Cảm giác thuộc về?

Tìm được cảm giác được thuộc về có thể giảm bớt nỗi đau của sự cô đơn. Cảm thấy được thuộc về (sense of belonging) là một trải nghiệm phổ biến. Được thuộc về nghĩa là cảm thấy được chấp …

Tìm được cảm giác được thuộc về có thể giảm bớt nỗi đau của sự cô đơn.

Cảm thấy được thuộc về (sense of belonging) là một trải nghiệm phổ biến. Được thuộc về nghĩa là cảm thấy được chấp nhận như là thành viên của một chủ thể hay tập thể nào đó. Thực ra, nói như vậy là đơn giản hóa vì khái niệm này rất rộng lớn. Cảm thấy được thuộc về là một nhu cầu của con người, giống như là cần thức ăn và nơi ở. Cảm giác được thuộc về là yếu tố quan trọng nhất để nhìn thấy giá trị sống và đối phó với những cảm xúc đau khổ nhất. Vài người thấy mình thuộc về một nhà thờ, hay những người bạn, vài người thấy mình thuộc về gia đình, số khác lại thuộc về Twitter hay mạng xã hội nào đấy. Một số người chỉ thấy mình thuộc về một hay hai người gì đó. Một số người lại tin rằng mình có sự kết nối với tất cả nhân loại. Những cuộc đấu tranh để tìm cảm giác thuộc về và sự cô đơn có thể tạo ra cả những cơn đau thể xác.

Một vài người tìm kiếm sự thuộc về qua việc tách biệt với người khác. Có vẻ như một số người chỉ thấy được thuộc về khi không thuộc về đâu cả. Tuy nhiên, điều đó có thể có hệ quả xấu là nảy sinh những xung đột khiến con người ta khó kiểm soát bản thân và giảm khả năng thích nghi với môi trường sống.

Cảm thấy được thuộc về một nhóm lớn nào đó sẽ giúp cải thiện động lực, sức khỏe và cả sự hạnh phúc của bạn nữa. Khi nhận ra sự kết nối của mình với mọi người, bạn sẽ hiểu rằng tất cả mọi người đều có những rắc rối và những giai đoạn khó khăn. Bạn không phải nạn nhân duy nhất. Sẽ dễ chịu hơn khi hiểu ra điều đó.

Xây dựng cảm giác thuộc về

Để xây dựng cảm giác thuộc về đòi hỏi phải tích cực hành động và có luyện tập. Một trong những cách để tăng cường cảm giác thân thuộc là nhìn vào những mặt giống nhau giữa bản thân và mọi người thay vì tập trung vào những điểm khác biệt. Có người nào đó lớn tuổi hơn bạn quá nhiều? Có thể anh ta sẽ có rất nhiều trải nghiệm và bạn sẽ thích mê những câu chuyện của anh ta. Có thể bạn sẽ nhìn vấn đề theo hướng khác vì bạn trẻ hơn và có thể bổ sung vào câu chuyện những ý tưởng mới mẻ. Có ai đó có tín ngưỡng khác với bạn ư? Có thể cả 2 sẽ có một cuộc thảo luận thú vị hoặc thực ra cả 2 bạn đều đặt chung niềm tin vào Chúa. Chia sẻ và tôn trọng sự khác biệt sẽ mang lại sự hòa hợp. Cần hiểu rằng tôn trọng không có nghĩa là đồng ý.

Một cách khác để xây dựng cảm giác được thuộc về là tạo được sự chấp thuận với mọi người. Để chấp thuận người khác và những quan điểm không giống với mình đòi hỏi bạn phải có tâm trí cởi mở và hiểu rằng ý kiến của mọi người cũng có giá trị riêng. Bạn có thể nhận ra sự thật từ những điều rất khó hiểu dù bạn có đồng ý hay không. Một trong những cách tốt nhất để tạo được sự chấp thuận là công nhận. Công nhận xây dựng ý thức về sự gắn bó và củng cố các mối quan hệ. Công nhận thể hiện sự chấp nhận. Công nhận là thừa nhận rằng bạn hiểu được những xúc cảm nội tâm của họ và điều đó sẽ khiến hai người nảy sinh cảm giác gần gũi, thân thuộc.

Cố gắng nói “đồng ý” với những cơ hội để dấn thân vào bất cứ hoạt động nào. Hãy vượt ra ngoài định kiến vì định kiến tạo nên bức tường ngăn cách.  Hãy quan tâm đến mọi người. Bất mãn vì bữa tối với những thức ăn ngon? Thức ăn đâu phải vấn đề. Kết nối với mọi người quan trọng hơn là thức ăn và tiếng ồn trong nhà hàng. Bạn tăng cân và không muốn người khác để ý? Hãy ngừng cô lập mình và dần bạn sẽ thấy điều đó không đáng để tâm. Không có ai hoàn hảo. Những người khác cũng có những vấn đề sức khỏe tương tự thôi.

Hãy chú ý cách dùng từ và lối suy nghĩ của mình. Có những từ tạo ra sự xa cách và những từ khác thì tạo nên sự hòa hợp. Đừng lúc nào cũng cho rằng mình phải bảo người khác phải thay đổi thế này thế nọ. Ai cũng có những thế mạnh và có thể đóng góp cho cộng đồng theo những cách khác nhau. Cố gắng suy nghĩ cởi mở hơn và chấp nhận sự khác biệt của mọi người.

Làm tất cả mọi điều để khiến người ta lưuLàm tất cả mọi điều để khiến người ta lưu luyến, rồi lại nói rằng: "xin lỗi nhé, hãy quên đi."Đó, đó không phải sự tử tế. Đó là nhẫn tâm.Vì nếu khôn

Nếu bạn là người giàu cảm xúc và nhạy cảm, luôn nhớ rằng đa số mọi người cũng trải qua những nỗi đau đó, chỉ là không quá mãnh liệt (thường thì như vậy) giống bạn. Mặc dù, có rất nhiều người khác cũng nhạy cảm và cũng đang trải qua những nỗi khó khăn như bạn. Nhạy cảm và giàu cảm xúc không có nghĩa là bạn không thuộc về cộng đồng, đừng tiếp tục đổ lỗi cho mình hay cho người.

Người Dịch: Duy Sơn

Nguồn: Create a Sense of Belonging

Nguồn ảnh: Pinterest

Nếu bạn thấy bài viết bổ ích, dự án có ý nghĩa đối với cộng đồng, donate cho A Crazy Mind qua: http://acrazymind.vn/donate/ nhé!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: A Crazy Mind”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày!
(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan