6 Cách Mà Xã Hội Hiện Đại Tác Động Tiêu Cực Đến Sức Khỏe Tâm Lý

Triết lý của Chủ nghĩa lãng mạn nói với chúng ta rằng ở ngoài kia rồi sẽ có một người vô cùng đặc biệt có thể khiến chúng ta thực sự hạnh phúc. Thế giới ngày nay trở nên tuyệt …

Triết lý của Chủ nghĩa lãng mạn nói với chúng ta rằng ở ngoài kia rồi sẽ có một người vô cùng đặc biệt có thể khiến chúng ta thực sự hạnh phúc.

Thế giới ngày nay trở nên tuyệt vời trên nhiều phương diện  (dịch vụ y tế tốt, ô tô chắc chắn, chúng ta cũng có thể dễ dàng liên lạc với bà của mình ở Scotland từ Mexico) – nhưng đáng buồn thay điều đó cũng có liên kết mạnh mẽ với việc hình thành chứng lo âu mức độ cao và trầm cảm mức độ thấp thường gặp.

Có sáu điểm đặc trưng của thế giới hiện đại có ảnh hưởng đến các chứng rối loạn tâm lý này. Mỗi đặc điểm đều có khả năng điều trị theo một phương pháp riêng, để có thể hiểu rõ, chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh này.

Sáu điểm đặc trưng ấy là: 

1. Chế độ nhân tài: 

Xã hội của chúng ta cho thấy ai cũng có thể tự do thành công nếu họ có tài năng và nghị lực. Mặt trái của ý tưởng tự do và tốt đẹp này là việc thất bại không được coi như là tai nạn hay rủi ro mà là dấu hiệu chắc chắn của sự thiếu năng lực hay lười biếng. Nếu những người ở “top đầu” xứng đáng được hưởng thành công của họ, vậy những người ở “top dưới” chắc hẳn chỉ đáng có được thất bại. Một xã hội đề cao chế độ nhân tài biến nghèo đói từ một vấn nạn trở thành bằng chứng cho việc đáng bị chỉ trích và những người thất bại do gặp rủi ro trở thành những kẻ thất bại. 

Phương pháp “chữa trị” dành cho đặc điểm này là một niềm tin mạnh mẽ được thừa nhận về phương diện văn hóa trong hai quan điểm: may mắn – thành công không chỉ dựa vào tài năng và nỗ lực; và bi kịch – người tốt hay tử tế cũng có thể thất bại và đáng được cảm thông thay vì khinh miệt.

2. Chủ nghĩa cá nhân

Một xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân cho thấy các cá nhân và những thành tựu của họ là điều quan trọng nhất, mỗi người đều có số mệnh riêng của mình. Cộng đồng không đáng được quan tâm ở đây; đoàn thể không dành cho những kẻ thất bại. Và việc trở nên “bình thường” được coi như một lời nguyền. Kết quả là một kiểu người mà hầu hết chúng ta đều trở thành, đều có liên quan tới, sự thất bại dị thường. 

Cách “chữa trị” là phải đề cao cuộc sống bình thường tươi đẹp ấy – trân trọng những điều thú vị diễn ra và những nghĩa cử cao đẹp thầm lặng mỗi ngày.

3. Chủ nghĩa thế tục

(Lời biên tập: Thế tục là trạng thái trong đó chủ thể tách biệt khỏi tôn giáo hoặc không liên kết hay chống đối bất kỳ giáo phái nào.)

Các tầng lớp theo chủ nghĩa thế tục không tin tưởng bất cứ thứ gì lớn hơn hoặc vượt qua chính họ. Các tôn giáo đã từng có chức năng bộc lộ những thói nhu nhược và sự xung đột địa vị giữa chúng ta. Nhưng bây giờ không có gì có thể làm kinh ngạc hay thuyết phục con người, thành công và bất hạnh của họ quan trọng hơn tất cả. 

Cách “chữa trị” ở đây là sử dụng trí tuệ siêu việt thường xuyên để tạo ra góc nhìn tốt đẹp đối với những bất hạnh cá nhân: âm nhạc, những ngôi sao trong đêm, không gian mênh mông của sa mạc hay đại dương sẽ an ủi chúng ta theo những cách khác nhau.

4. Chủ nghĩa lãng mạn:

Triết lý của Chủ nghĩa lãng mạn nói với chúng ta rằng ở ngoài kia rồi sẽ có một người vô cùng đặc biệt có thể khiến chúng ta thực sự hạnh phúc. Tuy nhiên hầu hết chúng ta buộc phải gắn bó với những mối quan hệ với mức độ chịu đựng nhất định đối với những người tuyệt vời trong khía cạnh này và khó tính trong khía cạnh khác. Nó giống như một thảm họa vậy – nếu so sánh với những hy vọng to lớn ban đầu của chúng ta. 

Phương pháp cho vấn đề này là chúng ta phải thấy rõ được mình không sai: chúng ta chỉ đang tin vào một giấc mơ không thực mà thôi. Thay vì đó, chúng ta nên có những hoài bão bên cạnh tình bạn và tình yêu thuần khiết.

 5.Truyền thông

Truyền thông chiếm ưu thế và vị trí rất lớn trong cuộc sống của chúng ta – nhưng lại thường gây sợ hãi, lo lắng, hoảng loạn và tức giận trong khi phủ nhận vai trò trung gian của chúng ta hay bất cứ cơ hội hữu ích nào cho những hành động của cá nhân. Truyền thông thường chú trọng đến những mặt thiếu sót nhất trong bản chất con người, đồng thời bỏ qua sự hiện diện của những mục đích tốt, trách nhiệm và có phẩm hạnh để tạo sự cân bằng. Tệ nhất là nó buộc chúng ta sử dụng “công lý đám đông” (khi đám đông tự phán quyết và thi hành luật pháp).

Điều cần làm ở đây là cung cấp các tin tức tập trung vào giải pháp và các vấn đề nói chung thay vì lan rộng sự giận giữ, cường điệu hành vi đổ lỗi và những biểu tượng “quái vật” – đồng thời thường xuyên nhắc nhở chính mình sử dụng những thông tin đến từ đời sống và kinh nghiệm thực tiễn của chúng ta.

6. Chủ nghĩa hoàn hảo

Xã hội hiện đại đặt áp lực lên chúng ta phải trở nên sâu sắc, đúng mực và hoàn hảo, coi đó là nhiệm vụ phải hoàn thành. Bởi vậy, chúng ta cuối cùng miễn cưỡng chính mình, cảm thấy yếu đuối và đã lãng phí cuộc đời mình. 

Để khắc phục vấn đề này, chúng ta cần một văn hóa liên tục khuyến khích tư tưởng rằng hoàn hảo không nằm trong tầm tay – đôi khi có những suy nghĩ hơi (hay ở một số thời điểm rất) không tốt là một phần không thể tránh được của con người; điều chúng ta cần nhất là những người bạn tốt có thể cùng ngồi và bàn luận một cách chân thật về nỗi sợ hãi và thương tổn thực sự.

Các tác động do rối loạn tâm lý mang lại hiện nay đa dạng và liên tục biến đổi hơn rất nhiều so với các phương pháp chữa trị cần thiết. Chúng ta xứng đáng có được chút thương cảm cho cái giá phải trả khi sinh ra trong thời hiện đại. Hy vọng các phương pháp điều trị hiện nay sẽ mở ra cơ hội cho cả cá nhân và tập thể, nếu như chúng ta thừa nhận một cách rõ ràng, đầy đủ nguyên nhân của những lo âu và buồn phiền thực sự của chúng ta.

————————————-
Dịch: Thanh Dang
Biên tập: Linh Vũ
Minh họa: Gia Khánh
Nguồn: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/how-the-modern-world-makes

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan