Cách tốt nhất để xử lý tình huống lúng túng

Nghiên cứu đã chỉ ra những cách thành công nhất để hóa giải những tình huống ngượng ngập. Điều này xảy ra với tất cả mọi người tại một thời điểm nào đó: Bạn quên kéo khóa trang phục. Đồ ăn mắc trong kẽ răng của bạn. Cơ thể của bạn vừa tạo ra một âm thanh khó nghe. Hoặc bạn vừa làm đổ cái gì đó lên quần áo của mình và người xung quanh. Bạn chẳng thể làm gì hơn, cho dù bạn ước bạn có thể quay ngược trở lại những tình huống lúng túng này.


Nghiên cứu đã chỉ ra những cách thành công nhất để hóa giải những tình huống ngượng ngập. Điều này xảy ra với tất cả mọi người tại một thời điểm nào đó: Bạn quên kéo khóa trang phục. Đồ ăn mắc trong kẽ răng của bạn. Cơ thể của bạn vừa tạo ra một âm thanh khó nghe. Hoặc bạn vừa làm đổ cái gì đó lên quần áo của mình và người xung quanh. Bạn chẳng thể làm gì hơn, cho dù bạn ước bạn có thể quay ngược trở lại những tình huống lúng túng này.


Dù bạn là người liên tục mắc lỗi hay chỉ “oops” vào một số khoảnh khắc, biết cách gỡ rối những tình huống như vậy sẽ vô cùng hữu ích. May mắn thay, một nghiên cứu của giáo sư Joshua Clegg từ đại học John Jay (2012) đã cung cấp một số chỉ dẫn. Dựa trên định nghĩa những tình huống lúng túng trong xã hội là “những tình huống có vấn đề bắt nguồn từ xã hội,” Clegg dựa trên cơ sở lý thuyết rằng hầu hết mọi người đều cảm thấy cần được thuộc (phải trở thành một phần của thứ gì đó). Khát vọng này làm chúng ta tham gia vào quá trình tự điều chỉnh: ta không ngừng tìm hiểu những gì người khác nghĩ về mình. Khi ta nghĩ người khác đánh giá mình tiêu cực, cái tôi trong ta sẽ chịu tổn thương lớn.


Để đi sâu vào các trải nghiệm tình huống xấu hổ, Clegg thực hiện một nghiên cứu “kể chuyện”, trong đó ông và đội của mình yêu cầu người tham gia báo cáo chi tiết về một trường hợp cụ thể. Các nhà nghiên cứu áp dụng một cuộc phỏng vấn bán mở cho phép người tham gia tự do miêu tả trải nghiệm của mình, đồng thời được nhận chỉ dẫn để các câu trả lời của người tham gia đồng bộ với nhau.


Clegg và đội nghiên cứu của ông thảo luận về từng phản ứng và tìm kiếm những vấn đề chung. Những người tham gia bao gồm sinh viên cũng như những người từ độ tuổi và tầng lớp khác nhau, trong đó có một người đàn ông trên 90 tuổi. Mục đích là để nghiên cứu tỉ mỉ lời kể của người tham gia, hơn là để đo phần trăm (xem số mệnh họ may rủi thế nào), xem như các công trình khác (như điều vẫn thường làm trong các khảo sát khác). Vì vậy, những phát hiện này đặc biệt hữu ích trong việc đưa ra góc nhìn sâu sắc cho những tình huống lúng túng.



Tình huống bồn chồn và không chắc chắn (ngập ngừng) là loại đầu tiên của sự lúng túng mà Clegg và đội của ông nhận dạng (phát hiện ra). Nó có thể đến bất ngờ (khi bạn làm rơi hay làm đổ thứ gì) nhưng thường thì đây là những trường hợp mà bạn có thể đoán trước được. Ví dụ, Clegg miêu tả trải nghiệm “gặp bố mẹ” là một trong số đó. Nhìn chung, bạn biết trước càng ít về tình huống sắp tới, bạn càng cảm thấy bối rối hơn. Tuy vậy, nếu bạn may mắn, tình huống có thể không tệ như bạn đoán cho nên bạn cũng không nhận ra sự ngượng ngập trong đó nữa.


Sự lúng túng cũng xuất hiện dưới dạng sự vượt quá giới hạn. Chẳng hạn như bạn nói hoặc làm điều gì đi quá ranh giới chấp nhận được. Ví dụ, bạn bông đùa về ai đó bạn không biết rõ nhưng chỉ nhận ra lời nói của mình đã đi quá xa sau khi thốt ra câu đó. Sự lúng túng không chỉ có ở người vượt quá giới hạn mà còn có ở người trong cùng nhóm với người đó.


Trong một khoảnh khắc ngượng ngập, bạn thường có xu hướng cảm thấy mình là tiêu điểm chú ý một cách mạnh mẽ. Thời gian dường như chậm lại hay dừng hẳn, khi trong tâm trí bạn (và có thể là trên thực tế), bạn đã trở thành bia của những ánh nhìn chằm chằm từ mọi người xung quanh. Bạn cảm thấy lo lắng và xấu hổ, thậm chí thấy lòng bàn tay ướt đẫm và tim đập thình thịch. Dù một số người thích thú khi là tâm điểm của sự chú ý, nhất là những người có độ ái kỷ (yêu bản thân) cao, thì sau khi phải trải qua sự vượt quá giới hạn, cảm giác bị nhìn chòng chọc thường vô cùng khó chịu trong và sau khoảnh khắc xấu hổ.


Một khi bạn bắt đầu cảm thấy lúng túng, khả năng rất cao là bạn làm tình huống càng thêm lúng túng. Sự bồn chồn sẽ làm bạn cười một cách thấp thỏm, nói chuyện với giọng run rẩy, nhìn không được thoải mái, (nét mặt lộ rõ sự thiếu thoải mái) đỏ mặt (thay bằng “ngượng ngùng” được không ạ vì lúc sửa em dùng “mặt”rồi) hay nói lắp. Đồng thời, những người còn lại trong phòng có lẽ sẽ cảm thấy đồng cảm với sự lúng túng của bạn. Họ nghĩ đến khả năng họ ở trong trường hợp đó, nhưng đồng thời họ cũng cảm thấy hành vi của bạn làm hình ảnh của họ xấu đi. Sẽ ra sao nếu bạn đi cùng một người bạn đến một bữa tiệc và anh/cô ấy làm đổ soda lên người mình? Bạn sẽ thấy mừng vì ít nhất chỗ nước ngọt ấy không dính lên người bạn, nhưng cũng cảm thấy tất cả mọi người cũng đang đánh giá mình như một đứa vụng về, bởi người làm đổ là bạn của bạn.



Giờ thì ta đã mổ xẻ xong một tình huống ngượng ngập, hãy tiếp tục xem những người tham gia nghiên cứu của Clegg đã miêu tả cảm xúc lo âu và bồn chồn như thế nào. Đầu tiên, Clegg và đội của ông nhận thấy rằng những người tham gia rất lo lắng về việc xóa đi sự ngượng ngập nhanh nhất có thể. Như một người được phỏng vấn đã nói, “Tôi cảm tưởng như mình ngồi ở đó càng lâu, mọi thứ càng trở nên căng thẳng và chỉ để lại ấn tượng xấu với tất cả mọi người.”


Khi bạn vừa rơi vào một tình huống xấu hổ, có hai cách giải quyết mở: Vờ như chuyện đó không xảy ra (tránh né) và xử lý trực tiếp.


Thật không may, bằng cách giả vờ như chuyện ấy không xảy ra, bạn không làm nó biến mất. Bạn có thể tự nhủ rằng vì bạn chẳng thể làm gì hơn nên cách tốt nhất là quên nó đi, nhưng trong suy nghĩ một vài người, sự việc đó chưa được giải quyết. Một ví dụ Clegg đưa ra là một cô gái trẻ bị tuột áo tắm trong bể bơi. Hiển nhiên, cô vô cùng xấu hổ, nhưng thay vì thừa nhận cảm xúc của mình, cô chỉ nhanh chóng bơi đi và mong rằng không ai nhận thấy (dù tất nhiên họ có).


Một sách lược tốt hơn để giải quyết sự lúng túng là xử lý trực tiếp. Trong hầu hết các trường hợp Clegg tìm hiểu, sự hài hước là phương pháp tốt nhất. Điều này áp dụng cho bạn khi bạn là người thực hiện hành vi xấu hổ. Bạn sẽ chẳng có người bạn nào nếu nếu bạn sử dụng sự hài hước để chế nhạo tình huống ngượng ngập của họ. Tuy vậy, những người bạn của bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều trong tình huống trên và có khi ngưỡng mộ sự dũng cảm của bạn khi thừa nhận sự quá đà của mình. Bạn không cần trở thành một diễn viên hài chuyên nghiệp để biết cách vận dụng sự hóm hỉnh vào một tình huống nhạy cảm. Kể cả việc nói “ngượng quá!” cũng có thể thành công. (cũng có thể giúp bạn dễ dàng chữa cháy hoàn cảnh éo le nào đó.)


Bởi ai cũng có những khoảnh khắc lúng túng, không có ích gì trong việc nghĩ rằng bạn sẽ miễn nhiễm với chúng. Thay vào đó, bằng cách cho thấy bạn có khả năng kiểm soát sự không thoải mái và move on, bạn sẽ giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của người khác khi đánh giá bạn – và khi bạn đánh gá chính mình.


Susan Kraus Whitbourne, 2014

Link: https://www.psychologytoday.com/.../the-best-way-deal...

Dịch: iamai

Bản quyền bài dịch thuộc YPSY, nếu cá nhân/tổ chức nào coppy bài viết vui lòng ghi rõ nguồn theo cú pháp

"[Cách Tốt Nhất Để Xử Lý Tình Huống Lúng Túng]_Nguồn: facebook.com/whypsy/" 

Nguồn ảnh: Unplash

Kadir Celep

Tristan B

Ryan Booth

BẢN THẢO
Bài viết liên quan