Con người thường hạnh phúc nhất ở độ tuổi nào?

Hạnh phúc không phải một điểm đến mà là hành trình chúng ta đang đi

Con người cảm thấy hạnh phúc nhất ở độ tuổi nào? Hạnh phúc về mặt ngữ nghĩa là một khái niệm mơ hồ và chủ quan. Nguyên nhân là do định nghĩa về hạnh phúc đối với mỗi người không giống nhau. Tuy nhiên, bạn cần hiểu hạnh phúc là gì nếu thực sự muốn trải nghiệm thế nào là hạnh phúc và sự viên mãn.


Hạnh phúc là một trạng thái tuyệt vời và vô cùng thú vị khiến con người say đắm và chìm trong sự hài lòng thỏa mãn nội tâm. Hạnh phúc là khi bạn gặp được một người tuyệt vời hay mua được căn nhà mơ ước. Nhiều người cho rằng hạnh phúc không tồn tại ở cuộc sống này, nói cách khác hạnh phúc chỉ là những giây phút nhất thời. Những khoảnh khắc đời thường bình yên và thư thái vốn đã là một trạng thái của hạnh phúc. 


Những người hạnh phúc nhất là những người tồn tại không gì hơn một cỗ máy tiêu hóa thức ăn có nhận thức lờ mờ, biết tận hưởng những thăng hoa hiếm có. Trí tuệ và tư duy chỉ thực sự cần thiết cho việc kiếm tìm thức ăn.” -Pasi Ilmari Jääskeläinen-


Cơ chế của hạnh phúc


Tuy nhiên, hạnh phúc là một trạng thái của con người. Tâm lý học, thần học và triết học tiếp tục công cuộc nghiên cứu khái niệm này một cách sâu rộng. Khái niệm này cũng được các nhà khoa học chính trị và kinh tế học phân tích. 


Tuy nhiên, từ góc độ tâm lý học tích cực, hạnh phúc là một trạng thái mà con người cảm thấy khỏe mạnh và mãn nguyện, sống thoải mái và yêu cuộc sống ấy. Nói cách khác, hạnh phúc là khi ta sống một cuộc đời ý nghĩa, có mục đích và vô cùng hài lòng. 


Trong cuốn “The How of Happiness” (tạm dịch: Làm thế nào để trở nên hạnh phúc), Sonja Lyubomirsky nói rằng hạnh phúc là có được niềm vui, sự hài lòng, trạng thái sức khỏe và tinh thần tích cực. Đó còn là cảm nhận về một cuộc sống tươi đẹp, ý nghĩa và đáng sống.


Có được hạnh phúc chính là một trạng thái kiếm tìm những điều mang lại niềm vui và sự thỏa mãn, làm nên sức khỏe và sự mãn nguyện mà chúng ta mong mỏi bấy lâu. Đó là lý do tại sao khái niệm này lại mang tính chủ quan và mỗi người lại có định nghĩa khác nhau.


Độ tuổi nào con người ta thường cảm thấy hạnh phúc nhất?



Hạnh phúc và suy nghĩ tích cực


Duy trì và thúc đẩy những suy nghĩ tích cực là một cách để có được hạnh phúc. Nhà kinh tế học Benjamin Radcliff và nhà chính trị học Amitava Krishna Dutt gần đây cho xuất bản cuốn “Happiness, a Quick Immersion” (tạm dịch: Hạnh phúc, sự đắm chìm chóng vánh). Cụ thể, cuốn sách thảo luận về việc liệu tiền có mua được hạnh phúc hay không. 

Ngoài ra, theo lý thuyết của họ, có 3 nền tảng chủ chốt để tạo nên hạnh phúc:


  • Sự cân bằng của những cảm xúc nhất thời, giữa tích cực (niềm vui) và tiêu cực (lo lắng)
  • Sự tự đánh giá có nhận thức về cuộc sống theo một cách lâu dài nói chung
  • Khả năng tìm ra ý nghĩa của cuộc sống 


Thêm vào đó, trong một nghiên cứu gần đây thuộc Đại học Emmanuel, giáo sư tâm lý học Clare Mehta đã tiến hành phân tích trải nghiệm của nhóm người thuộc độ tuổi 30–40 tuổi trong hơn 4 năm. 


Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng 36 là độ tuổi hạnh phúc nhất của một người. Thực vậy, rất nhiều người đã lý tưởng hóa tuổi trẻ của mình mà thiếu đi tinh thần trách nhiệm và những nhiệm vụ nhàm chán. Tuy nhiên, những người khác lại thích độ tuổi đánh dấu những bước ngoặt trong cuộc đời họ. Trong số đó có thể là kết hôn, có con, mua nhà, ly dị, thay đổi công việc, quyết định không sinh con. 


Hạnh phúc là một hành trình và là quá trình đấu tranh


Nghiên cứu chỉ ra rằng, “hạnh phúc không phải điểm đến mà là hành trình chúng ta đang đi”. Cũng theo tác giả nghiên cứu, “tôi thấy những người trưởng thành hạnh phúc nhất khi họ đã ổn định nhưng vẫn nỗ lực phấn đấu. Do đó, 30 đến 40 tuổi là một giai đoạn quý giá hơn bạn tưởng”.


Những người tham gia nghiên cứu này cảm thấy bị choáng ngợp bởi những thử thách mà họ phải đối mặt, nhưng đồng thời cũng cảm thấy thỏa mãn hơn. Điều này có nghĩa là, bất kể điều gì gây ra những căng thẳng tích cực sẽ mang lại nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn cho một người. 


Theo kịp với công việc, phát triển công việc, chăm sóc người khác kể cả là con cái hay cha mẹ đều là những trách nhiệm khó khăn nhưng lại là cội nguồn của những cảm xúc tích cực.


Cuối cùng, những thay đổi trong công việc, những thử thách, việc đặt ra và đạt được thành tựu ngắn, dài hay trung hạn, các mối quan hệ và những kỹ năng thiết yếu để đối mặt với cuộc sống mà con người đang đấu tranh hay làm việc từ độ tuổi đôi mươi căn bản đã là cuộc sống. Đó là những khoảnh khắc mà chúng ta thu được sự tự tin về bản thân mình. 


_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _


Dịch bởi : Van Anh

Biên tập : Phoebe Trịnh

Source : https://exploringyourmind.com/at-what-age-are-people-usually-happiest/

Nguồn ảnh: Pexels

BẢN THẢO
Bài viết liên quan