Nhân cách đề cập đến những đặc điểm và khuôn mẫu lâu đời thúc đẩy các cá nhân suy nghĩ, cảm nhận và hành xử theo những cách cụ thể. Nhân cách của chúng ta là những gì làm cho chúng ta trở thành những cá nhân độc đáo. Mỗi người có một khuôn mẫu riêng về các đặc điểm bền vững, lâu dài và cách thức mà họ tương tác với các cá nhân khác và thế giới xung quanh họ. Nhân cách từ bắt nguồn từ chữ persona trong tiếng Latinh. Trong thế giới cổ đại, mỗi nhân vật là một chiếc mặt nạ được đeo bởi các diễn viên. Mặc dù chúng ta có xu hướng nghĩ về một chiếc mặt nạ đeo vào nhằm che giấu danh tính của mình, nhưng chiếc mặt nạ sân khấu ban đầu được sử dụng để đại diện hoặc thể hiện cho một đặc điểm nhân cách của mỗi một nhân vật cụ thể.


Nhân cách đã được nghiên cứu trong hơn 2000 năm khởi đầu với Hippocrates. Các lý thuyết gần đây hơn về nhân cách đã được đề xuất, bao gồm cả quan điểm tâm động học của Freud, cho rằng nhân cách được hình thành thông qua những trải nghiệm thời thơ ấu. Các quan điểm khác sau đó xuất hiện để phản ứng với quan điểm tâm động học, bao gồm quan điểm học tập, nhân văn, sinh học, đặc điểm và văn hóa. Một số khía cạnh trong nhân cách của chúng ta phần lớn bị kiểm soát bởi di truyền; tuy nhiên, các yếu tố môi trường (chẳng hạn như tương tác trong gia đình) và quá trình trưởng thành có thể ảnh hưởng đến cách thể hiện nhân cách của trẻ.


Sigmund Freud trình bày lý thuyết toàn diện đầu tiên về nhân cách. Ông cũng là người đầu tiên nhận ra rằng phần lớn cuộc sống tinh thần của chúng ta diễn ra bên ngoài nhận thức có ý thức của chúng ta. Freud cũng đề xuất ba yếu tố cấu thành nhân cách của chúng ta: IdEgo và Super Ego. Công việc của Ego là cân bằng các động lực tính dục và hung hăng của Id giữa lý tưởng, đạo đức của Super Ego. Freud cũng nói rằng nhân cách phát triển qua một loạt các giai đoạn tâm lý tính dục [psychosexual]. Trong mỗi giai đoạn phát triển nhân cách, sự khoái lạc tập trung vào một khu vực cụ thể. Nếu gặp trục trặc không thể giải quyết được một giai đoạn nào đó có thể khiến một người bị cắm chốt [fixated] trong giai đoạn đó, dẫn đến những đặc điểm nhân cách không lành mạnh. Và ngược lại nếu giải quyết thành công các vấn đề trong mỗi giai đoạn thì dẫn đến một người trưởng thành khỏe mạnh về nhân cách.



Các nhà lý thuyết hành vi xem nhân cách được định hình và tác động đáng kể bởi các yếu tố củng cố và hậu quả từ bên ngoài. Mọi người cư xử một cách nhất quán dựa trên sự học hỏi trước đó. B. F. Skinner nói rằng chúng ta thể hiện các mẫu hành vi nhất quán, bởi vì chúng ta đã phát triển một số khuynh hướng phản ứng nhất định. Mischel tập trung vào các mục tiêu cá nhân đóng vai trò như thế nào trong quá trình tự điều chỉnh của cá nhân. Albert Bandura nói rằng môi trường của một người có thể xác định hành vi, nhưng đồng thời, mọi người có thể ảnh hưởng đến môi trường bằng cả suy nghĩ và hành vi của họ, được gọi là thuyết tương hỗ [eciprocal determinism]. Bandura cũng nhấn mạnh cách chúng ta học hỏi từ việc quan sát người khác. Ông cảm thấy rằng hình thức học tập này cũng góp phần vào sự phát triển nhân cách của chúng ta. Cuối cùng, Rotter đề xuất khái niệm điểm kiểm soát tâm lý [locus of control], đề cập đến niềm tin của chúng ta về sức mạnh mà chúng ta có đối với cuộc sống của mình. Ông nói rằng mọi người rơi vào một sự liên tục giữa vị trí kiểm soát hoàn toàn bên trong và hoàn toàn bên ngoài.

Các nhà tâm lý học nhân văn Abraham Maslow và Carl Rogers tập trung vào tiềm năng phát triển của những cá nhân. Họ tin rằng mọi người cố gắng để có thể hiện thực hóa bản thân. Cả lý thuyết của Rogers và Maslow đều có công rất lớn vào sự hiểu biết của chúng ta về bản thân mình. Họ nhấn mạnh đến ý chí tự do và sự tự quyết định, với mỗi cá nhân đều mong muốn trở thành người tốt nhất mà họ có thể trở thành.


Nguồn: https://nhapmontamly.com/tam-ly-nguoi/nhan-cach-ca-nhan/



BẢN THẢO
Bài viết liên quan