớt lo âu hơn.


Sau đây là cách thực hiện:


Ví dụ bạn hỏi bài đó tuần vừa rồi thế nào. Họ trả lời, “Tớ đi Pari với bạn cuối tuần trước. Nó rất tuyệt!”


Đây là điều tôi từng nghĩ trước khi biết phương pháp trên:


“Ồ, cô ấy đến Pari! Mình chưa bao giờ đến đó. Cô ấy chắc sẽ nghĩ mình thật buồn chán. Mình nên kể với cô ấy lúc đi Thái Lan không nhỉ? Không, thật ngớ ngẩn. MÌNH KHÔNG BIẾT NÓI GÌ,” và cứ như thế.


Nhưng nếu bạn sử dụng Di rời sự chú ý, bạn ngay lập tức mang mình trở lại cuộc đối thoại.


Hãy THẬT SỰ tập trung vào điều cô ấy vừa nói. Chúng ta sẽ có câu hỏi nào để tiếp tục cuộc đối thoại?


  • Pari như thế nào?
  • Cô ấy ở đó bao lâu?
  • Cô ấy say máy bay không?
  • Cô ấy đi với mấy người bạn?


Bạn không cần phải hỏi tất cả ra. Ý tưởng ở đây là đầu nhập hoàn toàn và khiến thiên tính tò mò của bạn đưa ra câu hỏi. Bạn có thể chọn câu hỏi phù hợp nhất cho cuộc đối thoại.


Đọc lại câu trả lời của cô ấy phía trên và xem nếu có thể tạo ra nhiều câu hỏi hơn không nhé.



4. Tập trung cuộc đối thoại về người đối diện 


Một điều khác bạn có thể làm là ngừng việc cố gắng tạo chủ đề. Tôi biết điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng hãy để tôi giải thích cho các bạn.


Tất nhiên nếu bạn đã cảm thấy lo lắng, “việc thả lỏng và ngừng lo âu về nó” có lẽ sẽ không dễ dàng. Nhưng có một mẹo bạn có thể thử. Hãy đưa chủ đề cuộc đối thoại xoay quanh người đối diện bằng cách hỏi những câu hỏi thẳng thắn. Điều này khiến cuộc đối thoại tiếp tục và khi nó tiếp tục, bạn có thể chêm thêm một số điều nhỏ về bạn mà bạn cảm thấy thoải mái khi chia sẻ.


Ví dụ, nếu chủ đề về công việc xuất hiện, bạn có thể hỏi câu hỏi cơ bản như:


  • “Công việc áp lực không?” 
  • “ Bạn thấy thích công việc của mình không?”
  • “ Chính xác thì bạn làm cái gì?”
  • “Bạn muốn làm gì trong 5 năm tới?”
  • “ Công ty tốt chứ?”
  • “Tại sao bạn chọn công việc này?”


Những câu hỏi Tại sao, Cái gì, Như thế nào có thể được sử dụng cho bất cứ chủ đề gì. Chia nhỏ câu hỏi bằng cách thỉnh thoảng chia sẻ một chút về mình, như tôi đã nói trong phương pháp IFR.


5. Quay lại chủ đề cũ



“Tôi không biết nên phản ứng thế nào khi cuộc đối thoại trở nên “khô cằn”. Nó làm tình huống trở nên ngượng nghịu và xấu hổ. Bạn sẽ làm gì khi không còn gì để nói nữa?”


Một trong những phương pháp yêu thích của tôi là Luồng đối thoại. Nó không chỉ hữu ích cho việc tiếp tục cuộc đối thoại mà còn tạo sự sôi nổi. Tóm lại, Luồng đối thoại khiến sự tương tác không chỉ là khuôn mẫu.


Ví dụ, nếu bạn thấy kiệt quệ cho chủ đề hiện tại, bạn luôn có thể quay lại chủ đề trước đó. Nếu bạn của bạn nhắc đến một bộ phim họ xem cuối tuần trước và cuộc đối thoại tiếp tục về công việc và chủ đề công việc kết thúc, bạn có thể nói: “À này, bộ phim cậu nói hay không?”


6. Coi sự im lặng trong đối thoại là tốt


Thông thường, tôi không biết nói gì bởi vì:


  1. Sự yên lặng trong đối thoại.
  2. Tôi bị hoảng và “chết máy”.
  3. Không thể nghĩ đến bất cứ điều gì vì lo âu.


Bạn của tôi, một nhà khoa học về hành vi và là người hướng dẫn, khiến tôi nhận ra một sức mạnh to lớn: Sự im lặng không mang đến sự lúng túng.


Tôi từng nghĩ rằng những khoảnh lặng im trong đối thoại là lỗi của mình và phải “sửa chữa” nó.


Trong thực tế, hầu hết các cuộc đối thoại đều có khoảng lặng hay tạm ngừng dài. Chúng ta thường coi nó là dấu hiệu của sự tiêu cực, nhưng không có nghĩa khiến cuộc đối thoại tệ đi. Thay vì tiêu cực, hãy coi nó là lúc lấy hơi và tiếp tục.


Sự yên lặng không mang lại lúng túng trừ khi bạn bị áp lực bởi nó.


Nếu bạn thấy thoải mái đối với những lúc yên lặng trong đối thoại, những người xung quanh sẽ theo bạn. Khi bạn cảm thấy thoải mái hơn, việc suy nghĩ chủ đề tiếp theo sẽ dễ dàng hơn.


Bên cạnh đó, việc nhận biết các lý do cho những khoảng lặng trong đối thoại rất quan trọng.


Lý do như:


  • Người khác cũng thấy bồn chồn.
  • Cuộc đối thoại mang tĩnh để cho cả hai có thể thở trước khi tiếp tục.
  • Một trong hai bên thấy mệt mỏi và không muốn nói nhiều, ổn thôi!


Hãy nhớ: Khi hai người hiểu nhau hơn, họ sẽ thấy thoải mái hơn trong những lúc tĩnh lặng.


Bài học: Luyện tập để quen thuộc với sự yên lặng thay vì cố loại bỏ nó. Nó khiến cho bạn thoải mái hơn và biết phải nói gì tiếp.


7. Thách thức phê bình nội tâm


Tôi im lặng vì tôi không biết nói gì. Nó khiến tôi cảm thấy mọi người đều giỏi các kỹ năng xã hội hơn tôi.”


Là người nội hướng, tôi thường phóng đại và kịch tính hóa các tình huống trong đầu.


Tôi cảm thấy mọi người đang phán xét mình vì “thất bại trong đối thoại” bất cứ khi nào tôi nói gì đó “ngu ngốc”. Tất nhiên, mọi người đều phán xét chúng ta vì những gì chúng ta nói và cách chúng ta nói. Nhưng họ sẽ không phán xét nghiêm khắc bằng nửa khi chúng ta tự phán xét chính mình.


Vì vậy đừng tự nhốt mình trong một câu sai vừa nói năm phút trước, bởi vì nếu người ta có chú ý, họ cũng chẳng nghĩ thêm gì đâu. Trên thực tế, hầu hết những lần lỡ mồm đều không gây chú ý bởi vì họ thường cũng như chúng ta, bồn chồn và lo lắng.


Thay đổi cách độc thoại của mình có thể khiến bạn tự tin và tin tưởng chính mình hơn.


(https://socialpronow.com/wp-content/uploads/2019/04/Changing-Self-talk-Improves-Confidence-1.png?ezimgfmt=rs:650x511/rscb26/ng:webp/ngcb26

Những người luyện tập thay đổi cách phán xét chính mình bắt đầu tự tin hơn.


Luyện tập thực tế hơn bằng cách:


  • Mỗi ngày nhắc nhở chính mình ai cũng từng thấy bồn chồn. Chúng ta đều có những thời điểm suy nghĩ tiêu cực, như là “A, mình không nói được?" hay “Tại sao lúc nào cũng chẳng biết nên nói gì?”


  • Nhắc nhở chính mình chẳng ai để ý những cái nấc của bạn như bạn cũng chẳng để ý họ đâu.


  • Hãy nhớ không phải bạn nghĩ họ sẽ phán xét tiêu cực về bạn thì họ sẽ thật làm vậy.


  • Nếu bạn là người thích yên tĩnh, tốt thôi. Yên tĩnh là một đặc tính bình thường trong tính cách, chẳng cần phải buộc chính mình cởi mở hơn đâu. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trở nên nhiều lời hơn, hãy đọc hướng dẫn trong Cách để hay nói hơn.


Nhận biết và thách thức sự phê bình trong nội tâm có thể khá khó khăn. Rất nhiều nhà trị liệu chuyên nghiệp có thể giúp bạn khám phá và vượt qua nội tâm phê bình.


Chúng tôi đề xuất BetterHelp cho việc trị liệu online, họ cho phép nhắn tin không giới hạn và một buổi gặp hàng tuần, sẽ rẻ hơn so với gặp mặt trực tiếp. Họ cũng rẻ hơn Talkspace. Bạn có thể biết thêm về BetterHelp tại đây.


8. Lời tuyên bố thẳng thắn


Nếu bạn từng thắc mắc “Làm cách nào để có một cuộc đối thoại thành công?”, bạn có thể sẽ nghĩ “Khiến họ thấy mình thật hấp dẫn và sắc sảo!” Nhưng khi tôi kết bạn với những người có kỹ năng xã hội, họ dạy tôi điều căn bản phải nói.


Điều bạn nói không cần phải sâu sắc, thú vị hay khiến bạn trông thật thông minh.


Tại sao?


Khi người ta đi chơi với bạn, họ thường muốn vui vẻ. Họ muốn thả lỏng và tận hưởng. Họ KHÔNG muốn những lời binh thông minh. Nếu bạn thử tỏ ra thông minh cả buổi, họ có thể nghĩ bạn là người cố gắng hay đơn giản là phiền.


Thông thường, những điều đơn giản là ổn thỏa. Bạn ĐÃ TỪNG phán xét ai đó vì điều họ nói quá đơn giản chưa? Tôi nghĩ là không. Vậy ai lại sẽ bình phẩm bạn?


Đừng có tỏ vẻ thông minh. (Bạn có thể thông minh khi chúng xuất hiện tự nhiên trong đầu, nhưng không cần thiết bắt buộc.)


Bạn tôi, Andreas, là một ví dụ, cậu ấy là một người giỏi giao du. Cậu ấy cũng là thành viên của Mensa với IQ là 145. Khi nói chuyện với mọi người, cậu ấy hay nói:


  • “Tôi thích thời tiết này.”
  • “Nhìn cái cây bên kia, nó thật đẹp.”
  • “Cái xe ô tô đó ngầu thật!”


Cậu ấy chẳng nói gì đó thật thông minh để trông thông minh, chỉ cần thông dụng.


Bài học: Khi bạn không tỏ ra thông minh, bạn sẽ thấy dễ dàng tìm chủ đề hơn bởi vì không áp lực. Nói điều bạn muốn nói, đừng dùng “bộ lọc” quá nhiều.


9. Nhận xét điều gì đó quanh bạn.


Nếu bạn muốn luôn có chủ đề để nói, đơn giản là nhìn xung quanh mình đi!


Nhìn nơi làm việc của tôi ngay lúc này, tôi có thể thấy rất nhiều thứ làm cảm hứng để bắt đầu một cuộc đối thoại.Ví dụ:


  • “Tôi thích mấy cái cây đó.”
  • “Bài hát này hay thật. Không biết nhóm nhạc nào đây?”
  • “Tôi thích bức tranh kia.”


Đây là bài tập bạn có thể làm ngay bây giờ: Quan sát xung quanh. Bạn thấy gì? Bạn có thể nói gì để bắt đầu một cuộc đối thoại?


10. Tiếp tục hỏi sâu


Bạn dám đi sâu hơn vào chủ đề bạn thấy thú vị không. Đừng sợ khi có những câu hỏi vượt ngưỡng. (Hãy đảm bảo bạn chia sẻ điều gì đó về mình xen lẫn trong câu hỏi để người ta không coi bạn là gián điệp.)


Bạn có biết lúc nào nên đi sâu hơn không? Hãy lắng nghe!


Sau đây là một số dấu hiệu bạn nên tiếp tục các câu hỏi sâu hơn:


Người ta tinh tế lái cuộc đối thoại về chủ đề cũ.


  • Bạn cảm thấy tha thiết muốn hiểu hơn về chủ đề này.
  • Bạn biết hỏi thêm câu hỏi về chủ đề này sẽ cho cuộc đối thoại thêm sự chia sẻ cảm xúc hay ý kiến.


Ví dụ nếu ai đó nói với bạn họ là người huấn luyện golf. Bạn có thể đi sâu bằng cách hỏi:


  • “Làm huấn luyện golf cảm giác thế nào?”
  • “Bạn có những kiểu khách hàng nào?”
  • “Điều gì khiến bạn muốn trở thành người huấn luyện chơi golf?”


Bạn tự nhiên sẽ nghỉ ngơi giữa những câu hỏi và chia sẻ điều gì đó về mình. Hãy đi sâu hơn vào chủ đề, nó sẽ giúp bạn khám phá sự tương đồng. Có tiếng nói chung sẽ giúp cuộc đối thoại thú vị hơn đối với cả hai bên.


11. Trả lời đơn giản, chân thành khi ai đó chia sẻ một câu chuyện hay tin tức buồn.


Chẳng có bài học nào hướng dẫn bạn cách trả lời trong những cuộc đối thoại khó. Tuy nhiên, nó giúp bạn bình tĩnh, thể hiện sự đồng cảm, lắng nghe kỹ càng và sự ủng hộ tình cảm nếu phù hợp.


Ví dụ, nếu ai đó nói với bạn người thân của họ vừa qua đời, bạn có thể nói:


  • “Bạn chắc đang cảm thấy thật tệ.”
  • “Thật đáng tiếc, rất khó khi mất người mình yêu quý.”


Nếu bạn biết rõ người đó, bạn có thể nói thêm “Tôi ở đây lắng nghe điều bạn muốn nói.” Hãy đảm bảo ngôn ngữ cơ thể phù hợp với lời nói. Giữ vững giao tiếp bằng mắt, nhẹ gật đầu và nói với ngữ điệu vững vàng thể hiện bạn đang quan tâm họ.


Đừng thêm vào những nhận xét vớ vẩn như “Mọi thứ xảy ra đều có lý do,” bời vì bạn sẽ biến thành người không nhạy cảm. Bạn có thể nói, “Tôi cần một chút thời gian tiêu hóa nó” nếu tin tức của họ quá bất ngờ.


12. Hãy nhớ “F.O.R.D” khi không biết nói gì


F.O.R.D nghĩa là:


  • Gia đình
  • Công việc
  • Tiêu khiển
  • Giấc mơ


Từ viết tắt này hữu dụng bởi vì các chủ đề đều liên quan đến họ. Ngay cả nếu ai đó không có công việc hay hứng thú, bạn có thể hỏi họ họ muốn làm gì. Bạn có thể bắt đầu bằng câu hỏi đơn giản, dựa thực tế và sau đó đi sâu hơn để hiểu hơn về người đối diện.


Ví dụ:


  • “Bạn làm công việc gì?” là một câu hỏi bình thường về “Công việc”.
  • “Bạn thích điều gì về công việc của mình?” sẽ ý nghĩa hơn chút và cổ vũ họ cung cấp thêm chi tiết.
  • “Nghe có vẻ như đó là một công việc khá tốt. Nó có như bạn hy vọng không?” nghe có vẻ tư mật hơn và có thể chuyển cuộc đối thoại về hy vọng và giấc mơ.


13. Tìm hiểu thêm trước khi đến một sự kiện xã hội


Suy nghĩ trước câu hỏi và chủ đề đối thoại cho một sự kiện xã hội có thể khiến việc đối thoại dễ dàng hơn.


Ví dụ, bạn có một người bạn làm việc trong công ty kiến trúc. Họ mời bạn đến bữa tối cùng với hai người bạn thiết kế bạn chưa gặp bao giờ.


Rất có thể hai người này sẽ vui vẻ hơn khi nói đến thiết kế, kiến trúc, tòa nhà và nghệ thuật. Điều này có thể giúp bạn chuẩn bị sẵn câu hỏi như:


  • “Ai là nguồn cảm hứng lớn nhất cho thiết kế của bạn?”
  • “Thành phố nào có kiến trúc tuyệt nhất?”
  • “Tôi định đi Italy một chuyến sang năm. Tôi nên đi tham quan tòa nhà nào?”


Ghi nhớ một vài câu hỏi có thể khiến cuộc đối thoại trôi chảy hơn.


14. Thử phương pháp vọng âm khi câu chuyện trở nên nhạt nhẽo


Ngay cả nếu ai đó trả lời bạn một cách ngắn gọn và tối giản, đây là một mẹo bạn có thể dùng để khiến đối thoại sống động. Hãy thử nó: Đơn giản là lặp lại đoạn cuối câu trả lời sử dụng ngữ điệu tò mò.


Ví dụ:


Bạn: “Phân đoạn nào tuyệt nhất trong kỳ nghị của cậu?”

Họ: “Có lẽ là khi tớ đi lặn.”

Bạn: “Tuyệt. Cậu có hay đi lặn không hay chỉ mới thôi?”

Họ: “Nó là trải nghiệm khá mới mẻ nhưng cũng không tính là vậy.”

Bạn [vọng âm]: “Cũng không?”

Họ: “Ừ, ý tớ là tớ đã thử lặn một lần rất lâu trước đây, nhưng cũng không tính bởi vì tớ chỉ lặn có 10 phút. Chuyện đó là…”


Điều tuyệt nhất trong phương pháp này là bạn không cần nghĩ một câu hỏi mới. Họ đã đưa bạn từng từ từng chữ bạn cần. Tuy nhiên, đừng sử dụng mẹo này quá nhiều hoặc bạn sẽ trở nên rất phiền.


------------------------

Biên dịch: SweetIvy

Biên tập: Ori

Ảnh: https://www.pexels.com/search/happy/

Nguồn: https://socialpronow.com/blog/i-dont-know-what-to-say/

BẢN THẢO
Bài viết liên quan