ĐỂ CÂN BẰNG CÔNG VIỆC VÀ GIA ĐÌNH, HÃY THAY ĐỔI CÁC CHÍNH SÁCH CÁ NHÂN

Nếu bạn đau đầu khi chưa biết làm cách nào để cân bằng giữa công việc với gia đình, bài viết này có thể cho bạn vài gợi ý.


Nhu cầu cân bằng giữa sự cạnh tranh công việc và đảm bảo việc gia đình không còn là điều quá xa lạ, song với tình trạng nhiều trường học và trung tâm mầm non buộc đóng cửa vì dịch bệnh COVID-19 và nhiều nhân viên lần đầu tiên phải gánh thêm nhiều thách thức làm việc từ xa khiến cho sự cân bằng này trở nên bấp bênh hơn. Nghiên cứu cho thấy, trong khi các chính sách chính thức tại nơi làm việc có thể giúp nhân viên quản lý công việc và gia đình thành công, các sự hỗ trợ xã hội thông thường là điều cần thiết nếu các nhân viên tận dụng được các chương trình này mà không phải đối mặt với các hậu quả trong công việc.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng con đường cân bằng công việc - gia đình là con đường hai chiều. Sự hỗ trợ không chính thức hay sự thiếu hỗ trợ từ người giám sát có thể thay đổi sự cân bằng này sẽ diễn ra tại nhà như thế nào. Tương tự như vậy, sự hỗ trợ của vợ/chồng và các thành viên khác trong gia đình cũng có thể tác động đến cả một ngày làm việc.


Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, điều quan trọng hơn cả là sự hỗ trợ này chỉ hữu ích khi cần thiết - và nhu cầu của các cá nhân trong các tình huống có thể thay đổi tùy theo sự khác biệt về văn hóa, điều kiện kinh tế và sở thích cá nhân. Ở nơi làm việc, những nhân viên thách biệt rạch ròi giữa công việc và gia đình có thể sẽ cảm thấy sự hỗ trợ về mặt gia đình đến từ người quản lý phiền phức hơn là cảm thấy có ích, giống như khi ở nhà, dù vợ/chồng của bạn nấu nướng không giỏi nhưng cũng không muốn ai giúp chuẩn bị bữa ăn sau một ngyaf dài làm việc.


Cách thức sử dụng và các lựa chọn như là phụ thuộc sự chăm sóc của người khác hay là tự linh hoạt thời gian sẵn có được chứng minh là có tác dụng làm cho các nhu cầu công việc giảm mức độ xung đột với chuyện gia đình. Ví dụ, nếu một nhân viên bị yêu cầu phải tăng ca thì điều đó có thể ảnh hưởng đến thời gian dành cho gia đình của họ nhưng không đến mức nặng nề giống trách nhiệm gia đình. Điều đó cho thấy rằng, việc cung cấp cho người lao động các chính sách linh hoạt không nhất thiết phải làm giảm bớt gánh nặng trách nhiệm gia đình. Càng linh hoạt thì nhu cầu việc gia đình lại càng tăng cao.

Các nhà nghiên cứu viết rằng việc sắp xếp công việc sao cho linh hoạt hơn như làm việc từ xa cũng đòi hỏi người lao động phải tự điều chỉnh nhiều hơn, nhất là những khi cảm thấy bị sao nhãng. Những nhân viên tận dụng quá mức những lựa chọn linh hoạt đó có thể sẽ gặp phải hậu quả trong công việc do họ đang ưu tiên sai cách khi đưa cuộc sống cá nhân cao hơn năng suất làm việc.

Cũng có thể nói rằng mối tương quan giữa các chính sách công việc và sự cân bằng công việc - gia đình sẽ chênh lệch vì những người sử dụng những chính sách đó nhiều nhất chính là những người có hoàn cảnh gia đình gặp nhiều căng thẳng, điều này có thể khiến các chính sách kém hiệu quả hơn về mặt tổng thể.


“Điểm yếu trong mối liên hệ giữa sự hỗ trợ chính thức và quản lý công việc - gia đình có thể là do các hỗ trợ này ở xa ảnh hưởng đến sự quản lý công việc - gia đình thông qua một chuỗi các quy trình hỗ trợ.”


--------------------------

Dịch bởi: bluewhale52

Biên tập: SweetIvy

Ảnh: Pixabay

Tham khảo:

French, K. A., Dumani, S., Allen, T. D., Shockley, K. M. (2018)

French, K. A., & Shockley, K. M. (2020)

For Work-Family Balance, Give Policy a Personal Touch

Available at:

<https://www.psychologicalscience.org/observer/for-work-family-balance-give-policy-a-personal-touch> [Accessed at 10th September]

-------------------------



BẢN THẢO
Bài viết liên quan