Để Bạn Không Rơi Vào Tâm Lý Nạn Nhân

Tâm lý nạn nhân là gì? Đó là khi một người muốn đỗ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh vì những chuyện tồi tệ đang diễn ra xung quanh họ.

Tâm lý nạn nhân là gì? Đó là khi một người muốn đỗ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh vì những chuyện tồi tệ đang diễn ra xung quanh họ. Họ nghĩ rằng tương lai chỉ toàn những điều xui xẻo hoặc họ không bao giờ gặp may mắn. Họ tin là tất cả mọi thứ đang xảy ra đều nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. 


Ai trong chúng ta đều có thể rơi vào luồng suy nghĩ “chúng ta là nạn nhân” khi mọi chuyện không thuận theo ý muốn. Sau hàng loạt những biến cố cuộc đời, và những vết thương thời thơ ấu, bạn bắt đầu tin rằng bản thân phải hứng chịu khổ đau, hoặc vận xui hoặc bị trói buộc bởi niềm tin hạn hẹp của mình. Chẳng hạn như, từ khi John còn bé, anh ấy luôn cho rằng xui xẻo di truyền trong gia đình. Cha của anh luôn gặp khó khăn trong công việc giám sát khiến ông chưa bao giờ được thăng chức và không có điều gì là công bằng trong mắt ông. 


Khi John lớn lên, anh cũng bắt đầu học lỏi theo tính cách này của cha. Đối với anh, điểm kém trong trường đồng nghĩa với việc anh không đủ thông minh hoặc do lỗi của giáo viên dạy không kĩ. Khi đối mặt với vấn đề tiền bạc, thay vì nhận lỗi do mình tiêu quá độ, John tỏ ra uất ức cho rằng mình xui và không được ba mẹ dạy về tiền. John luôn là nạn nhân và luôn tự nhận mình là nạn nhân. Anh ấy nhất quyết không thay đổi nhận thức, dẫn đến nảy sinh thêm nhiều vấn đề với các mối quan hệ, với đồng nghiệp và thế giới xung quanh. 


Nạn Nhân Sẽ Chỉ Mãi Là Nạn Nhân Thôi: 


Tâm lý nạn nhân ảnh hưởng đến mọi người xung quanh chúng ta, bao gồm mối quan hệ giữa ta với ta. Nó không mang lại hiệu quả gì cũng như đem lại sự tích cực. Lối suy nghĩ này không chỉ xảy ra đột ngột và nhanh chóng mà nó đã xuất hiện từ trước đó vì một mục đích nào đó. Nó liên quan đến việc mà bạn tin mình là người như nào, cũng như bảo vệ bạn khỏi những kỳ vọng cao vào người khác hoặc che đậy bạn khỏi những tổn thương (bạn không thể bị tổn thương nếu bạn đang mong chờ bị tổn thương). Mọi người thường có xu hướng muốn giúp đỡ bạn nhiều hơn khi bạn trông “bất lực” ở một mức độ nào đó.

Người có lối suy nghĩ nạn nhân thường cảm thấy mất kiểm soát nhiều hơn. Suy nghĩ đó giúp bạn từ chối nhận trọng trách thuộc về mình. Cách lẩn trốn trách nhiệm ắt sẽ ngăn bạn sống một cuộc đời đáng sống, hay đơn giản là một cuộc sống tốt nhất. Bạn sẽ luôn là nạn nhân; Bạn sẽ không đủ can đảm để bắt lấy cơ hội hay thay đổi tình thế, và tiếp tục sống trong những khuôn mẫu độc hại thay vì xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, viên mãn hơn. 

Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi như thế nào nếu như bạn ngừng xem bản thân như một nạn nhân? Hãy để hôm nay là ngày bạn ngừng tranh đấu với nghịch cảnh và tìm cách hồi phục và đạt thắng lợi.” – Steve Maraboli

 5 cách để thay đổi tâm lý nạn nhân: 

1. Hãy kiểm chứng lại

Bạn có bao giờ đổ thừa cho hoàn cảnh hay trường hợp nào chưa? Kể cả trong những trường hợp bạn biết lỗi thuộc về mình? Ngay cả khi bạn chỉ chiếm một phần nhỏ trong trải nghiệm đó, điều bạn có thể làm để được tự do và bước tiếp chính là ghi chép lại khi bản thân là một phần của trải nghiệm. Nó có thể khó thực hiện nhưng lại là bước quan trọng trong việc thay đổi quan điểm của bạn về cuộc sống. 

2. Tập chịu trách nhiệm cho hành vi của mình

Đa số những lý do để chúng ta trở thành “nạn nhân” là do bị người khác tác động. Chúng ta không chịu trách nhiệm về mình với hy vọng có thể nhận sự thương hại từ người khác, cho dù chuyện ấy không có gì tích cực cả. Thay vào đó, chúng ta cố gắng khiến cho người khác cảm thấy đau khổ cho và cùng với ta. Một khi bạn tạo một danh sách những điều bạn muốn kiểm soát trong cuộc sống, bạn sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề đó hơn. 


3. Đối diện với cảm xúc, chấp nhận chuyện đã xảy ra và bước tiếp 

Có phải bạn đang cảm thấy cảm xúc tiêu cực đối với con người hay trải nghiệm nào đã khiến bạn trở nên như vậy? Hãy tập đối diện với cảm xúc thay vì lẩn tránh nó. Đúng, bạn đang cảm thấy tổn thương. Nhưng bạn cũng phải hiểu rằng chuyện gì trong quá khứ không thể thay đổi được nữa. Điều quan trọng là bạn học được cách tha thứ và bước tiếp. Nếu cần thiết, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhà tư vấn trị liệu hoặc huấn luyện viên. 

4. Tạo một câu chuyện mới 

Chỉ chăm chăm vào câu chuyện cũ sẽ không giúp ích gì cho bạn. Hãy tập kể một câu chuyện mới về việc bạn đã chủ động giải quyết vấn đề như thế nào và cách bạn tự chịu trách nhiệm cho bản thân ra làm sao sẽ giúp bạn vượt qua lối suy nghĩ “nạn nhân” đó. 

5. Thể hiện lòng biết ơn

Thay vì tập trung vào thứ bạn không có và hoàn cảnh đã khiến bạn ra nông nỗi này, hãy nhìn vào những thứ mình đang có thử xem. Dành thời gian chiêm nghiệm những điều học được từ những trải nghiệm. Bạn có thể tự hỏi tình huống nào trong quá khứ đã đem lại cho bạn những kết quả tốt đẹp và bạn của ngày hôm nay.

Hãy trở thành phiên bản tốt nhất của bạn


Hãy tập học cách nhận trách nhiệm về mình

Mặc dù những suy nghĩ tiêu cực này rất khó để loại bỏ hoàn toàn, bạn luôn có thể bắt đầu từ những bước nhỏ nhất. Người khác có thể “đánh hơi” được mỗi khi bạn rơi vào “Tâm lý nạn nhân”. Cố gắng lấy lại sự kiểm soát và sức mạnh là điều bạn nên làm. Bạn sẽ thường gặp những trường hợp và con người tương tự như vậy trong cuộc sống nếu bạn không thay đổi chính mình trước. Yên tâm một điều bạn đang đi đúng hướng rồi đó, bằng cách đọc bài báo này và chấp nhận thay đổi để trở nên tốt hơn. 


Nguồn: https://www.healthyplace.com/blogs/buildingselfesteem/2012/11/5-ways-to-escape-your-victim-mentality

Dịch: eMKay

Biên tập: Tuấn Ngọc

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan