Cơ sở khoa học của những quyết định thiếu sáng suốt

Ai trong chúng ta cũng sẽ đưa một vài quyết định thiếu sáng suốt trong cuộc sống. Tuy nhiên, một số người dường như có xu hướng mắc phải sai lầm này nhiều hơn tất cả.

Một điều hiển nhiên rằng tất cả chúng ta đôi khi đều sẽ đưa ra những quyết định thiếu sáng suốt.Nhưng tại sao một số người dường như có xu hướng mắc phải sai lầm này nhiều hơn những người khác?

 

Trong một bài báo gần đây, Tiến sĩ Ellen Hendriksen đưa ra ba nguyên nhân của việc đưa ra những quyết định thiếu sáng suốt, đồng thời giúp chúng ta nhận thức rõ những hành động cần làm để chấm dứt tình trạng này:

 

Thích và khao khát

 

Nguồn ảnh: Pinterest

 

Theo góc độ khoa học và tâm lý mà nói, có hai loại khoái cảm mà não chúng ta sẽ phản ứng lại đó là “thích” và “ muốn”. “ Thích” là một trạng thái hạnh phúc và thỏa mãn, như sự hài lòng của chúng ta sau một bữa ăn ngon. Còn “muốn” lại có một chút khác biệt. Nó xuất phát từ sự thỏa mãn khi theo đuổi một thứ gì đó, một cảm giác hưng phấn và đầy cám dỗ.

 

Về cơ bản, đó là sự thèm muốn và hồi hộp trong một cuộc rượt đuổi, giống như khi theo đuổi “ một cậu trai hư” trên đại học hoặc như lúc tìm kiếm một loại thuốc cấm. Nghiên cứu cho thấy dopamine đóng vai trò quan trọng trong việc khiến chúng ta muốn thứ gì đó, nó gửi tín hiệu củng cố tích cực đến não khiến cho ham muốn của chúng ta tăng cao hơn. Cho nên, chúng ta sẽ cố gắng đạt được những thứ mình muốn dù biết rằng quyết định đó sẽ khiến chúng ta phải hối hận. Tuy nhiên, việc lưu tâm đến lối suy nghĩ cưỡng bách này cũng có thể mang lợi những lợi ích nhất định, nó giúp chúng ta có thể tưởng tượng ra viễn cảnh có thể xảy ra trước khi hành động.

 

Không có thứ gì khiến chúng ta khao khát hơn nữa.

 

Một nhân tố khác góp phần vào việc đưa ra những quyết định tồi đó là chính là bản năng tự nhiên của con người luôn khao khát những thứ mình không có. Khi chúng ta bị nói rằng bản thân không thể có thứ gì đó, não sẽ khiến chúng ta muốn nó hơn. Ví dụ, khi tôi còn ở trong nhà giam, tôi từng rất muốn được ăn dâu tây. Đừng hiểu sai ý tôi nhé, tôi vẫn luôn thích dâu tây, nhưng khi được nói rằng tôi không thể ăn dù chỉ một quả trong suốt vài năm, việc này đã khiến nỗi ám ảnh của tôi lên đến cực điểm.

 

 

Nguồn ảnh: Pinterest


Điều này diễn ra tương tự với những chuyện khác như là ăn kiêng, hút thuốc,nghiện ma túy. Việc đột ngột tước đoạt mọi thứ của bản thân có thể khiến những khao khát này càng mãnh liệt hơn, vì thế tốt hơn hết nên dành cho bản thân “những thú vui hiếm có” như một tô kem hoặc một điếu thuốc. Tuy nhiên nhìn từ góc độ nghiện ma túy, một hoặc hai lần thất bại có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực hơn.Thay vì tập trung vào sự thật là bạn không thể có thứ gì đó, tốt hơn hết bạn nên học cách suy nghĩ theo một hướng khác và lấp đầy những khoảng trống với những người bạn mới cùng những niềm yêu thích khác.

 

Hiệu ứng “ Chẳng sao cả” _ “ What the hell”

 

Hiệu ứng này hiểu đơn giản là khi phạm phải một sai lầm nào đó, chúng ta sẽ sử dụng nó như một lời biện minh để thực hiện những việc còn lại. Ví dụ, bạn nghĩ " Mình đã phá vỡ chế độ ăn kiêng khi ăn chiếc bánh này, vì vậy - chẳng sao cả- mình cũng có thể ăn hết phần còn lại." Về cơ bản, trong tình huống này, một quyết định tồi tệ nhất thời đã gây ra hậu quả lớn hơn, khiến chúng ta tạm thời quên mất mục tiêu cuối cùng của mình.

 

Giống như những nhân tố khác, chìa khóa ở đây đó là nhận thức hành động của bản thân cũng như cách tư duy. Một thất bại nhỏ không có nghĩa cuộc sống của bạn đã kết thúc. Hãy bỏ qua những muộn phiền, học hỏi từ những lỗi lầm và tiến về phía trước.

____________

Người dịch: Lý Lan

Biên tập viên: toietmoi

Link bài gốc: The Science of Making Bad Decisions - Wellness, Disease Prevention, And Stress Reduction Information (mentalhelp.net)

 

BẢN THẢO
Bài viết liên quan