Con gái của những bà mẹ tự ái: Mối liên kết của sự ích kỷ và lạnh lùng

Con gái của những người mẹ tự ái thường lớn lên dưới cái bóng đáng sợ của một người phụ nữ. Đặc điểm chính của kiểu giáo dục này là kiểm soát và thiếu sự đồng cảm. Người mẹ sẽ …

Con gái của những người mẹ tự ái thường lớn lên dưới cái bóng đáng sợ của một người phụ nữ. Đặc điểm chính của kiểu giáo dục này là kiểm soát và thiếu sự đồng cảm. Người mẹ sẽ cố gắng để tạo một bảo sao y của chính mình trên con gái của họ. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là cô ấy đang hướng ý nghĩ về cái tôi của mình và những bất an nhắm vào cô ấy. Kiểu giáo dục này được nhận biết bởi sự phụ nhận bản thân, sự phụ thuộc và đau khổ.Tôi có đủ tốt cho mẹ mình không? Đó là một trong những câu hỏi phổ biến trong tâm trí của những đứa con gái của những người mẹ tự ái. Nhưng những thứ mà họ cuối cùng nhận ra là mẹ của họ hoàn toàn không hề có bản năng làm mẹ.

Là các chuyên gia trong việc xóa bỏ danh tính và đánh tan mọi cố gắng trong việc độc lập, những người mẹ tự ái là một trong những kiểu người phức tạp và độc hại nhất ở đời. Bộ phim về điều này: Gửi mẹ thân yêu nhất (Mommie Dearest). Quay về những năm 1980, có một bộ phim lấy đúng trường hợp này. Bộ phim Mommie Dearest được làm nên dựa trên một cuốn sách rất thành công của tác giả Christina Crawford, con gái của một diễn viên nổi tiếng Joan Crawford.

woman sitting on grey concrete fence during daytime

Trong những trang của quyển sách mà ban đầu cô ấy chỉ muốn viết về một tiểu sử của một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trong ngành phim ảnh nhưng cuối cùng lại phơi bày một câu chuyện về việc bị lạm dụng tâm lý. Nó là một câu chuyện của một bà mẹ tự ái làm ngược lại hoàn toàn những điều truyền thống trong việc nuôi lớn một đứa trẻ. Những gì cô ấy muốn chính là tạo ra một phiên bản khác của chính bản thân mình thông qua con gái của cô. Như bạn có thể đoán ra là kết quả thật kinh khủng…“Tôi luôn phải làm việc và làm việc cho đến khi bản thân sống dở chết dở, và tôi nghe mọi người nói là, “Cô ấy đang dần già đi.” Và tôi đã nhận được gì từ việc này? Một đứa con gái… một đứa con luôn quan tâm đến những chiếc váy đẹp đẽ tôi dành tặng cho nó… như chính cách nó quan tâm đến tôi vậy.” – Mommie Dearest (1981)

Những đứa con gái của những bà mẹ ái kỷ: không điều gì là đủ tốt.

Một điều mà chúng ta nên chỉ ra được là không phải tất cả những người phụ nữ có kiểu hành vi tự ái đều mắc bệnh rối loạn nhân cách tự ái thực sự, dựa trên những định nghĩa của DSM-5 (Chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần). Họ thường có những đặc điểm tương đồng nhưng họ có thể hoạt động bình thường trong một mức độ xã hội và cá nhân nào đó. Nhưng vẫn có một sự thật về họ là họ không hoàn toàn đủ năng lực để nuôi nấng một đứa trẻ.

Những gì mà lòng tự ái của người mẹ này hoàn toàn làm giảm đi tình cảm mẹ con. Nó cũng khiến cô gái nhỏ bé ấy gần như không thể trở thành một người phụ nữ độc lập, tự tin. Bạn có thể tự hỏi bản thân về những điều tương tự với những đứa con trai. Và câu trả lời rất đơn giản là nó cũng chẳng tốt đẹp gì cho cam. Trong kiểu gia đình như vậy thì tất cả quyền kiểm soát đều nằm hoàn toàn vào những người mẹ tự ái. Sự mệt mỏi và những ảnh hưởng từ tính cách của các bà mẹ sự kiểm soát tất tần tật mọi thứ trong căn nhà.

Nhưng những đứa con gái của những bà mẹ tự ái sẽ chịu đựng nhiều hơn vì một số lý do. Đầu tiên là bởi vì những người mẹ này đều đặt hết tâm trí vào những đứa con gái của họ. Họ giống như là một bức tranh trống rỗng cho cái tôi của các bà mẹ nhưng đồng thời các bà mẹ xem họ như một mối đe dọa.

woman in black jacket standing beside blue metal fence during daytime

Những người mẹ này biết rằng luôn có những cơ hội mà các đứa con gái của họ có thể vượt qua họ. Nó không quan trọng có phải là (vượt qua) về sắc đẹp, sự thông minh, quyết tâm, sự độc lập, etc.. Bây giờ chúng ta cùng xem xét một vài cách kiểm soát xung quanh loại liên kết có hại này. Để giữ được mối quan hệ với những người mẹ tự ái vừa phức tạp vừa mệt mỏi. Việc luôn nhớ là họ thiếu sự đồng cảm cho những đứa con của họ là điều vô cùng quan trọng.

Sự vô ích của những đứa con gái của những người mẹ tự ái.

Những người mẹ tự ái thường thiết lập những kỷ luật không thương tiếc. Họ lo lắng nhiều vào việc thế giới đánh giá con gái họ như thế nào hơn là thấu hiểu con gái họ cảm thấy thế nào, muốn gì hay cần gì. Từ những tuổi đầu, những kiểu bà mẹ này thường từ chối tiếp nhận cảm xúc con gái họ bằng việc thờ ơ hoặc chỉ trích. Những kiểu bà mẹ như vậy thường sẽ hủy hoại hoàn toàn khả năng của con gái mình trong việc phát triển nhân cách. Sự thiếu tự trọng thường là những vấn đề lớn đối với họ. Nhưng họ cũng sẽ mắc phải sự thiếu tự tin cũng như bất lực và cuối cùng là cần sự chấp thuận từ người mẹ trong mọi tình huống.

Sự phụ thuộc sẽ càng ngày càng nặng hơn qua thời gian rồi cuối cùng chuyển sang họ cảm thấy xấu hổ. Sự xấu hổ này sẽ dần trở thành độc hại bởi vì cần rất nhiều thời gian để họ kết thúc việc nghĩ rằng bản thân không đáng để yêu thương.

Bạn đừng bao giờ tranh đấu với một người mẹ tự ái

Như chúng ta đã đề cập trước đó, những người mẹ tự ái thường xem con gái của họ như tấm gương phản chiếu của bản thân họ. Họ muốn con gái của mình phải như họ. Đó là lý do tại sao họ phải trở nên thật hoàn hảo và đưa ra những lựa chọn giống hệt mẹ của họ. Những kiểu người mẹ này sẽ ảnh hưởng tới con gái của họ trong mọi thứ từ khẩu vị, đối tượng, tình bạn và cả các mối quan hệ. Nhưng điều đó thường dẫn tới những tác dụng phụ vô cùng ngược đời và có hại. Những người mẹ như vậy thường cảm thấy ghen tị. Đó như là một cái bóng không bao giờ tách rời khỏi đứa con gái của họ, giống như mặt nạ làm chết ngạt con gái mình. Những gì xảy ra như một kết quả thường có vẻ rất kỳ lạ. Họ không bao giờ để con gái họ đi chơi với những người cụ thể, đồng thời họ cũng bắt đầu tán tỉnh những người đó nếu họ có mặt. Một điều mà những đứa con gái của những bà mẹ tự ái đều biết là những bà mẹ sẽ không bao giờ có mặt ở đó để bênh vực họ.

pink and brown cherry blossom tree during nighttime

Con gái được sinh ra chỉ để làm hài lòng những bà mẹ tự ái của họ.

Một bà mẹ tự ái thường đòi hỏi sự chú ý của con gái của mình. Cô ấy phải buộc bản thân mình để lấp đầy những thứ cô ấy cần, hoàn thành kỳ vọng của cô ấy mà không nổi trội quá nhiều. Bằng cách này, cô ấy sẽ không bao giờ vượt qua được mẹ mình. Và để đảm bảo mọi việc sẽ như vậy, những người mẹ này sẵn sàng thao túng con gái của họ, làm bẽ mặt chúng và phá hủy lòng tự trọng của chúng.

Làm thế nào để bạn chữa lành những vết thương từ một người mẹ tự ái?

Rất nhiều đứa con gái của những bà mẹ tự ái mắc phải việc trầm cảm thật sự. Đó là một vết thương mà họ “nhận” được trong quá trình trưởng thành với một nhân cách lệch lạc và hàng tá những cảm xúc. Họ phải đối mặt với cảm giác xấu hổ. Nên họ phải tự giải quyết những ảnh hưởng của việc phụ thuộc vào người khác. Nhưng, bạn có thể đoán được đấy, chính là không dễ dàng gì. Có một vài thứ mà bạn có thể sống sót được miễn là bạn nhận được sự giúp đỡ đúng đắn, bạn thậm chí có thể chữa lành nhờ nó. Có những nhà trị liệu chuyên về những trường hợp như thế này. Họ sẽ giúp bạn từng bước một để vượt qua được trầm cảm. Điều đầu tiên chính là thay thế những giọng nói nội tâm tiêu cực, chỉ trích bằng một giọng mới: giọng của chính bạn. Đó là một giọng nói sẽ tôn trọng, yêu thương và khát vọng để trưởng thành.

Bước thứ hai là tìm cách để tách bản thân ra khỏi họ và đặt ra giới hạn. Bạn phải học cách ưu tiên bản thân trước và giành cho bạn những khoảnh không xứng đáng. Bằng cách đó bạn có thể tự định hướng lại bản thân. Hoặc bạn có thể thậm chí sống hoàn toàn với sự độc lập và cuối cùng là thoát khỏi hoàn toàn những ảnh hưởng từ người mẹ tự ái của mình. Tuy nhiên, để làm được hết việc đó sẽ cần rất nhiều thời gian. Trong nhiều trường hợp, nó có nghĩa là phải tránh xa khỏi người mẹ tự ái của mình. Trong lần đầu tiên trong cuộc đời, bạn phải cởi mở làm những thứ sẽ gây nên sự lo lắng to lớn và thất vọng tới mẹ mình. Nhưng làm được bước này sẽ như là một “sự đầu tư” cho sức khỏe tâm lý và chất lượng cuộc sống của bạn.

Translator: LNT 

Source: https://exploringyourmind.com/daughters-narcissistic-mothers/

Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

Website: https://acrazymind.vn/

A Crazy Mind (Page): https://www.facebook.com/acrazymindVN/

Viết để trưởng thành (Page): https://www.facebook.com/acm.vietdetruongthanh

The Tree Of Life (Page): https://www.facebook.com/TheTreeOfLifeVN/

A Crazy Mind – Viết để trưởng thành (nhóm công khai): http://bit.ly/Group-VDTT

Câu chuyện điên rồ của tôi (nhóm riêng tư): https://bit.ly/acm-cauchuyendienro

A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL

A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan