Trước 48 tuổi, người bi quan là người biết quá nhiều; nếu quá tuổi đó mà vẫn lạc quan, anh ta biết quá ít.” - Mark Twain

“Tôi còn lâu mới trở thành một người bi quan ... trái lại, bất chấp những vết sẹo của mình, tôi vẫn thấy nhột nhạt chết mỗi ngày.” - Eugene O'Neill


Lạc quan là một khả năng độc đáo của con người. Nó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ về tương lai, tưởng tượng về nó một cách sống động, và dự đoán những gì diễn ra theo hướng tích cực, ngay cả khi những suy nghĩ này là viển vông và không thực tế. Chủ nghĩa lạc quan nghĩa là bạn có một thế giới quan màu hồng, tin tưởng rằng tương lai chắc chắn sẽ tốt hơn hiện tại. Giáo sư khoa học thần kinh Tali Sharot gọi đó là “du hành thời gian tinh thần" và các nhà tâm lý học xã hội định nghĩa chủ nghĩa lạc quan của mỗi người là “những kỳ vọng tích cực nói chung cho tương lai".


Điều tự nhiên là chúng ta nên lạc quan khi còn trẻ. Khả năng vô hạn dành cho cho công việc, tình yêu, khám phá và thành tựu nằm ở ngay trước mắt chúng ta. Sự trì trệ và suy giảm về thể chất lẫn tinh thần dường như ở phía vô tận.


Nhưng rồi năm tháng trôi qua và thời gian phải làm nhiệm vụ của nó. Cho dù là tự mình hay là do ai đó, chúng ta đều phải trải qua một cuộc sống khó khăn trong thời gian dài. Theo cách riêng của mình, Mark Twain đã cho thấy một hậu quả của cuộc sống này. Câu nói của ông hàm ý rằng cùng với tuổi tác, chúng ta sẽ trở nên mệt mỏi và chán nản, rồi dần dần mất đi cảm giác lạc quan. Nhưng điều ngược lại sẽ xảy ra như những gì câu nói của Eugene O'Neill muốn thể hiện. Có thể là khi nhiều năm trôi qua, chúng ta vẫn còn duy trì sự ngạc nhiên và vui vẻ của mình, và hy vọng về tương lai của chúng ta còn thậm chí mạnh mẽ hơn qua từng năm.


Vậy giả thuyết nào trong hai giả thuyết nêu trên hợp lý hơn? Mức độ lạc quan sẽ thay đổi thế nào khi chúng ta lớn lên?


Quan điểm hiện tại trong nghiên cứu tâm lý nói chung, dường như nghiêng về nhận định của Mark Twain. Rất nhiều thí nghiệm cho thấy rằng theo thời gian, con người sẽ trở nên bớt lạc quan về tương lai hơn, và có xu hướng tin rằng cuộc sống của họ đang dần xuống cấp và chỉ có tuổi của họ là tăng nhanh. Ví dụ, trong một thí nghiệm năm 2013 trên tạp chí Tâm lý học và Lão hoá, các tác giả đã nghiên cứu 11,131 ở các độ tuổi khác nhau trong thời gian 11 năm. Kết quả cho thấy rằng trên thang điểm 10, những người trẻ đánh giá sự hài lòng về cuộc sống tương lai (“Bạn nghĩ 5 năm sau bạn sẽ cảm thấy thế nào?”) ở mức 7.27, trong khi những người trung niên chỉ đưa ra mức 6.45, và người lớn tuổi thì đánh giá chỉ ở mức 6.14, thấp hơn một điểm so với thanh niên. Theo lời của chính các tác giả ấy: 


“Chúng tôi nhận ra rằng từ bé đến lớn, con người thích nghi với các dự kiến về sự hài lòng trong cuộc sống tương lai theo các cách từ lạc quan đến thực tế, và từ thực tế đến bi quan.” (p.258)


Một thí nghiệm khác thực hiện cho những người ở độ tuổi từ 70 đến 104 kết luận rằng “với mỗi một năm sống thêm, người già sẽ đặt ra ít kế hoạch cho tương lai hơn và trở nên ít lạc quan hơn. Với mỗi một người già, chỉ số giảm sút của cái nhìn về một tương lai tích cực thể hiện quan điểm rất thực tế phù hợp và hữu ích hơn là có một cái nhìn tổng quát tích cực và viển vông cho tương lai.” (p.385)


Không khó để nhận ra tại sao việc già đi già đi, đặc biệt khi bước qua tuổi 75, lại làm giảm sự lạc quan của một người. Có ít nhất ba lí do. Thứ nhất, nhận thức rằng thời gian họ còn lại trên trái đất này có hạn và đang trôi đi nhanh chóng ngày càng trở nên rõ rệt trong suy nghĩ của con người, nó tạo nên một bóng đen về những kỳ vọng trong tương lai. Thứ hai, mỗi một cuộc sống khó khăn, cho dù là nghỉ việc, ly dị sau một cuộc hôn nhân lâu dài hay là những đau đớn về thể chất như đau tim hoặc gãy xương đều để lại tổn thương. Một cuộc nghiên cứu của những người ở độ tuổi 60 cho thấy những người phải trải qua những sự kiện tiêu cực có mức độ lạc quan thấp một cách trầm trọng trong vòng ba năm sau đó. Thứ ba, và có thể là quan trọng nhất, với mỗi tiếng kêu cót két của khớp cơ thể và cơn đau co thắt, với mỗi sự ra đi của người bạn thời thơ ấu, và với mỗi sự kiện dần bị lãng quên hay trí nhớ bị mất, tương lai sẽ không còn tươi sáng nữa.



Điều thú vị là, xu hướng suy giảm sự lạc quan không xảy ra với tất cả mọi người.


Tin này không phải hoàn toàn tồi tệ. Nghiên cứu gần đây vẽ ra một bức tranh sắc thái về mối quan hệ giữa tuổi tác và sự lạc quan. Không phải ai cũng tiêu cực đi khi họ già đi. Vài người thật ra còn có thể lạc quan và hy vọng hơn về tương lai của họ. Và xu hướng này phụ thuộc cả vào yếu tố cá nhân lẫn văn hoá. 


Văn hoá đóng vai trò quan trọng. Người Mĩ có xu hướng trở nên lạc quan hơn khi họ già đi, trong khi đó người Trung Quốc lại trở nên bi quan hơn.


Trong môi trường đầy rẫy cạm bẫy như ngày nay, nơi mà các phương tiện truyền thông liên tục đưa hàng loạt tin xấu, điều này nghe có vẻ ngạc nhiên. Nhưng trong các nghiên cứu gần đây thực hiện bởi nhà tâm lý học Jin You, Helene Fung, và Derek Isaacovitz, các tác giả so sánh những điểm khác biệt về sự lạc quan theo thời gian giữa người Trung Quốc và người Mĩ từ 18 đến 84 tuổi. Những gì họ tìm ra là sự khác biệt rõ rệt giữa các nền văn hoá tác động tới sự thay đổi của tinh thần lạc quan theo tuổi tác. Đối với người Mĩ, chủ nghĩa lạc quan được củng cố cùng với tuổi của họ. Nhưng người Trung Quốc lại trở nên bớt lạc quan đi khi họ già đi.


Tại sao lại như vậy? Các tác giả cho rằng văn hoá ở Mỹ chú trọng vào những giá trị thúc đẩy con người tập trung vào những điều tích cực về bản thân họ và về môi trường. (Sự điên cuồng của các phương tiện truyền thông có thể là do may mắn). Như các kinh nghiệm này được tích luỹ, thế giới quan tích cực sẽ làm tăng thêm kỳ vọng của người Mỹ rằng những điều tốt đẹp sẽ xảy ra với họ trong tương lai. Mặt khác, người Trung Quốc có văn hoá cố gắng hoà hợp để duy trì các mối quan hệ xã hội. Trở nên nổi bật không được khuyến khích và việc coi trọng nhu cầu của người khác không được coi trọng. Theo thời gian, việc phủ nhận bản thân vì mục đích của người khác xảy ra lặp đi lặp lại và gây ra một hiệu ứng tồi, khiến người Trung Quốc bớt lạc quan hơn khi họ lớn lên.


Cuộc tranh luận về tuổi tác và sự lạc quan đưa ra hai câu hỏi quan trọng. Liệu lạc quan có đem lại lợi ích về sức khoẻ không? Hoặc liệu rằng sẽ tốt hơn khi có một cái nhìn thực tế về tương lai, ngay cả khi cái nhìn ấy đen tối và ảm đạm? 


Biên dịch: Bò.

Biên tập: Rabbie

Ảnh: Burst

Tham khảo: https://www.psychologytoday.com/us/blog/the-science-behind-behavior/201607/do-we-become-less-optimistic-we-grow-older?collection=1092384

BẢN THẢO
Bài viết liên quan