Chuyện Tình Yêu Của Những Con Ngỗng – Và Câu Chuyện Buồn Về Sự Mù Quáng Của Loài Người

Đôi khi bạn tự hỏi, sao mình chọn anh ta? Sao không là một người khác, một kiểu người, một hình mẫu khác? Hóa ra, có một sự lí giải khoa học ở đây…Konrad Lorenz Và Vì Sao Bạn Lựa …

Đôi khi bạn tự hỏi, sao mình chọn anh ta? Sao không là một người khác, một kiểu người, một hình mẫu khác? Hóa ra, có một sự lí giải khoa học ở đây…
Konrad Lorenz Và Vì Sao Bạn Lựa Chọn Chính Người Ấy? 
Có một câu chuyện về loài quạ, loài ngỗng, và một người đàn ông tên Konrad Lorenz – và đó cũng là câu chuyện tình yêu của cuộc đời bạn

Konrad Lorenz (1903-1989), một nhà điểu học và nhà động vật học người Úc, ông dành hầu hết đời mình ở các đầm lầy và vùng ngập nước để nghiên cứu về hành vi của ngỗng xám và quạ gáy xám phương Tây. Có 1 điều khiến ông đặc biệt muốn biết là vì sao mà những con chim này lại phát triển một sự gắn kết với mẹ nó chỉ sau vài phút nở ra, ngoan ngoãn theo sau mẹ và nghe theo những chỉ dẫn về việc trú ẩn và kiếm ăn. Những quan sát này đã giúp ông mở rộng thêm tri thức vốn có từ lâu đến nay người ta gọi đó là “nguyên tắc in dấu”, một thuyết về cách mà những chú chim rời khỏi tổ ngay sau khi nở, phát triển mối liên kết bản năng và nhanh chóng với những bóng hình mà chúng nghĩ là mẹ. Nhưng điều mà Lorenz phát hiện ra trong cuộc nghiên cứu là, trái với quan niệm hàng thế kỷ, những loài chim như ngỗng xám và quạ không nhất thiết phải phát triển sự gắn kết với người mẹ thực sự; chúng hình thành điều đó với vật thể chuyển động đầu tiên mà chúng để mắt tới trong vòng vài tiếng sau khi nở. 

Chúng không thể phân biệt theo một cách phức tạp về thứ mà chúng hình thành sự gắn kết cùng: nó có thể là một con chim nuôi dưỡng nó như mẹ, nhưng cũng có thể là một người nông dân xa lạ hoặc một cái máy làm nông bất kì nào đó. Khá là phũ phàng nhưng đã phát huy tác dụng, qua cuộc thí nghiệm, Lorenz cho thấy rằng một con chim non có thể phát triển sự gắn kết cực kì mạnh mẽ với “một nhà khoa học mang đôi ủng cao su, hay xe đạp, lốp xe, ống nước tưới vườn hay một con ma nơ canh”

Năm 1935, quyển sách nổi tiếng nhất của Lorenz, “ Kiến thức về Môi trường loài chim” phát hành, đã trở thành phát ngôn độc quyền về những sinh vật có cánh, nhưng đã được các nhà tâm lí học nắm bắt để phản ánh về hành vi con người – và được sử dụng để làm sáng tỏ một hiện tượng đặc biệt đau lòng về chúng ta khi yêu: chúng ta có xu hướng tìm kiếm và ngoan ngoãn chạy theo sau những người mà sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, không hề phù hợp với chúng ta một chút nào. 

Giống những chú chim non, những người trẻ tuổi phát triển sự gắn kết mạnh mẽ với những người trưởng thành gần kề họ vào những ngày còn nhỏ. Và cũng như những chú chim, họ không thể phân biệt rõ ràng giữa những người chăm sóc họ. Họ dựa dẫm vào những người xung quanh, dù đó không phải những gì thật tâm họ hướng đến. Họ có thể, tại một giới hạn tột độ, phát triển sự gắn bó với những người không xứng với tình yêu từ họ chút nào, giống như một chiếc xe đạp đối với một chú ngỗng. Một đứa trẻ sơ sinh thì chẳng liên quan gì đến một 1 đồ vật như cái lốp xe chẳng hạn, nhưng nếu tượng tự với con người, đứa bé lớn lên và ấn tượng mạnh mẽ với ai đó phớt lờ nó, hạ thấp, làm nó xấu hổ, đối xử nhẫn tâm với nó. Vậy nên thật tệ khi sức mạnh “in dấu” xuất hiện quá sớm và “gò” ta vào một hình mẫu sẽ kiểm soát những người mà ta quan tâm đến về sau. Cùng với một số khả năng gây ấn tượng vô cùng buồn cười, đơn cử như một con quạ gáy xám non lẽo đẽo theo một nhà khoa học khoác chiếc áo phòng thí nghiệm, một người trưởng thành bị in dấu bởi những ý tưởng vô dụng về việc ai nên quan tâm và chăm sóc họ, và có thể mất hàng chục năm hi sinh bản thân cho những người không phù hợp và vô tâm.

Có vẻ như thông qua nghiên cứu của Lorenz, cấu trúc sinh học của chúng ta ưu ái việc ta có thể gắn kết với bất kỳ ai hơn là một sự chọn lọc gắn kết với ai đó mà đáp ứng được những nguyện vọng của mình.  Đôi khi chúng ta bị rối rắm bởi việc không hiểu nổi sao ta lại yêu một người mà ta biết rõ rằng – theo một mức độ lí tính – là không tốt hoặc chẳng phù hợp với ta tí nào, nhưng đó lại là những người phản chiếu những bóng hình phiền phức mà chúng ta đã gắn bó từ ngày còn thơ ấu. 
Qúa trình này có thể khiến ta thấy nhụt chí nhưng công trình của Lorenz đã mở ra một hướng đi về tình yêu thương. Chúng ta có thể còn cực kì phức tạp hơn loài chim về những quá trình xử lý trong não bộ, nhưng đề cập tới người mà chúng ta bị thu hút, chúng ta lại bám theo một số điểm bất hợp lý rất máy móc. Có thể mất nhiều năm nghiên cứu để nhận ra rằng chúng ta bị “in dấu” để theo đuổi những kẻ ngu ngốc và thờ ơ. Khi theo đuổi vô điều kiện những kẻ đối xử lạnh lùng hay đùa giỡn tình cảm với mình, chúng ta không nên chỉ thù ghét bản thân: nên suy nghĩ cẩn trọng về người khiến ta không thoả mãn phản ánh được bao nhiêu về hình bóng gắn kết lúc chúng ta còn nhỏ, người mà gián tiếp khinh thường trước khi ta có cơ hội thấu hiểu bản thân và có được những điều chúng ta xứng đáng. 

Không có gì là xúc phạm khi nhận ra rằng đôi khi chúng ta, ở một vài khía cạnh riêng tư của cuộc sống, lại bất lực trước cách thức hoạt động của sự “in dấu” như chú ngỗng vậy. Và như thường lệ, việc nhận ra cuộc sống bị phụ thuộc cho ta cơ hội để bứt phá tìm tự do. Chúng ta không bị ép buộc để mãi đuổi theo một kẻ không xứng đáng với tình yêu của mình. Những con chim non thì không thể, nhưng chúng ta có thể vươn lên để tìm một người tốt hơn. Một người trưởng thành mang một tình yêu rộng lượng và đáng tận hưởng hơn mà chúng ta đáng lẽ phải biết đến ngay từ đầu.

Dịch: Joyce

Nguồn ảnh: Internet

Biên tập: Ashley

Nguồn: https://www.bustle.com/p/do-opposites-attract-7-benefits-of-dating-someone-different-from-you-according-to-experts-18208083

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL


BẢN THẢO
Bài viết liên quan